1. Vì sao, dãy núi Himalaya được coi như 1 bức trường thành của Châu á ? 2. Đặc điểm tài nguyên rừng của nước trong châu á .Cần có những giải pháp nào ? 3. Tình hình chính trị của các nước , khu vực Tây Nam Á ? Các bn giúp mk nhé
vì sao nói himalaya là bức trường thành của khí hậu Nam Á
Dãy Hi-ma-lay-a rất đồ sộ, kéo dài và cao bậc nhất thế giới được xem như một ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á. Đó là bức tường thành ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào làm mưa trút hết ở sườn nam với lượng mưa trung bình 2.000 – 3.000 mm/năm. Trong khi phía bên kia (sườn Bắc Hi-ma-lay-a) trên cao nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới 100 mm/năm
1.Trình độ phát triển kinh tế của phần lớn các quốc gia châu Á như thế nào?
2. Xu hướng phát triển kinh tế của nhiều nước châu Á là gì?
3. Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào?
4. Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lý như thế nào?
5. Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?
tham khảo
1.
Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác.
2
Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất.
Theo GDP danh nghĩa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tám trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thứ 12 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa.
3.
Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:
+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
4
Vị trí địa lí- Nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi. - Vịnh biển: biển Ả-rập, biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, vịnh Péc-xích. => Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. Nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi.
5.
Sự phân bố các dạng địa hình Tây Nam Á:
- Phía đông bắc: Địa hình chủ yếu là dãy núi cao trên 2000m và 500 -2000m.
- Phía tây nam:
+ Sơn nguyên A-rap có độ cao 500-2000m.
+ Các hoang mạc lớn (Xi-ri, Nê-phút, Rup-en Kha-li).
+ Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam.
- Ở giữa là đồng bằng châu thổ rộng lớn (dưới 500m
GIÚP MÌNH VỚI.
1. Vị trí địa lí: + Nằm ở nửa cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến gần Xích đạo
+ Là bộ phận của lục địa Á-Âu
Anhr hưởng : Có nhiều kiểu khí hậu, nhiều đới khí hậu.
2. Đặc đm địa hinh châu Á: Bị chia cắt mạnh mẽ;
_ Nhiều dãy núi, cao nguyên đồ sộ, chạy theo 2 hướng chính Bắc - Nam và Đông -Tây, tập trug ở trung tâm lục địa.
_Nhiều đồng bằng rộng lớn.
Anhr hưởng:
_Ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa => Khí hậu ẩm ở gần biển, khô hạn ở sâu trog lục địa.
_Nhiệt độ thay đổi theo độ cao.
3. Đặc điểm của khí hậu châu Á:
_ Phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau
_Phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Nguyên nhân:
_Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ
_Do lãnh thổ rộng lớn, núi cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào đất liền.
4. Đặc điểm của SN châu Á:
_Phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.
_Phân bố ko đều
_Chế độ nước phức tạp.
Do sự thay đổi của các đới cảnh quan thiên nhiên và do sự phân bố dân cư ko đều.
5. Do châu thổ trải dài từ vùng Xích đạo đến vòng cực Bắc
2.Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.
Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...
* Hướng của hệ thống núi
Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.
Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...
*Sự phân bố địa hình
Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.
Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
3.* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
*** Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa
Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.
Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Kavkaz, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara của Nga.
Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. Một số quốc gia châu Á có lãnh thổ vượt ra ngoài châu Á.
GIÚP MÌNH VỚI.
Trả lời giúp mình nhaa :3 mình cảm ơn trước
1, Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á và giải thích về các đặc điểm đó
2, Nêu đặc điểm dân cư châu Á. Vì sao châu Á trở thành nơi đông dân nhất thế giới
3, Tại sao nói Tây Nam Á là "điểm nóng" của thế giới. Những khó khăn của Tây Nam Á trong quá trình phát triển kinh tế
4, Trình bày địa hình Nam Á. Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa của Nam Á
Mai mình kiểm tra rồi nên mong mọi người giúp đỡ t trong ngày hôm nay nhe :))
Câu 1: Trả lời:
* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
* Giá trị sông ngòi: Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy lợi, thủy điện, thủy sản...
Câu 2: Trả lời:
- Vị trí địa lí thuận lợi
- Diện tích châu lục rộng lớn
- Có nền văn mình lúa nước phát triển
- Gia đình sinh con nhiều, chính sách kết hoạch hóa gia đình chưa thực sự phát triển.
- Công nghiệp hiện đại cũng tương đối phát triển.
Câu 3: Trả lời:
Tây Nam Á bao gồm 20 quốc gia, có diện tích khoảng 7 triệu km2.
Có vị trí chiến lược quan trọng: Tiếp giáp với vịnh Pecxich, biển Arập, biển Đỏ, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Caxpi, án ngữ kênh đào Xuyê, tiếp giáp với khu vực Trung Á, Nam Á, Châu Phi, là ngã ba giữa ba châu lục Á- Phi- Âu, ở vị trí này Tây Nam Á dễ giai giao lưu buôn bán với các nước.
Là khu vực giàu có về dầu mỏ, chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới (5000 tỷ thùng), có nhiều nước có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới như: Ảrập xêut, Côeot…
Địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nguyên, có nhiều hoang mạc và sa mạc.
Khí hậu khắc nghiệt, có đường chí tuyến đi qua gần như giữa khu vực, làm cho khu vực chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô, nóng.
Dân số trong vùng không đông, 313,3 triệu người (2005) nhưng có nhiều dầu mỏ nên GDP/người của một số nước khá cao. Đây là khu vực có nền văn minh lâu đời, còn lưu lại nhiều kiến trúc cổ, có giá trị nhiều mặt: Thánh địa Mecca, vườn treo Babilon, các nhà thờ Hồi giáo, các thành phố cổ kính…dân số chủ yếu theo đạo Hồi.
Giải thích vì sao dãy núi Himalaya là hàng rào chắn khí hậu của khu vực Trung Á và Nam Á?
Địa 8 chọn Văn 8
đúng mk tk cho
Dãy hi-ma-lay-a được mệnh danh là hàng ráo khí hậu khu vực Nam Á vì là dãy rất đồ sộ, kéo dài và cao bậc nhất thế giới, là ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á. Đó là bức tường ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào làm mưa trút hết ở sườn nam( trung bình 2000-3000mm/năm), trong khi đó sườn phía bắc của dãy Himalaya rất khô hạn, lượng mưa thấp hình thành nhiều hoang mạc( lượng mưa trung bình dưới 100mm/năm).
mik là người đầu tieen trả lời
Dãy hi-ma-lay-a được mệnh danh là hàng ráo khí hậu khu vực Nam Á vì là dãy rất đồ sộ, kéo dài và cao bậc nhất thế giới, là ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á. Đó là bức tường ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào làm mưa trút hết ở sườn nam( trung bình 2000-3000mm/năm), trong khi đó sườn phía bắc của dãy Himalaya rất khô hạn, lượng mưa thấp hình thành nhiều hoang mạc( lượng mưa trung bình dưới 100mm/năm).
bnj chép của tôi
1) trình bày và giai thích sự đa dạng của khí hậu Châu Á ?
2) Chứng minh rằng Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng thuận lợi cho phát triển kinh tế
3) Nêu đặc điểm phát triển kinh tế các nước Châu Á
1.* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
*** Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa
Câu 3:
Trả lời:
Ccá nước đã biết chọn sản xuất công nghệp chủ yếu, chú trọng cải tạo máy móc một cách tiên tiến.
1.Cho biết vị trí địa lý ,diện tích , đặc điểm lãnh thổ của châu Á ? Đặc điểm cở bản về địa hình của châu Á ?
2.Em hãy nêu đặc điểm khí hậu của châu Á ? Vì sao có những đặc điểm đó ? Cho bt đặc điểm gió mùa của khu vực Đông Nam Á (hướng gió , tính chất ) ?
3.Nêu khái quát đặc điểm về cảnh quan của châu Á ? Nguyên nhân ? Nêu khái quát đặc điểm phân bố sông ngòi ở châu Á ? Nguyên nhân ?
4.Trình bày đặc điểm về dân cư của châu Á ? Dân cư châu Á phan bố ko đều nơi thì 1ng/km2 nơi thì 100ng/km2 . Hãy kể tên địa điểm và gải thích tại sao có sự phân bố như vậy ?
1.
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo)
2.
* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
*** Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa
1)a, vị trí của châu á ?
b, vị trí địa lí ,tọa độ địa lí ?
2) a, kể tên các khu vực có khí hậu gió mùa châu á ?
b, nêu đặc điểm khí hậu gio mùa , khí hậu lục địa của châu á ? vì sao 2 kiểu khí hậu đó có sự khác nhau như vậy ?
3) kể tên 2 trung tâm khí áp ở châu á về mùa đông , mùa hạ ?
4)trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình châu á ? kể tên sơn nguyên cao nhất của châu á ?
5) nêu đặc điểm sông ngòi châu á ? kể tên các hệ thống sông lớn ở khu vực gió mùa ?
6) đặc điểm dân cư (phải kể số dân , sự phân bố dân cư, tỉ lệ gia tăng tự nhiên , thành phần chủng tộc )?
xin các bạn làm giúp mình nhanh nhé mình đang cần gấp ..