Ôn tập lịch sử lớp 11

Ngô Huyền My

Nêu thái độ, vị trí của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX với cuộc vận động giải phóng dân tộc. 

Nguyễn Hoa Quỳnh
15 tháng 3 2016 lúc 11:06

Thái độ, vị trí của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt nam đầu thế kỉ XX với cuộc vận động giải phóng dân tộc.

- Giai cấp địa chủ phong kiến: đại địa chủ dựa vào thực dân Pháp, giàu lên nhanh chóng, có quyền lợi gắn chặt với đế quốc, là chỗ dựa của đế quốc và  dựa vào đế quốc để ra sức bóc lột nhân dân, địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

- Giai cấp nông dân: cuộc sống cơ cực bởi nhiều thuê khóa, địa tô, lao dịch, bị tước đoạt ruộng đất. Là lực lượng cách mạng to lớn nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.

- Giai cấp công  nhân: họ là nông dân bị mất ruộng đất, buộc phải đi làm thuê, bán sức lao động trong các đồn điền. Số lượng công nhân không ngừng tăng nhanh. Do bị thực dân, phong kiến bóc lột tàn bạo nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại giới chủ để cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống. Công nhân là lực lượng nòng cốt lãnh đạo cách mạng.

- Giai cấp tư sản: họ là những người làm đại lí, thầu khoán, chủ xưởng, chủ hiệu buôn, sĩ phu tiến bộ, lập hiệu kinh doanh, trở thành giai cấp tư sản. Tư sản hoạt động công thương, kêu gọi mở cửa hiệu buôn hoặc lập các xưởng nhưng bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép, số lượng nhỏ bé, thế lực yếu ớt.

- Giai cấp tiểu tư sản: họ là tiểu thương, tiểu chủ, viên chức cấp thấp, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên... số lượng ngày càng đông, có tinh thần dân tộc nên hào hứng tham gia cuộc vận động cứu nước.

Bình luận (0)
lehuudai
13 tháng 4 2018 lúc 20:59
https://i.imgur.com/J5uYBrr.jpg
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
White Hole
Xem chi tiết
Trần Mai Phương
Xem chi tiết
Trần Thị Dung
Xem chi tiết
Trần Thị Dung
Xem chi tiết
Hoàng Văn Long
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
Xem chi tiết
Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Bin
Xem chi tiết