Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 8 2017 lúc 14:43

Quê hương em ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây gắn bó với em suốt một thời thơ ấu. Em yêu những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, cây cối vườn tược xanh um. Yêu con đường làng trải dài xa tít tắp nối liền với đồng lúa rộng mênh mông thẳng cánh cò bay. Dòng sông uốn khúc lượn lờ như một dải lụa mềm mại ôm lấy những bãi mía, nương dâu xanh ngát. Nơi đây có những người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Quê hương giống như người mẹ hiền đã che chở và nuôi nấng từng thế hệ mà mỗi khi đi xa ai cũng mong muốn được trở về. Em hy vọng quê hương mình ngày càng giàu đẹp và phát triển hơn.

Bình luận (0)
Gia Hien Nguyen Cong
18 tháng 12 2021 lúc 9:46

hehebanhqua

Bình luận (0)
Đại An Nguyễn
Xem chi tiết
huyenthoaikk
22 tháng 3 2021 lúc 21:00

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Bảo Trân
Xem chi tiết
Kim Ngân Nguyễn Ngọc
19 tháng 4 2023 lúc 17:24

Trải qua hàng trăm năm dài cùng lịch sử, ngày nay chiếc áo dài đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt cũng như trở thành trang phục truyền thống của người Việt trong các dịp lễ Tết cổ truyền. Ngày nay nếu thoáng bất chợt nhìn thấy tà áo dài bay trên đường phố xa xôi nào đó không phải Việt Nam ta cũng có thể cảm nhận được một phần tâm hồn người Việt ở phương xa đó.

Tuy chưa có một văn bản nào chính thức công nhận áo dài là quốc phục nhưng trong tâm thức người Việt cũng như trong mắt bạn bè quốc tế chiếc áo dài đã trở thành một phần không thể thiếu của người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài được sử dụng trong nhiều sự kiện, từ những nghi lễ trang trọng trong gia đình, công sở, xã hội, ngoại giao… cho đến biểu diễn nghệ thuật, ứng dụng hằng ngày, nhất là vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền; trình diễn trong các kỳ festival, tuần lễ thời trang, thi hoa hậu, người đẹp trong và ngoài nước… Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch. Có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.

Qua nhiều nghiên cứu, chiếc áo dài được khẳng định chính là một niềm kiêu hãnh của người Việt Nam, bởi không phải dân tộc nào cũng có trang phục mang vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa duyên dáng, gợi cảm như vậy.

Vì lẽ đó, ngoài việc gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, áo dài còn là “cầu nối”, là “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch Việt. Khách du lịch khi đến Việt Nam, nhất là các nữ du khách thường chọn áo dài như món quà lưu niệm độc đáo, đặc sắc.

 
Bình luận (0)
Hoàng Minh duc
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Thành
3 tháng 9 2023 lúc 12:31

 Bạn tham khảo nhé: 

Em cảm thấy rất hồi hộp và phấn khích khi bước vào ngôi trường mới. Mọi thứ xung quanh đều lạ lẫm và thú vị. Những người bạn mới, cô giáo mới và cả không gian mới đều là những điều mới mẻ đối với em. Em như một chiếc láy nhỏ trong một cánh đồng rộng lớn, với nhiều cơ hội và thử thách đang chờ đón. Em cảm nhận được sự phấn khích và năng động trong không khí, giống như một hình ảnh so sánh với một đàn chim đang bay lượn trên bầu trời xanh. Em tin rằng ngôi trường mới sẽ mang đến cho em những trải nghiệm thú vị và cơ hội phát triển, giúp em trở thành một người học sinh tốt hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

 

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 9 2023 lúc 15:59

Đoạn văn:

Xuyên suốt dòng chảy của thời gian, con người ta ai cũng trải qua vô vàn những khoảng khắc, kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc sống. Với em điều đáng nhớ ấy là ngày đầu đi học ở ngôi trường mới khi bước vào lớp 6. Dưới bầu trời trong xanh, cổng trường to và đẹp rõ dòng chữ "Trường ...." còn sân trường là một khoảng rộng có bồn hoa, cây cối, nơi các bạn học sinh chơi đùa. Em vẫn luôn còn nhớ tâm trạng lạ lẫm, bồi hồi mà tò mò với thế giới kì diệu mới của tri thức khi đang đi cùng mẹ. Đến lớp học, em cảm nhận được sự ấm áp, quan tâm từ các bạn cùng lớp và cô giáo. Khép lại, ngôi trường mới như một khoảng trời kiến thức để mỗi bạn học sinh khám phá nhiều điều hay, học nhiều lẽ đẹp!

TueLam

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2019 lúc 7:19

 Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng. Khuôn mặt bà phúc hậu với những nếp da nhăn nheo đồi mồi. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà trắng như cước được búi lên gọn gàng ở đằng sau. Bà hiền dịu, nhân từ, luôn yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng lời ru ầu ơ ngọt ngào, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Bà như bà tiên trong những câu chuyện ấy vậy. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.

Bình luận (0)
Lại Bảo Linh
31 tháng 10 2021 lúc 10:28

tui đang viết nó cứ sao ý

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đoan Thi Lan Anh
Xem chi tiết
`•.,¸¸,.•´¯ D͟I͟A͟M͟O͟N͟...
7 tháng 5 2018 lúc 17:54

Kì thi học kì 2 cuối cùng cx đã qua 1 cách suôn s ẻ. Đối vs em, nó như 1 sự lo lắng, sự đợi chờ, hồi hộp. Nhưng cuối cùng cx đã có kết quả thi. Cô giáo em đã đọc kết quả điểm thi và xếp loại học kì I của cả lớp chúng em hôm qua. Điểm hai môn Văn, Toán của em đều xếp loại khá. Trong hai môn, cô giáo đặc biệt lưu ý em phải chú tâm học môn Văn vì đó là môn em còn yếu.Bài tập đọc và trả lời câu hỏi của em đạt điểm giỏi nhưng bài viết còn lan man, dài dòng nên nhìn chung là em phải cố gắng hơn. Em sẽ xác định cho mình một mức điểm để phấn đấu. Em sẽ chăm chỉ học tập để kết quả thi năm sau cx sẽ đạt học sinh giỏi. NHưng sau tất cả, khi  nhìn lại quá trình học tập của mình trong thời gian qua, em cảm thấy vui vì sự tiến bộ của mình.

Phép so sánh: Đối vs em nó như 1 sự lo lắng, sự đợi chờ, hồi hộp.

HOK TỐT!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
Đoan Thi Lan Anh
7 tháng 5 2018 lúc 18:00

thanks bạn nhìu

Bình luận (0)
Hoàng Thị Phương Linh
Xem chi tiết
Quang Nhân
11 tháng 3 2021 lúc 16:11

Em tham khảo nhé !

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách
 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoa
30 tháng 4 2021 lúc 20:42

Những câu thơ Lượm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em về hình ảnh chú bé Lượm. Lượm là 1 chú bé có thân hình nhỏ bé, loắt choắt nhưng vô cùng nhanh nhẹn, hoạt bát, đáng yêu. Dáng đi nhanh thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh với chiếc mũ ca lô đặt trưng các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch hẳn sang 1 bên thể hiện là chú bé tinh nghịch lại hồn nhiên yêu đời. Đeo trên vai chiếc xắc nhỏ xinh xinh, Lượm là 1 chàng chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Em sẽ cố gắng học tập và phấn đấu để thể hiện lòng biết ơn và cũng để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam càng ngày giàu đẹp hơn.

Bình luận (0)
Đồng Minh Phương
Xem chi tiết
王一博
29 tháng 2 2020 lúc 11:08

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Minh Anh
29 tháng 2 2020 lúc 16:43

Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên.

Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên.

Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ.

Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết