giải thik nghĩa của 2 từ:yêu và học hành
Cho câu tục ngữ sau
Ăn vóc học hay
Học 1 bt 10
a) Hãy giải thik nghĩa của 2 câu tục ngữ
b) Mỗi câu khuyên ta điều j
1a)-Nghĩa của câu:"Ăn vóc học hay"là:Ăn uống đầy đủ thì mới có sức khỏe,vóc dáng thì mới học được những điều hay,trí tuệ.
-nghĩa của câu:"Học một biết mười" là chỉ học một điều thôi mà biết suy nghĩ rộng ra nhiều điều khác
b)-Câu tục ngữ "Ăn vóc học hay"khuyên chúng ta phải ăn uống, chú tâm đến sức khỏe thì mới học tập thật tốt.
-Câu thành ngữ" Học một biết mười "khuyên chúng ta chỉ học một ít những kiến thức cơ bản thôi nhưng phải biết liên kết để làm những bài mở rộng,nâng cao tương tự.
~ Học tốt ~
Miyako Masumi
giải thik gùm mk về từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập cái(ko ấy định nghĩa nhé mk chỉ cần giải thik thui)
* Từ ghép chính phụ :
+ Tiếng chính : đứng trước, nghĩa rộng hơn từ ghép chính phụ.
+ Tiếng phụ : đứng sau, bổ sung nhĩa cho tiếng chính.
* Từ ghép đẳng lập : các tiếng đều bình đẳng về ngữ pháp(không phân tiếng chính tiếng phụ), nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghãi của các tiếng tạo ra nó .
( Mình giải thích bằng tâm rồi, hiểu hay không thì tùy vào não bạn )
Từ Ghép chính phụ :Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, .
Trả lời :
Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Từ ghép đẳng lập là từ ghép bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ
Chúc bạn học tốt !
Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn phu tử Nguyễn thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học với hành. Làm theo những ý cho sẵn sau đây MB: Nêu ý nghĩa của việc học hành TB: - Giải thích học là gì và hành là gì - Vì sao học phải đi đôi với hành - Mối quan hệ học hành như thế nào KB: Khẳng định lại về việc học hành
Tham khảo
V.I.Lênin đã từng nói: Học, học nữa, học mãi. Câu nói của ông đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Nhưng chỉ học thôi là chưa đủ, trong tác phẩm Bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tác giả đã đưa ra một nguyên lí của việc học. Đó là học phải đi đôi với hành. Câu nói mang tính khái quát và có ý nghĩa sâu sắc đối với các bạn trẻ ngày nay.
Vậy học là gì? Việc học là một quá trình tích lũy kiến thức của con người, con người có thể học cả đời, từ lúc chúng ta còn nhỏ cho đến khi ta già đi. Việc học là một việc cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được bố mẹ dạy cho cách cầm dao, cầm đũa, cầm thìa. Khi lớn hơn, ta được học các kiến thức trong sách vở của nhà trường. Rồi ta học cách cư xử, cách đối đãi với những người xung quanh. Thông qua đó, ta hiểu rằng, việc học ở đây là học tất cả những điều mà chúng ta chưa biết, chứ không chỉ đơn thuần là học kiến thức. Ta có thể học được những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước qua lời kể của họ, ta có thể xem trên tivi những điều lí thú mà ở trường lớp không hề dạy chúng ta. Tóm lại, việc học là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, giúp cho họ mở mang được tư duy, hiểu biết được nhiều hơn về thế giới và không bị tụt hậu so với xã hội.
Còn hành là gì? Hành là thực hành, là hành động. Việc học sẽ chẳng thể phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của nó nếu như ta không được thực hành những lí thuyết mà ta học. Việc thực hành giúp cho ta biết rõ hơn và hiểu sâu hơn về vấn đề mà ta quan tâm. Và việc thực hành này phải được thực hiện thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả cao.
Học phải đi đôi với hành, bởi lẽ nếu ta chỉ biết mỗi kiến thức thì ta cũng chỉ như một bể chứa thông tin mà không biết làm gì với nó, không biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức của ta khi ấy sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó. Không những vậy, ta còn có thể bị quên mất những gì ta đã học bởi lâu rồi ta không đụng đến nó. Còn nếu ta chỉ biết thực hành mà không hề có kiến thức thì những thứ ta làm cũng không được chắc chắn, vì ta chưa nắm được bản chất của vấn đề ấy. Một người bác sĩ khi được học những kiến thức về y khoa mà không trực tiếp cứu chữa bệnh nhân thì không thể nào trở thành một người y sĩ giỏi. Nếu cô giáo chỉ biết rằng mình dạy kiến thức đến cho học sinh mà không chữa bài tập cho họ thì người thầy giáo, cô giáo ấy cũng không thể làm tốt được công việc của mình. Do đó, việc học phải đi đôi với thực hành, hành động.
Trên thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc "học đi đôi với hành". Trong lịch sử, khi Trần Quốc Tuấn đọc bài Hịch tướng sĩ khích lệ lòng quân học theo Binh thư yếu lược của ông, đây chính là ví dụ của việc binh sĩ đã tu tâm đọc sách và dẫn đến hành động là đứng lên đánh bại kẻ thù xâm lược. Không chỉ ở trong lịch sử mà ở hiện tại cũng có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho điều này. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu, ông đã đoạt giải Nô ben về toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Nhờ vào những kiến thức mà ông được học, ông đã xuất sắc đạt được giải Nô ben và mang đến cho Việt Nam niềm vinh dự. Sau này, ông còn cống hiến nhiều cho đất nước trong công việc giảng dạy của mình. Chính việc đưa những kiến thức mình tích lũy, nghiên cứu được đến với thế giới đã khiến cho ông mang được niềm vinh dự về cho đất nước và cống hiến nhiều hơn cho đất nước nhờ việc học của ông.
Tóm lại, nguyên lí "cứ theo việc học mà làm" hay nói cách khác là học phải đi đôi với hành là một nguyên lí rất đúng đắn, có ý nghĩa thời đại. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai thì mỗi người cần phải kết hợp việc học với những hành động cụ thể để đạt được thành công trong cuộc sống. Không cần phải là điều lớn lao như giáo sư Ngô Bảo Châu, chỉ cần một điều nhỏ bé nhưng giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta là được. Chỉ cần kiên trì, nhất định ta sẽ thành công.
Giải thik nghĩa của từ ghép hán việt "minh nguyệt, cố hương" và cho bt chúng thuộc loại từ ghép nào
giải thik cho mik nghĩa của từ láy đơn nghĩa zới . Bài khó quá zúp mik nha
+ Từ đơn là từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành. + Từ ghép là do các tiếng ghép lại thành một nghĩa chung. + Từ láy là do các tiếng láy lại tạo thành.
Hãy giải thik ý nghĩa của câu tục ngữ :Thất bại là mẹ
Tham Khảo“Thất bại là mẹ thành công” mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.
Tham khảo!
Không có con đường nào đến với thành công mà không phải trải qua sự thất bại. Bởi vậy mà câu “Thất bại là mẹ thành công” chính là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi con người trong cuộc sống.
Thành công, đơn giản là khi bạn đạt được mọi mong muốn của bản thân. Mỗi người khác nhau có một định nghĩa khác nhau về thành công. Có người cho rằng có một công việc ổn định là thành công, có người cho rằng có một gia đình hạnh phúc là thành công nhưng cũng có người cho rằng có thể sống tự do tự tại là thành công. Con thất bại thì ngược lại, đó là khi chúng ta không thể đạt được mục tiêu, ước mơ của bản thân. Với từ “mẹ” - thành công và thất bại đã được đặt trong mối quan hệ gắn bó. Có thất bại thì mới có thành công. Nhờ có thất bại đã dạy cho con người kinh nghiệm quý giá, để tiến tới thành công.Con người muốn đạt được thành công cần có bản lĩnh kiên cường. Bởi những mục tiêu, ước mơ luôn đặt ra những thử thách. Con đường không bằng phẳng, mà luôn thử thách chúng ta bằng những “mũi gai nhọn”. Có lẽ tất cả những người đạt được thành công đều đã từng phải nhận sự thất bại. Nhưng mỗi người lại có một cách đối mặt khác nhau. Có người sợ hãi, lùi bước và không dám tiếp tục sẽ chỉ chìm đắm trong thất bại. Có người dám vượt qua, bước tiếp và rút kinh nghiệm sẽ nhanh chóng đến đích.
Những người đam mê điện ảnh chắc hẳn sẽ biết đến cái tên Steven Spielberg - một trong những nhà sản xuất phim lớn nhất mọi thời đại. Những bộ phim nổi tiếng của ông như: Jaws, Jurassic Park, Saving Private Ryan… Nhưng ông đã từng bị Trường điện ảnh mỹ thuật - Trường Đại học nam California từ chối đến tận hai lần. Nhưng điều đó không khiến ông từ bỏ ước mơ làm phim của mình Ông vẫn tiếp tục cố gắng với niềm đam mê của mình, và trở nên thành công để góp phần xây dựng chính ngôi trường đã từng từ chối mình. Không chỉ trên thế giới ở Việt Nam cũng có rất nhiều tấm gương tiêu biểu. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Suốt nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Người phải làm nhiều nghề để kiếm sống có những lúc nghèo khổ tưởng như không có gì để ăn. Nhưng không ngại khó khăn gian khổ, Người luôn giữ vững tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. Bác thông thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài, tham gia phong trào công nhân quốc tế và tìm ra con đường giải phóng cho nhân dân ta. Khi trở về nước, Bác là người thành lập nên Đảng Cộng Sản Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp và giành được độc lập cho dân tộc. Để có thể đạt được thành công lớn nhất là giành độc lập tự do cho nhân dân - khát vọng duy nhất, Hồ Chủ tịch đã phải trải qua một con đường không hề dễ dàng gì.
Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” là một lời khuyên vô cùng quý giá. Chúng ta hãy coi đó như phương châm để có thể cố gắng để chinh phục thành công.
Chúc bạn học tốt!! ^^
giải thik câu ns của lê nin: học học nữ học mãi
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể "trò chuyện" với nhau bằng cách chạm 2 cái mũ của họ vào nhau. hãy giải thik âm đã truyền tới tai 2 người đó ntn?
TL
Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia.
Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua hai cái mũ đến tai người kia và ngược lại.
Tham khảo:
Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia.
Viết đoạn văn giải thik ý nghĩa của câu tục ngữ sau: THẤT BẠI LÀ MẸ CỦA THÀNH CÔNG
TL:
Ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công", tôi nhận thấy đây là câu tục ngữ nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: Thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: Coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt cho các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Không cần phải lấy ví dụ đâu xa, thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn. Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai
Học tốt
Cuộc sống có muôn vàn khó khăn và gian nan vất vả mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vượt qua. Nhưng có lẽ, chúng ta vẫn luôn nhắc nhở bản thân không nên từ bỏ và nản chí, phải cố gắng tiếp tục như câu tục ngữ đã dạy từ thời ấu thơ: "Thất bại là mẹ của thành công". Thành công là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích đã đề ra. Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: Thất bại là nhân tố tạo ra thành công. Tất nhiên trong cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng là những điều tốt đẹp hoặc mọi việc đều như ý muốn. Nhưng nếu ta có thể áp dụng tư tưởng của câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" thì đợi ta ở phía trước chính là thành công.