Ôn tập lịch sử lớp 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Văn Long

Tại sao nói trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX ở nước ta là sự kế tục phong trào Cần vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta?

 

Ntt Hồng
7 tháng 3 2016 lúc 16:07

Trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX ở nước ta là sự kế tục phong trào Cần vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta, vì :

-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến.

-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.

-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”.

-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.

-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng.

Đinh Tuấn Việt
7 tháng 3 2016 lúc 18:16

-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến
-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.
-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”
-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.
-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Văn Bách
Xem chi tiết
Trần Thị Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
Xem chi tiết
Dinh Dinh
Xem chi tiết
Hoàng Văn Bách
Xem chi tiết
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Trần Thị Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết