Những câu hỏi liên quan
hwang eunbi
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 12 2017 lúc 18:38
: Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.

Địa chủ phong kiến:
Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:

+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

+ Trung địa chủ

+ Tiểu địa chủ

- Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng

- Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp nông dân
- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông

- Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng.

- Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.

Giai cấp công nhân
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.

* Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
- Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
- Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
- Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh.
- Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
- Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
- Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tư sản
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp.
- Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
- Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tiểu tư sản
- Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.

- Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.
Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 12 2017 lúc 18:40

Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.

Địa chủ phong kiến:

Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:

+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

+ Trung địa chủ

+ Tiểu địa chủ

– Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng

– Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
14 tháng 10 2017 lúc 7:24

Đáp án: C

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
25 tháng 2 2017 lúc 15:31

Đáp án C

Bình luận (0)
Ngô Huyền My
Xem chi tiết
Nguyễn Hoa Quỳnh
15 tháng 3 2016 lúc 11:06

Thái độ, vị trí của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt nam đầu thế kỉ XX với cuộc vận động giải phóng dân tộc.

- Giai cấp địa chủ phong kiến: đại địa chủ dựa vào thực dân Pháp, giàu lên nhanh chóng, có quyền lợi gắn chặt với đế quốc, là chỗ dựa của đế quốc và  dựa vào đế quốc để ra sức bóc lột nhân dân, địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

- Giai cấp nông dân: cuộc sống cơ cực bởi nhiều thuê khóa, địa tô, lao dịch, bị tước đoạt ruộng đất. Là lực lượng cách mạng to lớn nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.

- Giai cấp công  nhân: họ là nông dân bị mất ruộng đất, buộc phải đi làm thuê, bán sức lao động trong các đồn điền. Số lượng công nhân không ngừng tăng nhanh. Do bị thực dân, phong kiến bóc lột tàn bạo nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại giới chủ để cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống. Công nhân là lực lượng nòng cốt lãnh đạo cách mạng.

- Giai cấp tư sản: họ là những người làm đại lí, thầu khoán, chủ xưởng, chủ hiệu buôn, sĩ phu tiến bộ, lập hiệu kinh doanh, trở thành giai cấp tư sản. Tư sản hoạt động công thương, kêu gọi mở cửa hiệu buôn hoặc lập các xưởng nhưng bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép, số lượng nhỏ bé, thế lực yếu ớt.

- Giai cấp tiểu tư sản: họ là tiểu thương, tiểu chủ, viên chức cấp thấp, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên... số lượng ngày càng đông, có tinh thần dân tộc nên hào hứng tham gia cuộc vận động cứu nước.

Bình luận (0)
lehuudai
13 tháng 4 2018 lúc 20:59
https://i.imgur.com/J5uYBrr.jpg
Bình luận (0)
Gvh Gvh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 8 2017 lúc 12:34

Đáp án là D

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 3 2019 lúc 10:08

Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Họ mở nhiều xí nghiệp dệt ở các thành phố lớn hoặc làm đại lí cho các hãng buôn của Anh.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 9 2017 lúc 3:01

Đáp án: B

Giải thích: Mục…3….Trang…10…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

Bình luận (0)
Minh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Vinh
8 tháng 5 2016 lúc 8:49

bucqua

Bình luận (0)