hãy nêu quá trình Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần
Tại sao đức Long Quân không cho giặc Minh mượn gươm thần mà cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ?
A. Giặc Minh đã có nhiều vũ khí.
B. Nghĩa quân Lam Sơn thiếu vũ khí.
C. Rùa Vàng gặp được Lê Thận.
D. Cuộc chiến đấu giữa nghĩa quân Lam Sơn là cuộc chiến đấu chính nghĩa thuận ý trời hợp lòng dân.
" Vào thời ấy , giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác , thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho dân thiên hạ căm giận đến tận xương tủy.Bấy giờ , ở vùng Lam Sơn , nghĩa quân đã nổi dạy chống lại chúng , nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan rã . Thấy vậy , đức Long Quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc"
Câu 1: Xác định ngôi kể của đoạn trích
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn chính
Câu 3: Theo em , tại sao đức Long Quân lại quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần
Câu 4: Em hãy nhớ và ghi ra cách đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần . Thử nêu suy nghĩ về ý nghĩa của cách thức mượn gươm
Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
+ Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng
+ Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.
+ Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc
Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Đức Long Quân cho mượn gươm thần vì:
- Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến tận xương tủy.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc nhưng thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua.
- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân chiến thắng quân giặc, mang lại cuộc sống hòa bình, yên ấm cho nhân dân
Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ?
Đức Lạc Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì: Trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ta thua trận. Thấy vậy đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm để giết giặc
Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần, vì:
Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân, muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.Tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, hay Tây Sơn, ... hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.
Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
– Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
– Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
– Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
– Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
– Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
– Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
– Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
-> Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược.
Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.
nêu ý nghĩa việc long quân cho mượn gươm thần
Ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần ở Sự tích Hồ Gươm :
- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng -> Sức mình cứu nước có ở khắp nơi
- Các bộ phận thanh gươm khép lại vừa như in -> nguyện vọng của dân tộc là nhất trí trên dưới một lòng, quyết tâm đánh giặc.
- Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi là đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi, trọng trách gánh vác giang sơn.
=> Gươm thần làm cho nhuệ khí của nghiã quân tăng lên gấp bội, đánh thắng giặc.
Câu 4: Em hãy nhớ và ghi ra cách đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần . Thử nêu suy nghĩ về ý nghĩa của cách thức mượn gươm
Lê lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần và lê lợi mượn gươm có Ý nghĩa gì?
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Truyền thuyết Sự Tích Hồ Gươm . Đó là các yếu tố nào. Em hãy viết đoạn văn từ khoảng 6 đến 8 câu , lí giải vì sao Đức Long Vương lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần
Khả năng cứu nước có ở khắp nơi từ vùng sông nước đến non cao, từ miền xuôi đến miền ngược và những nguyện vọng thống nhất, đồng lòng không kể quân tướng.