bieu cam ve hoa sen
Bieu cam ve hoa phuong
Bieu cam ve cay banglm jup minh voi dung chep van mau va lm bieu cam nhieu jup minh voi mai minh kt roi
1/ Mở bài:
- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)
- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…
2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)
- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.
- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…
- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…
- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:
- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…
- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng
- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.
- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…
3/ Kết bài:
- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..
bài 1:
MB : “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu” Câu hát của nhà thơ Xuân Diệu đã làm tui nhớ đến sự đẹp đẽ, mạnh mẽ của hoa phượng.Tôi yêu loài hoa biểu tượng cho tâm hồn của mỗi người học trò chúng tôi.
TB:Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài
hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút.
Vào khoảng giữa tháng năm,tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá
phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất.
Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè
trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng.
Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây
từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ
thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi
gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá
vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm?
KT:Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng- hoa học trò thân thương
BÀI: 2
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò.
Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông.
Hè đang đến, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng.
bài 3:
Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ ngó đến cây, đến hàng, đến những tàn lớn xòe ra, trên dậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Mầu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người.
Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa....
Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa học trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thăm để quan hòai cùng với phượng thắm tươi?
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm : mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!
Bình minh cùa hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đạm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lói, maù phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi !
Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi, nghĩ hè sắp đến đây!
Mùa thi cử sắp đến !
Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng cho các em còn ở nhiều năm.
Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chạy nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay từ lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hoa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.
Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép, có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp, nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượngt nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá để che cái sầu uất.
Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gấp gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cũng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng.
Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cố học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường , đến ngã ba đường phải chọn hướng đi , đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt.
Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính nghĩ mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu; nhìn ra cửa sổ, thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy ; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thở than cùng bông phượng.
Họ đi giữa đường, dẫm xác bông phượng; họ ngồi thơ thẩn, bông phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ảnh, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.
Phượng cứ nở. Phượng cứ tơi. Bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chửa thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt....Nhớ một bãi biển sóng chấp chóa...
Nhớ một trưa hè gà gáy khan...Nhớ một thành xưa son uể oải.......Thôi học trò đã về Huế, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
Cứ như thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bọn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi......Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi.
Thế là ba tháng qua. Hoa phượng gần xong cái bổn phận của mình. Từng trận, từng cơn, hay từng đóa, từng cánh, phượng đã trải hết mùa hè, thu sang như trút cả gánh hoa, học sinh về đây! Hoa phượng chỉ, còn lưa thưa, lẻ tẻ; ôi các anh em, chúng tôi đã nở đẹp lắm, các anh không đến sớm mà xem, chúng tôi nhớ các anh mà rụng hết rồi, bây giờ còn mấy bông hoa là để dành chờ các anh, chứ đáng lẽ đã rụng tiệt cả.
Anh em học trò nhìn lên cành phượng: lúc đi phượng nở, lúc về, phượng rơi lại, cánh sẫm mục nát. Trên cành, cái vui bông phượng tuy cuối mùa mà đằm thắm biết bao! Hết cái gắt gỏng bề bộn mùa hè, bây giờ hoa phượng lưa thưa, cuộc tình duyên đã dời sang thu, có lẽ vì vậy mà hoa phượng ấm lên gấp bội.
Vài hôm nữa, hoa phượng sẽ nghỉ, sẽ yên lặng để cho anh em học, anh em cố học đi, tìm hái bông lài, bông lý, kiếm ngửi hoa ngâu, hoa hồng; anh em học cho hay, hoa phượng sẽ gặp các anh lúc cuối năm, trong lời chia ly, rẽ rời, và lại nói cùng các anh cái tâm sự thiết tha của mùa hè .
neu cam nhi cua em ve hoa sen
Bạn tham khảo nha :
Có lẽ đối với bất kì người Việt Nam nào cũng đều biết đến bài ca dao quen thuộc này :
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Không biết từ bao giờ hoa sen đã trở thành một hình ảnh, một biểu tượng đặc trưng của làng quê, con người Việt Nam. Trong lòng mỗi người con đất Việt, hoa sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Hoa sen đẹp giản dị, cao sang lại mang nét dân dã như tâm hồn của con người Việt Nam. Hoa không chỉ đẹp mà hương lại rất thơm, mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng làm say đắm lòng người. Hoa sen cũng tượng trưng cho tâm hồn con người Việt Nam trong sạch, bình dị rất riêng của người Việt "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Hình ảnh bông sen với cánh hoa hồng đào đang ôm ấp những nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát, nổi bật trên nền lá xanh mướt. Loài hoa ấy còn tượng trưng cho một vùng đất:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
ở nơi đâu, hoa sen vẫn luôn giữ cho mình vẻ đẹp trong sạch không để hoàn cảnh sống lấn át bản chất vốn có của mình, sen vươn lên mạnh mẽ trong bùn lầy nhưng tinh khiết. Bởi thế trong Phật giáo hoa sen cũng chiếm một vị trí quan trọng. Đến với bất cứ ngôi chùa nào, ta cũng sẽ thấy tượng Phật ngồi thiền thanh tịnh trên một bông hoa sen khổng lồ. Chùa Một Cột chính là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu được lấy cảm hứng từ những bông hoa sen. Chùa có hình dáng như một bông hoa sen, mọc lên từ hồ nước vuông vắn, chỉ với “một cột” – một cọng sen. Truyền thuyết kể rằng, từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông, ngôi chùa đã được xây dựng và hình thành, tồn tại cho đến ngày nay.
Trong cuộc sống hàng ngày, hoa sen cũng rất gần gũi, thân thuộc với người dân Việt Nam hoa sen được dùng với nhiều mục đích khác nhau: hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen dùng để gói bánh, gói cốm… Trên các chuyến bay của Hãng hàng không Việt Nam, hình ảnh bông sen vàng sáu cánh như một biểu tượng của đất nước con người Việt Nam.
Hoa sen mang nét gần gũi với cuộc sống của người Việt Nam, đồng thời hoa sen trở thành biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
hoa sen tượng trưng cho nhân dân việt nam
hình ảnh bông sen giản dị thuần khiết tạo sự mộc mạc dân dã của dân tộc việt
hình ảnh bông sen nói lên vẻ đẹp của người dân nước ta trong sạch bình dị
Neu gia tri bieu cam ve phep nhan hoa
Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
Viet doan van(5-7 ) cau bieu cam ve hoa su tren san truong
ai nhanh mk tick
bieu cam ve gia dinh
bieu cam ve mua xuan
bieu cam ve thay day mon toan
nho cho ln danbai giup mk nha ai lm xong nhanh mk tick cho cham cug dc nhung rang co gang lm nhanh giup mk nha mk dag gap trong 2 ngay day nhe
chịu. bó toàn thân ko dịch được phải viết có dấu nhé bạn ơi
"Dù là vua chúa hay dân cày kể nào tìm thấy được sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất". Goethe thật đúng khi nói về gia đình, vì vậy ai đang có thứ mà mọi người muốn có thì hãy trân trọng nó vì nơi đó chứa đựng đầy tình yêu thương. Như mọi người thường nói, gia đình như một bến đỗ an toàn cho những thủy thủ nào tìm đc một bễn đỗ an bình cho riêng mình.
Tình cảm gia đình như những tia sáng diệu kì của cuộc đời. Tia sáng ấy sẽ sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Và tôi thật hạnh phúc khi có gia đình trọn vẹn đầy ấp những tiếng cười và tình yêu thương. Gia đình tôi gồm có bốn người đó là ba, mẹ, em trai và tôi. Mỗi người cho tôi một thứ tình cảm riêng biệt. Đối với tôi ba là người nghiêm khắc và trầm tính nên trong nhà tôi sợ ba nhất nhưng không phải vì vậy mà tôi không biết đc sự quan tâm, lo lắng của ba đối với tôi. Ba như một ngọn núi hùng vĩ che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi vấp ngã và giúp tôi đứng lên sau lần vấp ngã ấy. Còn em, mẹ cho tôi một thứ tình cảm không sao tả hết. Mẹ lo lắng cho tôi đến cho tôi đến từng miếng ăn, giấc ngủ. Và tôi lớn lên trong vòng tay ấm ấp của mẹ, những câu hát, lời ru ngọt ngào đưa tôi giấc ngủ, dường như trong cuộc sống của tôi không hề thế hình bóng của mẹ, tôi yêu thương và tôn trọng mẹ không kém gì ba. Nhưng ng` mà tôi giành nhiều tình cảm nhất chắc đó chính là em tôi. Em tôi luôn quan tâm đến tôi nhưng sự quan tâm của nó khiến tôi khó chiu. Nó chẳng bao giờ nghe lời tôi nên tôi với nó như nước với lửa nhưng chị em tôi lại rất yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Như J.H.Pame nói :"Dù nơi đó có tồi tàn đi chẳng nữa nhưng không có nơi nào có thể so sánh bằng gia đình" Gia đình! Gia đình! Tiếng gọi nghe dễ nhưng lại thiêng liêng biết bao. Tôi càng hiểu thêm về gia đình qua mảnh đời bất hạnh của cô gái tên Hoa. Hoa mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nên đc đưa vào cô nhi viện. Mọi thứ thật vất vả và khó khăn đối với cô. Hoa mong muốn có một gia đình như bao người bạn cùng trang lứa có cả ba và mẹ. Cô bé luôn xa lánh những thề xung quanh. Cho đến một hôm, có một người đàn bà đến cô nhi viện đã nói với Hoa rằng : "Con luôn mong ước có một gia đình hạnh phúc , vậy sao con không tìm những tình cảm đó ở đây, ngay tại ngôi nhà thấy hai của con, sẽ có một điều kì diệu sẽ giúp con nhận ra" Hoa đã thử hòa nhập với mọi người. Cô bé đã tìm thấy đc tình cảm mà cô từng mong ước, cô đã nghĩ rằng mình phải giống những ng` bạn cùng trang lứa mới tìm đc hạnh phúc nhưng cô đã nhầm ngay tại nơi đấy đã có một phép màu khiến cô nhận ra, tại cô nhi viện này mọi ng` rất quan tâm đến cô và đây chính là ngôi nhà thứ hai cũng Hoa. Và Eripides đã từng bộc bạch :" Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm đc chỗ nương thân chống lại những tai ương của số phận". Đúng thế gia đình là một thứ thiêng liêng không có thể so sánh đc, biết hết giá trị và sự của gia đình.
Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm được gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.
oa mai vàng đã nở báo hiệu cho mùa xuân cho mùa xuân đã về.
“Xuân xuân ơi xuân đã về
Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến...
Bất chợt được nghe bài hát của ca sĩ Thanh Thảo thì trong em tràn về bao nhiêu niềm vui và rộn ràng khi mùa xuân đến.
Ngày xuân đem lại cho em nhiều điều thích thú gợi nhớ. Mùa xuân thường bắt đầu từ những đóa pháo hoa đêm giao thừa, đó là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Ai cũng ngước nhìn những tràn pháo hoa sáng lung linh đủ sắc màu tung ra như những ngôi sao bé nhỏ nhảy nhót tung tăng vui đùa. Mọi người cầu khẩn chúc nhau.
Độ 6,7 giờ sáng mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng yếu ớt đầu tiên xuống vạn vật. Bầu trời dường như cao hơn. Những cánh én chao liệng trên bầu trời cùng với điệu nhạc du dương.
Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả đều khoác lên chiếc áo màu xanh mơn mởn. Dường như chúng được nàng Đông ủ ấm sau một thời gian dài để trồi ra những chiếc lá li ti mạnh mẽ, nhà nào cũng có những cành mai, chậu cúc để tô thêm cho một mùa xuân tràn trề hạnh phúc.
Mùa xuân là mùa mà các bạn trẻ thiếu nhi thích nhất, được nhận những bao lì xì, được mặc những bộ quần áo đẹp, được ba mẹ chở về quê chơi,... Ôi! Thật tuyệt!
Đã gần trưa mà bầu không khí vẫn trong lành mát mẻ. Đâu đây em ngửi thấy mùi bánh chưng bánh giầy thơm ngon tuyệt vời. Gia đình hội tụ. Tiếng cười, tiếng nói chuyện râm ran, đong vui, em chúc Tết ông bà, cha mẹ an khang thịnh vượng.
Mùa xuân năm nay đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên. Em sẽ nhớ mãi. Em ước gì mình là cánh chim có thể bay tung tăng trên bầu trời ngày xuân để cất tiếng hát “Tết, tết, tết, tết đến rồi...”. Em cũng mong rằng những tháng ngày buồn phiền của năm cũ sẽ vơi hết đi và bắt đầu cho một năm mới yên lành và hạnh phúc.
Tôi còn nhớ rất rõ buổi học đầu tiên của năm học lớp 7 này. Thức dậy từ sáng sớm, háo hức tới trường nhưng lòng vẫn luôn lo sợ vì hôm ấy tôi phải học môn Toán – môn học mà tôi không hề thích suốt 5 năm cấp 1 và cả bây giờ. Đây là môn học mà tôi kém nhất trong tất cả các môn! Tiếng trống báo hiệu tiết học đầu tiên vang lên, tôi uể oải ngồi vào chỗ của mình, chờ đợi cô giáo dạy Toán mới. Cô giáo bước vào với nụ cười tươi nở trên môi. Đó chính là cô Y Linh – một cô giáo dạy giỏi của trường Nguyễn Tất Thành.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô giáo mới không nhiều, vóc người nhỏ bé, mái tóc dài, nụ cười hiền. Hình như, khi người ta học không giỏi môn nào đó, người ta sẽ cảm thấy sợ, ghét môn học ấy và đương nhiên cũng chẳng mặn mà gì với giáo viên dạy nó. Tôi cũng không phải là ngoại lệ. Tôi chẳng có mảy may cảm tình nào với cô Y Linh khi những bài kiểm tra đầu tiên luôn bị điểm kém, khi nghĩ về ánh mắt yêu thương xen lẫn buồn rầu của mẹ, khi những con số và hình vẽ luôn nhảy múa, lộn xộn và trở nên rắc rối trước mắt tôi…. Nhưng thời gian đã làm cho mọi việc thay đổi. Chúng tôi dần nhận thấy sự ân cần, tận tụy và đặc biệt là niềm say mê, nhiệt huyết trong mỗi giờ dạy của cô giáo Y Linh. Cô kiên nhẫn chỉ bảo cho chúng tôi từng lỗi nhỏ vì sai một li sẽ đi một dặm; cô giảng bài mới cho chúng tôi mà như muốn đưa cả vào đó tình yêu môn Toán. Những bài toán hay, lí thú, những kiến thức mở rộng, nâng cao mà cô đưa ra làm tôi thấy hấp dẫn và thực sự bị lôi cuốn. Phải chăng, đằng sau vóc người nhỏ bé, giản dị ấy là một ngọn đuốc rực sáng đang thắp lửa cho chúng tôi mỗi ngày tới lớp? Trong giờ học, cô Linh luôn nghiêm khắc đúng mực nhưng cũng không thiếu tính hài hước. Những câu chuyện vui về toán học, những liên hệ dí dỏm, nhẹ nhàng làm cho chúng tôi cười vui vẻ và cũng nhớ bài thật lâu. Ánh mắt dịu dàng động viên, nụ cười rạng rỡ khích lệ của cô giờ đây là động lực cho các bạn lớp tôi tích cực học tập.
Nghiêm khắc nhưng thương yêu học trò và như muốn truyền hết cho trò tình yêu với bộ môn- cô Y Linh là vậy. Lớp tôi yêu cô vì cảm nhận ở cô những tình cảm đó. Trong một bài văn biểu cảm về thầy cô giáo, có bạn lớp tôi đã viết về cô rằng : ‘‘Mỗi tiết Toán, khi các bạn đang cặm cụi làm bài, bất chợt nhìn lên bảng, tôi thấy cô Y Linh lúc nào cũng cắm cúi viết, có thể là chấm bài kiểm tra hay viết giáo án, cũng có thể là tìm cách giải bài toán khó hiểu nào đó cho chúng tôi. Và tôi thấy lòng nhiệt huyết luôn tràn đầy trong con người bé nhỏ ấy...’’ Lúc này, mỗi giờ Toán qua đi với tôi thật nhanh, tôi thích những bài hình học, tôi háo hức muốn khám phá và tìm ra những cách giải hay hơn cho từng bài đại số, tôi trân trọng tất cả những tiết Toán do cô dạy. Tôi thấy tự tin và thực sự hạnh phúc khi nhận được những bài kiểm tra điểm 9,10 từ cô. Cũng từ cô mà tôi nhận ra rằng, Toán cũng như những môn học mà tôi yêu thích, đều cần sự tỉ mỉ, cần mẫn và quan trọng là tình yêu, niềm say mê với nó. Và giờ đây, tôi tìm thấy niềm đam mê trong Toán. Tôi thật may mắn khi được là học sinh của cô, được ngồi nghe cô giảng bài và… được đón nhận niềm vui thực sự của mỗi ngày tới trường.
Vẫn còn những lúc mất trật tự, những lúc mải chơi, những lúc làm cô buồn nhưng tôi cũng như toàn thể các bạn học sinh lớp 7A5 yêu cô nhiều lắm. Đã từng có những yêu cầu khắt khe, đã từng có những nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc nhưng đối với tôi, cô là một trong những giáo viên dành nhiều tình yêu cho lớp tôi nhất. Thật hạnh phúc khi chúng tôi có một người thắp lửa như cô! “Cô ơi! Chúng con yêu cô nhiều lắm! Chúng con mong cô sẽ mãi là cô giáo dạy Toán thân yêu của chúng con và sẽ dìu dắt chúng con vững bước vào đời...’’
viet bai ban bieu cam,cam nghi ve nguoi than
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngả bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường xóc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-40 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc.
Không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo. Có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.
Đó là cô An một cô giáo còn rất trẻ, cô dậy môn văn. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nuốt nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.
Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối lì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đưa trẻ no nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Khánh ơi đợi cô với”. quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi con phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.
BẠn tham khảo nhé! Chúc bn hc tôt!
Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời tự sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.
Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đnag tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình.
Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.
Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế.
Em vẫn thường bắt gặp hình ảnh người mẹ dịu hiền, đảm đang, tần tảo trong những câu thơ, áng văn của nhiều nghệ sĩ; nhưng hình ảnh người cha thật hiếm hoi. Có lẽ tình cảm giành cho mẹ rất dễ bày tỏ nhưng đối với cha thì rất khó khăn. Tuy nhiên không phải thế mà vai trò người cha trở nên giảm đi. Ngược lại vai trò và trách nhiệm ngày càng to lớn và được khẳng định mãnh liệt hơn.
Cha em là một người rất hiền lành, mọi việc trong nhà cha đều lo toan, những việc nhà cha cũng hay đỡ đần giúp mẹ. Có rất nhiều lúc mẹ cười bảo với mấy chị em rằng “Cha mấy đứa ai cũng khen giỏi giang, không ngại giúp việc nhà cho vợ”. Em rất tự hào vì có người cha tuyệt vời như vậy.
Em còn nhớ có một lần mẹ ốm, phải đi viện. Những ngày này cha vừa làm tròn vai trò người cha, vừa gánh thêm vai trò làm mẹ. Sáng sáng cha dậy nấu cơm cho con ăn, rồi đưa con đi học, rồi quét dọn, chăm sóc đàn heo vừa mới sinh. Cha lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt cha trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống.
Cha là con út trong gia đình của ông nội, các cô và bác đều đi xa. Cha gánh vác chuyện gia đình mình và gia đình lớn của ông nội. Cha vẫn đều đặn chăm sóc ông bà, thường xuyên dẫn ông bà đi khám sức khỏe định kì. Có nhiều lúc em thấy cha loay hoay bên bếp lò, nấu bát canh chua cho ông bà nội. Bởi đây là món mà ông bà rất thích ăn. Cha đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo, đáng trân trọng mà cha dành cho ông bà.
Cha là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có nhiều lúc đi làm về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt cha nhưng cha vẫn nở nụ cười tươi, vẫn luôn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ cha kêu ca, than vãn mệt mỏi hay cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em học được ở cha, một đức tính là một người đàn ông cần có được.
Cha luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với gia đình em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em mong sao cha luôn khỏe mạnh, vui vẻ để cả nhà em luôn được hạnh phúc sum vầy như thế này.
chi ra bieu y va bieu cam cua bai pho gia ve kinh
Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược đời Trần, Thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được nhiều chiến công to lớn. Sau chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285, trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Bài thư nguyên văn bằng chữ Hán, theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt, toàn bài bốn câu, mỗi câu năm tiếng tuyệt hay. Tuy tác phẩm thuộc loại biểu ý là chính, nhưng đằng sau những ý tưởng lớn lao vẫn dạt dào biết bao cảm xúc sâu lắng. Đây là khúc khải hoàn dầu tiên của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Trước thời đại nhà Trần, dân tộc ta từng đã nhiều lần đánh tan bọn giặc ngoại xâm. Nhưng sau những chiến công ấy, chúng ta chưa được đọc, được nghe một tác phẩm văn chương nào viết về chiến thắng, hoan ca khúc khải hoàn. Do đó, bài thơ Phò giá về kinh của vị thượng tướng - thi sĩ không những có tính lịch sử mà còn có giá trị văn chương. Chúng ta hãy đọc nguyên tác bài thơ phiên âm chữ Hán:
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
Và đọc bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Bố cục tác phẩm gồm hai phần khá mạch lạc. Hào khí chiến thắng được thể hiện ở hai câu đầu:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Tìm hiểu lịch sử, biết rằng trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên đời Trần, quân dân ta đã giành nhiều chiến thắng trong nhiều chiến dịch, nổi tiếng nhất là chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Nhưng Trần Quang Khải chỉ nói tới hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. Tại sao? Phải chăng đây là hai chiến dịch tiêu biểu, có tính quyết định dể giành thắng lợi cuối cùng? Phải chăng nhờ hai chiến thắng này, xa giá nhà vua và cả triều đình sau thời gian sơ tán, tạm lánh về nông thôn, được trở về kinh đô, vui lắm, phấn khởi lắm, đáng làm thơ, đáng ca hát lắm? Trong thực tế, chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước (tháng 4 năm 1285), chiến thắng Chương Dương sau (tháng 6 năm 1285). Tại sao tác giả nêu Chương Dương trước, sau đó là Hàm Tử? Đây cũng là câu hỏi thú vị. Tìm hiểu lịch sử, ta biết rằng, ở chiến thắng trước - Hàm Tử - người chỉ huy là tướng Trần Nhật Duật, còn Trần Quang Khải chỉ tham gia hỗ trợ. Còn tại Chương Dương, Thượng tướng Trần Quang Khải thống lĩnh ba quân, trực tiếp chỉ huy và giành thắng lợi giòn giã, để rồi ngay sau đó đón nhà vua về kinh. Niềm vui chiến thắng, đi liền niềm vui được "phò giá" dồn dập nối tiếp nhau lay động trí tuệ và tâm hồn. Có lẽ vì thế trong phút ngẫu hứng, vị thượng tướng đã nhắc ngay tới Chương Dương, rồi mới hồi tưởng Hàm Tử. Trong cả hai chiến dịch Chương Dương và Hàm Tử, quân dân ta đã chiến đấu vô cùng dùng cảm, khí thế trận mạc vô cùng sôi động, thành tích chiến đấu vô cùng phong phú,... Song, tác giả chỉ đúc lại trong hai câu thơ ngắn gọn, mười âm tiết. Ở mỗi chiến thắng, cũng đúc lại bằng hai từ: "đoạt sáo" (cướp giáo), "cầm Hồ" (bắt quân Hồ). Cần chú ý câu thơ nguyên tác "đoạt sáo". "Đoạt" nghĩa gốc là "lấy hẳn được về cho mình qua đấu tranh với người khác". Như vậy, dùng từ "đoạt sáo", nhà thơ vừa ghi chiến công vừa ngợi ca hành động chính nghĩa và dũng cảm của quân dân ta. Bản dịch dùng từ "cướp giáo" làm giảm phần nào vẻ đẹp của chiến thắng. Ở Chương Dương, ta giành được gươm giáo, vũ khí quân giặc. Còn ở Hàm Tử, ta bắt được quân tướng của chúng. Mỗi chiến dịch một thành tích khác nhau, bổ sung cho nhau, thật hài hoà, toàn diện. Trong chiến trận, chắc có thương vong, quân giặc chắc bị ta tiêu diệt, giết chết, đuổi chạy khá nhiều. Nhưng lời thơ không nói tới cảnh máu chảy, đầu rơi, mà chỉ nhắc hai hành động "đoạt sáo", "cầm Hồ". Cách nói ấy nhẹ mà sâu, biểu hiện rõ mục đích chiến đấu của dân tộc ta không phải là chém giết mà là giành lại nền độc lập, bắt kẻ thù phải quy thuận, trả lại non sông, đất nước cho ta. Câu thơ dồn nén, biểu ý rắn khoẻ. Nhưng nhịp thơ, âm điệu vẫn toát ra niềm vui, niềm tự hào phơi phới. Đọc thơ, ta có cảm giác vị thượng tướng ấy đang ngẩng cao đầu, vừa đi giữa đoàn quân chiến thắng vừa sang sảng cất tiếng ngâm thơ. Tiếng ngâm lan truyền và được ba quân nối tiếp, trở thành khúc ca hào hùng vang động núi sông. Đúng là khúc khải hoàn ca.
Xuống hai câu dưới, âm điệu thơ như lắng lại. Nhà thơ suy nghĩ về tương lai đất nước:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Đây là lời tự nhủ của vị thượng tướng về ngày mai của đất nước, cũng là lời nhắn nhủ toàn thể quân dân ta bấy giờ. Tiếng nói, khát vọng, của một người đã trở thành ý nghĩ, quyết tâm của toàn dân tộc. Trần Quang Khải tự nhắc mình nêu cao trách nhiệm, cố gắng "tu trí lực", tức là rèn luyện, tu dưỡng tài năng, sức lực. Đồng thời ông động viên quân dân "gắng sức, đồng lòng" phát huy thành quả chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình bền vững dài lâu. Câu thơ kết "Vạn cổ thử giang san" vừa chỉ ra cái đích đi tới của đất nước vừa bày tỏ lòng mong muốn, niềm khát khao mãnh liệt về một tương lai tươi sáng muôn đời của dân tộc. Nghĩa của thơ biểu ý, nhưng nhạc của thơ biểu cảm. Lời răn dạy hài hoà với niềm tin, niềm hi vọng.
Ba năm sau khi bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư ra đời, vào tháng 4 năm 1288, trong buổi tế thần tại Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông), đức vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng đọc hai câu thơ:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Phải chăng hai câu thơ trên của nhà vua đã đồng vọng với bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Thượng tướng Trần Quang Khải? Và phải chăng đấy cũng chính là hào khí của cả dân tộc ta thời đại nhà Trần, mà sau này người đời gọi là Hào khí Đông A? Hào khí Đông A nghĩa là thế nào? Đông A là chiết tự tên họ Trần, gồm hai chữ: chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự. Hào khí Đông A là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là khí thế, quyết tâm lớn lao của quân dân đời Trần trong sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước thanh bình, bền vững. Hào khí Đông A không chỉ là tư tưởng, tâm hồn của con người mà còn là nội dung tư tưởng, là âm hưởng bao trùm trong rất nhiều tác phẩm thơ văn Việt Nam thời nhà Trần, thế kỉ XII, XIII.
Trở lại với bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, ta thấy bài thơ thật ngắn gọn, hàm súc, biểu ý sâu sắc, biểu cảm dạt dào. Trong bài thơ có nhiều từ Hán Việt, nhưng khá quen thuộc với chúng ta ngày nay, như: "Chương Dương độ, Hàm Tử quan, thái bình, trí lực, vạn cổ, giang sơn". Do đó, đọc thơ, chịu khó tìm tòi, suy ngẫm, chúng ta hiểu được và rung cảm được với ý thơ, hồn thơ của tác giả - người sống cách chúng ta gần một ngàn năm. Nếu ta gọi bài thơ Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, thì cũng có thể coi Phò giá về kinh là khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. Bằng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
#Trang
cảm ơn bạn nhung mink chỉ muốn vạch y thoi
bieu cam ve tieg ga trua
cậu có thể tham khảo bài này nhé
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thơ mến mộ. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình. Vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay “Tơ tằm - Chồi biếc” (in chung - 1963), Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc về gia đình, quê hương và đất nước.
Tác phẩm được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nướcMà lòng phơi phới dậy tương lai”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
“Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
“Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổCục… cục tác cục taNghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ”
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt”. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin thật: “Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: “Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới”.
Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh chúc bâu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
“Tiếng gà trưaMang bao nhiêu hạnh phúcĐêm cháu về nằm mơGiấc ngủ hồng sắc trứng”
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
“Cháu chiến đấu hôm nayVì tình yêu tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lý: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Chúc cậu học tốt :))))))))))))))))))))))))