tóm tắt truyện ngắn cố hương
Tóm tắt truyện ngắn làng
Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.
@_@
Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc- Nam Cao?
Em tham khảo:
Truyện là lời kể của ông Giáo về mảnh đời bất hạnh của người hàng xóm gần nhà tên là lão Hạc. Lão Hạc đã già cả rồi, hằng ngày đi làm thuê để kiếm sống. Nhà lão chẳng có ai, vợ lão mất từ lâu còn con trai bỏ đi miền Nam để làm đồn điền cao su. Sau một trận bão táp, hoa màu của lão mất trắng. Đã thế, lão còn bị ốm nặng nên lão quyết định bán Cậu Vàng - con chó của lão- đi. Sau khi bán chó, ông Lão qua lời kể của ông Giáo vô cùng đau đớn, ân hận vì đã giết nó, đã lừa nó. Bán chó đi, ông lão chẳng dám ăn gì, chỉ ăn khoai lang, rau má. Lão sang nhà ông Giáo gửi toàn bộ số tiền để dành cùng mảnh vườn cho con trai vì ông lão tin tưởng người hàng xóm của mình sẽ thực hiện điều đó. Được vài hôm sau khi đã gửi lại tài sản cho người đáng tin cậy, lão Hạc tự vẫn bằng bả chó. Cái chết của lão không ai hiểu được, ngoài những người hàng xóm thấu hiểu hoàn cảnh đau thương của ông.
Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn " số phận con người " của Sôlôkhốp?
-Người kể chuyện ( tác giả ) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây và cậu bé Va- ni- a trên vùng sông Đông. An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời của mình.
- Năm 1922, cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót, sau đó anh đã có được một tổ ấm gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh lên đường ra mặt trận chiến đấu được một năm thì bị giặc bắt làm tù binh.
- Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù trở với Hồng quân và tiếp tục chiến đấu. Thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị quân Đức giết hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận được tin con trai mình đã hy sinh.
- Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-nia với hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận.
Truyện Số phận con người ra đời năm 1956 là một trong những sáng tác xuất sắc của M. Sôlôkhốp những năm sau chiến tranh. Truyện khai thác đề tài số phận con người sau chiến tranh qua cuộc đời nhân vật Xôcôlôp. Truyện gồm hai phần : mở đầu, kết thúc và ba chương. Xôcôlôp là một cậu bé mồ côi, chăm chỉ. Lớn lên lấy vợ và có một gia đình hạnh phúc với hai con gái và một cậu con trai – một học sinh giỏi toán.
Chiến tranh bùng nổ anh tham gia Hồng quân rồi bị phát xít bắt giam. Vợ và hai con gái đã bị bom phát xít chôn vùi cùng với ngôi nhà. Thoát khỏi nhà tù phát xít, anh đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tin cậu con trai đang là đại uý pháo binh, một sĩ quan dũng cảm. Sắp tới ngày chiến thắng hai cha con hẹn gặp nhau. Anh hồi hộp và chờ đợi giờ phút ấy. Và anh đã được gọi đến để nhìn mặt con lần cuối. Con trai anh đã hy sinh vào đúng ngày chiến thắng. Anh vô cùng đau đớn khi phải "chôn trên đất người niềm vui sướng, niềm hy vọng cuối cùng" của mình.
Trở về cuộc sống thường nhật với một nỗi đau và sự mất mát quá lớn Xôcôlôp lang thang kiếm sống khắp nơi. Anh kiếm được chân lái xe cho đội vận tải lương thực. Và anh đã gặp cậu bé Vania bị lạc mất bố mẹ trong chiến tranh. Thương cậu bé cùng cảnh, anh nhận cậu bé làm con nuôi, còn cậu bé lại tưởng anh là cha đẻ của nó. Hai người đã dựa vào nhau mà sống. Từ đó anh thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn cho dù sự có mặt của Vania chưa đủ để làm vơi nỗi đau trong anh. Rồi một điều không may xảy ra, một con bò đâm vào xe Xôcôlôp làm anh bị tước mất bằng lái. Hai cha con tạm biệt vợ chồng người bạn rồi dắt nhau đi tìm một vùng đất mới. Đoạn trích thuộc phần cuối tác phẩm, bắt đầu từ khi Xôcôlôp trở về từ đám tang con trai với nỗi đau vô tận, rồi anh gặp và nhận Vania làm con cho đến kết thúc tác phẩm.
Tác phẩm là câu chuyện cảm động về số phận con người trong và sau chiến tranh. Nhà văn đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình đối với số phận con người, qua đó ngợi ca tính cách Nga nhân hậu, kiên cường và bất khuất.
Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Đáp án và thang điểm
Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.
Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài?
- Mị- một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do hạnh phúc bị A Sử "cướp" về làm vợ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
- Lúc đầu Mị định tự tử nhưng lòng hiếu thảo với cha không cho phép. Mị sống mà như chết. Lâu dần trở nên tê liệt, chỉ lùi lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa" .
- Trong một đêm mùa xuân, nghe thấy tiếng sáo, Mị bồi hồi nhớ laị ngày trước… Mị muốn đi chơi tết, nhưng bị A Sử trói đứng Mị vào cột nhà.
- A Sử đi chơi tết, cậy thế con nhà quan bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí.
- Vì không may bị hổ vồ mất một con bò, A Phủ bị trói đứng vào cọc phơi sương, nhịn đói suốt mấy ngày đêm
- Mị cắt dây trói cứu A Phủ, hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
- Mị và A Phủ được giác ngộ cách mạng và trở thành du kích.
Tóm tắt ngắn gọn truyện Thuốc - Lỗ Tấn?
Lỗ tấn viết Thuốc vào tháng Tư năm 1919, thời kỳ Trung Quốc đang ở chế độ phong kiến, nửa thuộc địa, nhân dân Trung Quốc thì vô cùng tăm tối và lạc hậu, "họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ" (Lỗ Tấn). Có hai câu chuyện được lồng trong một cốt truyện: Chuyện về việc lấy thuốc của vợ chồng lão Hoa Thuyên và chuyện về người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.
Lão Hoa là chủ một quán trà nhỏ, có đứa con trai bị bệnh lao rất nặng, người ta đã mách lão một thứ thuốc rất kỳ quái là bánh bao tẩm máu người.
Truyện được bắt đầu bằng không khí ảm đạm của buổi sáng lão Hoa đi mua thuốc cho con. Lão đi trong sự hồi hộp, lo âu và hy vọng. Người đi xem rất đông, chen mãi lão mới mua được thuốc dù đã đặt trước, về nhà hai vợ chồng lão cho con ăn thuốc mà lòng tràn đầy hy vọng vào sự hiệu nghiệm của liều thuốc kỳ quái. Đám đông đi xem chém người về, vào quán trà nhà lão Hoa và bàn luận về người vừa bị chém. Tham gia cuộc bàn luận có đầy đủ các thành phần từ "người tóc hoa râm" đến "anh chàng hai mươi tuổi". Qua câu chuyên của họ thì biết người bị chém là Hạ Du, một người dám đi làm cách mạng, bị bắt rồi còn rủ đề lao làm "giặc". Những người bàn luận rất ngạc nhiên về hành động của Hạ Du và cho là anh bị điên.
Vào buổi sáng mùa xuân tại nghĩa địa hai bà mẹ ra thăm mộ con, bà Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du. Thuốc bánh bao tẩm máu người không cứu được thằng Thuyên. Mộ nó nằm cách mộ Hạ Du một con đường – ranh giới tự nhiên giữa đám mộ những người chết chém chết tù và những người chết nghèo. Bà Hoa bước qua con đường để an ủi mẹ Hạ Du. Họ ngạc nhiên khi thấy trên nấm mộ Hạ Du có một vòng hoa màu trắng. Câu chuyện kết thúc bằng câu hỏi của người mẹ “Thế này là thế nào?". Qua tác phẩm nhà văn muốn đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa vô cùng lớn đối với dân tộc Trung Hoa lúc đó, đó là vấn đề cách mạng giải phóng cả dân tộc khỏi sự u mê, tám tối.
- Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.
- Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh
- Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du .
- Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng .
Vợ chồng lão Hoa – chủ quán trà, có con trai (thằng Thuyên) bị bệnh lao. Nhờ người mách, trời vừa mờ sáng, lão Hoa đã tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu tử tù vừa bị chết chém mang về làm thuốc chữa bệnh lao cho con trai. Trong lúc thằng cu Thuyên đang ăn thuốc thì quán trà cũng dần đông khách. Trong số khách sáng hôm ấy có Cả Khang, người đã bán cho lão Hoa chiếc bánh bao tẩm máu. Đám khách uống trà bàn tán về Hạ Du – người tử tù vừa bị chết chém. Hạ Du là chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, mọi người đều cho Hạ Du là “điên”, là kẻ “làm giặc”. Năm sau, vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng mẹ con. Phương thuốc kì quái là chiếc bánh bao tẩm máu ngươi đã tỏ ra vô hiệu trước căn bệnh nan y, thằng cu Thuyên vẫn bị chết vì bệnh lao. Mộ của nó gần mộ Hạ Du, chỉ cách nhau một con đường mòn nhỏ hẹp. Bà Hoa Thuyên đã bước qua con đường mòn để đến bên bà mẹ Hạ Du, và hai bà mẹ mất con đồng cảm với nhau. Cả hai người đều kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du “có một vòng hoa, trăng trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum… Hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tròn, không lấy gì làm đẹp, nhưng cũng chỉnh tề”. Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm: “Thế nào là thế nào nhỉ?”. Kết thúc truyện là hình ảnh con quạ “xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”.
Tóm tắt truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu tại một phố huyện nghèo bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao: cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.
Tóm tắt truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa
Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, một cô kĩ sư với anh thanh niên hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ở một mình trên đỉnh núi cao của vùng đất Sa Pa. Hai người gặp chàng thanh niên này trong ba mươi phút tạm dừng chân khi đang đi trên chuyến hành trình của mình qua vùng đất Sa Pa. Chỉ ba mươi phút ngắn ngủi mà ba con người như hiểu thấu nhau, nhận ra được vẻ đẹp của nhau, cảm thấy yêu mến nhau thêm nhiều phần. Câu chuyện là lời ngợi ca vẻ đẹp bình dị của con người và ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng.
Tóm tắt truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Huấn Cao là nhân vật chính trong “Chữ người tử tù”, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Trong thời gian giam giữ trong ngục tù, ông cương trực và bất khuất. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao như dọn dẹp chỗ ở, dọn đồ ăn ngon nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường.Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù, cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử khi cả tù nhân và kẻ trọng tội không còn có sự phân biệt, họ hướng đến tình yêu nghệ thuật. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.