Những câu hỏi liên quan
Yến Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 11 2016 lúc 22:57

miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.

 

 

Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

 

Bình luận (0)
Đức Minhnn
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Sơn
7 tháng 1 2018 lúc 21:09

ahi đây ko biết làm

Bình luận (0)
Dream_manhutツ
14 tháng 1 2021 lúc 22:50

Nguyên nhân do địa hình Bắc Mĩ có dạng lòng máng rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khối không khí lạnh từ cực Bắc xâm nhập xuống sâu phía Nam và khối không khí nóng từ xích đạo di chuyển lên phía Bắc khi khối không khí lạnh gặp khối không khí nóng sẽ gây ra hiện tượng nhiễu động thời tiết thất thường ở vùng đồng bằng Bắc Mĩ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 8 2018 lúc 14:50

Hướng dẫn: Mục II, SGK/37 – 38 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: C

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
24 tháng 11 2023 lúc 23:21

- Nhận xét: Đồng bằng Bắc Bộ là một trong những khu vực tập trung đông dân cư đông đúc nhất cả nước.Tuy nhiên,dân cư phân bố không đồng đều giữa các tỉnh:

+ Các tỉnh có mật độ dân số dưới 1000 người/km2 là: Vĩnh Phúc, Ninh Bình.

+ Các tỉnh có mật độ dân số từ 1000 đến 1500 người/km2 là: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình; Nam Định, Hà Nam.

+ Tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội có mật độ dân số trên 1500 người/ km2.

- Giải thích: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh sống, giao thông và sản xuất nên vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta.

Bình luận (0)
Hồng Nhung_8B
Xem chi tiết
Dũng 7/3 Trần
29 tháng 4 2023 lúc 19:58

sorry I can 't answer your question

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 5 2019 lúc 11:26

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

Bình luận (0)
Trương Yến Nhi
Xem chi tiết
Ngọc ✿
7 tháng 3 2021 lúc 21:30

Nguyên nhân: Do địa hình Bắc Mĩ có dạng lòng máng rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khối không khí lạnh từ cực Bắc xâm nhập xuống sâu phía Nam và khối không khí nóng từ xích đạo di chuyển lên phía Bắc khi khối không khí lạnh gặp khối không khí nóng sẽ gây ra hiện tượng nhiễu động thời tiết thất thường ở vùng đồng bằng ...

Bình luận (0)
Trần Thảo
7 tháng 3 2021 lúc 21:34

Cực), nằm phía trên tầng đối lưu và ở giữa tầng bình lưu. trước đây khối khí lạnh ở hai cực hoạt động tương đối ổn định tuy nhiên kể từ khi trái đất bắt đầu nóng lên, những khối khí này hoạt động tích cực hơn. Do đó, cực Bắc xuất hiện những khối khí lạnh nhỏ lan xuống phía nam, gây ra hiện tượng rét sâu cục bộ. nguyên nhân do địa hình Bắc Mĩ có dạng lòng máng rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khối không khí lạnh từ cực Bắc xâm nhập xuống sâu phía Nam và khối không khí nóng từ xích đạo di chuyển lên phía Bắc khi khối không khí lạnh gặp khối không khí nóng sẽ gây ra hiện tượng nhiễu động thời tiết thất thường ở vùng đồng bằng Bắc Mĩ.

Bình luận (0)
nguyễn phương anh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 7 2018 lúc 11:47

- Các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì : Niu I-ooc, Phi-la đen-phi-a, Oa-sinh-tơn, Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Ôt-ta-ao, Môn-trê-an.

- Các ngành công nghiệp chính ở đây: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt, đóng tàu, khai thác và chế biến gỗ.

- Các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng ĐÔng Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút, vì : hạ tầng cơ sở lạc hậu, ngành luyện thép và khai thác than bị đình đốn, không khí và nước bị ô nhiễm…; bị cạnh tranh bởi các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới ở Châu Á…

Bình luận (0)