Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết
Phạm Xuân Hòa
25 tháng 6 2020 lúc 12:15

Bạn lên Google tra nè >< Nhiều lắm ấy ~

k nhó

Khách vãng lai đã xóa
Phan Trần Bảo  Châu
8 tháng 7 2020 lúc 15:18

nếu bn muốn xin vài đề hsg tiếng anh lp 6 thì lên google tra đi. o đó có nhiều đề và nhiều dạng bài tập bổ ích...

Khách vãng lai đã xóa
ko rảnh
Xem chi tiết
Lê Bảo Yến
Xem chi tiết
Lưu Bảo Anh
30 tháng 9 2021 lúc 14:46

Bạn lên google gõ:ảnh anime nữ ngầu là ra. có nhiều hình cho bạn chọn lắm . Mà chọn hình giống mình cũng đc nè .(-_-)

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Bùi
30 tháng 9 2021 lúc 14:47

undefined

ok nhá!

Khách vãng lai đã xóa
Mẫn Nhi
30 tháng 9 2021 lúc 16:05

undefinedundefinedVivi and Boa hancock

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Hoan Nguyen
12 tháng 5 2022 lúc 13:35

cố gắng làm đọc hiểu nhanh nhất và chính xác để cs thời gian viết văn nhé bn

Hỷ Anh
Xem chi tiết
TV Cuber
23 tháng 3 2022 lúc 18:34

ko có

Trần Thị Như Quỳnh 6/4
23 tháng 3 2022 lúc 18:35

Chăm học là được :>

︵✰Ah
23 tháng 3 2022 lúc 18:35

Môn này bị dễ aw👌

Khởi My
Xem chi tiết
Vũ Hương Hải Vi
12 tháng 1 2018 lúc 19:37

mk có nhưng lại để đâu rồi bởi vì cô giáo in cho cả quyển luôn

Khởi My
12 tháng 1 2018 lúc 19:51

nói cho mk vài câu với

Vũ Hương Hải Vi
14 tháng 1 2018 lúc 7:43

mk nghĩ là bạn nên vào phần thi thử trên ioe rồi nạp thẻ vào ( thẻ điện thoại ) tuỳ theo bạn nạp bao nhiêu tiền thì sẽ có bấy nhiêu lượt thi thử

Nguyễn Tiến Hưng
Xem chi tiết
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
30 tháng 4 2019 lúc 21:12

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

A/ PHẦN VĂN:

I. Truyện và kí:

1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:

STT

Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

          Tóm tắt nội dung (đại ý)

1

Bài học đường đời đầu tiên

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Đoàn Giỏi

Truyện dài

Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo.

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.

4

Vượt thác (trích Quê nội)

Võ Quảng

Truyện dài

Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn.

5

Buổi học cuối cùng

An -phông-xơ Đô-đê.

Truyện ngắn

Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.

6

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.

7

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

8

Lòng yêu nước

I-li-a Ê-ren-bua

Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Duy Khán

Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

2. Những yếu tố có chung ở truyện và kí:

STT

Tên tác phẩm hoặc đoạn trích)

Cốt truyện

Nhân vật

Nhân vật kể chuyện

1

Bài học đường đời đầu tiên

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Kể theo trình tự thời gian

Có nhân vật chính và nhân vật phụ (Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc...)

Mèn- ngôi kể thứ nhất.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian

Ông Hai, thằng Cò, thằng An...

Nhân vật thằng An- ngôi kể thứ nhất.

3

Bức tranh của em gái tôi

Theo trình tự thời gian

Anh trai, em gái Kiều Phương, chú Tiến Lê, bố mẹ Kiều Phương...

Người anh trai- ngôi kể thứ nhất.

4

Vượt thác ( trích Quê nội)

Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian

Dượng Hương Thư và các bạn chèo thuyền

Hai chú bé Cục và Cù Lao- ngôi kể thứ nhất, xưng chúng tôi

5

Buổi học cuối cùng

Theo trình tự thời gian

Chú bé Phrăng , thầy Ha-men, cụ Hô-de...

Chú bé Phrăng- ngôi kể thứ nhất.

6

Cô Tô

Không

Anh hùng Châu Hòa Mãn và vợ con, những người dân trên đảo, tác giả...

Tác giả-ngôi kể thứ nhất.

7

Cây tre Việt Nam

Không

Cây tre và họ hàng của tre, nông dân, bộ đội....

Giấu mình- ngôi kể thứ ba.

8

Lòng yêu nước

Không

Nhân dân các dân tộc thuộc Liên Xô

Giấu mình- ngôi kể thứ ba.

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Không

Các loài hoa, ong, bướm, chim....

Tác giả-ngôi kể thứ nhất.

II. Thơ:

STT

Tên bài thơ- năm sáng tác

Tác giả

Phương thức biểu đạt

                        Nội dung (đại ý)

1

Đêm nay Bác không ngủ (1951)

Minh Huệ- Nguyễn Đức Thái (1927-2003)

Tự sự, miêu tả

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội, nhân dân và tình cảm kính yêu cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.

2

Lượm (1949)

Tố Hữu (1920-2002)

Miêu tả,  tự sự

Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta.

3

Mưa (đọc thêm- 1967)

Trần Đăng Khoa (1958)

Miêu tả

Bài thơ miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.

III. Văn bản nhật dụng:

STT

             Tên bài

Tác giả

                                Nội dung

1

Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử

Thúy Lan (báo Người Hà Nội)

Hơn một thế kỉ, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử.

2

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

x

Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

3

Động Phong Nha

Trần Hoàng

Động Phong Nha là kì quan thứ nhất. Vẻ đẹp của hang động đã và đang thu hút khách trong và ngoài nước tham quan. Chúng ta tự hào về vẻ đẹp của Phong Nha và những thắng cảnh khác.

B/ TIẾNG VIỆT:

I. Phó từ 

Phó từ là gì

Các loại phó từ

Phó từ đứng trước động từ, tính từ

Phó từ đứng sau động từ, tính từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ: Dũng đang học bài.

Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ...), về mức độ (rất, hơi, quá...), sự tiếp diễn tương tự( cũng, vẫn, cứ, còn...), sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến( hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm.

Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm...), về khả năng (được...), về khả năng (ra, vào, đi...)

II. Các biện pháp tu từ trong câu:

 

So sánh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Hoán dụ

Khái niệm

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.

Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ

Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc.

Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (ăn quả: hưởng thụ; trồng cây: người làm ra)

Lớp ta học chăm chỉ.

Các kiểu

2 kiểu: So sánh ngang bằng, so sánh không ngang bằng.

3 kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Giảm tải

Giảm tải

 III. Câu và cấu tạo câu:

1. Các thành phần chính của câu:

Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ

                 Vị ngữ

                          Chủ ngữ

Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ?

- Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì?...

- Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

VD: Trên sân trường, chúng em đang vui đùa.

 

 

2. Cấu tạo câu:

 Câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn có từ là

Câu trần thuật đơn không có từ là

Khái niệm

Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

- Vị ngữ thường do từ  kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)...cũng có thể làm vị ngữ.

- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

+ Câu miêu tả: chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở chủ ngữ.

+ Câu tồn tại: vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.

Ví dụ

Tôi đi về.

Mèn trêu chị Cốc/ là dại.

Chúng tôi đang vui đùa.

IV. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ:

Câu thiếu chủ ngữ

Câu thiếu vị ngữ

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu

Ví dụ sai.

- Với kết quả của năm học đầu tiên ở Trường Trung học cơ sở đã động viên em rất nhiều.

Bạn Trang, người học giỏi nhất lớp 6a1.

Mỗi khi đi qua cầu Bồng Sơn.

Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.

Cách chữa

- Thêm chủ ngữ cho câu.

- Biến trạng ngữ thành chủ ngữ.

- Biến vị ngữ thành cụm chủ- vị.

- Thêm vị ngữ cho câu.

- Biến cụm từ đã cho thành bộ phận của cụm chủ-vị.

- Biến cụm từ đã cho thành bộ phận của vị ngữ.

- Thêm chủ ngữ và vị ngữ.

- Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới. (câu ghép)

- Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới. (một chủ ngữ, hai vị ngữ)

V. Dấu câu:

Dấu kết thúc câu (đặt ở cuối câu)

Dấu chấm

Dấu chấm hỏi

Dấu chấm than

- Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến)

- Ví dụ: Tôi đi học.

Bạn hãy cố học đi.

- Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn .

- Ví dụ: Bạn làm bài toán chưa?

-Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán .

- Ví dụ: Hôm nay, trời đẹp quá!

Dấu phân cách các bộ phận câu (đặt trong nội bộ câu)

- Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu.

- Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học. (dấu phảy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu)

Lớp 6a1, lớp 6a2, lớp 6a3/ vừa hát, vừa múa đẹp quá. (dấu phảy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ, vị ngữ với vị ngữ)

C/ TẬP LÀM VĂN: Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người

 

           Dàn bài chung về văn tả cảnh

             Dàn bài chung về văn tả người

1/  Mở bài

Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung?

Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?

2/ Thân bài

a. Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh?

b. Tả chi tiết: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)

* Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...

* Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...

* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...

a. Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục ?...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

b. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)

* Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

* Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

* Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

3/ Kết bài 

Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc: Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân?...

Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...

Chú ý:

 Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn.

Trần Việt Anh
30 tháng 4 2019 lúc 21:12

Xin Cái Đầu Buồi!

Lê Thị hồng ngọc
30 tháng 4 2019 lúc 21:18

mình chỉ học lớp 5 nên có gì đề có sai bỏ qua cho mình nha

I. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt:

  1. Từ là gì?

     - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

     - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, VD: Bàn, ghế, tủ, sách…

     - Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên, từ phức gồm có:

+ Từ ghép: Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa, VD: Bàn ghế, bánh chưng, ăn ở, mệt mỏi…


+ Từ láy: Có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau, VD: ầm ầm, sạch sành sanh, trồng trọt,…

Đề cương ôn tập kì I môn văn lớp 6

II. Từ mượn:

 1. Từ thuần Việt: là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.

          VD: Cày, cuốc, hoa, lá, sầu riêng, áo dài, đình, chùa, tết…

  2. Từ mượn: (vay mượn hay từ ngoại lai) Là những từ của ngôn ngữ nước ngoài được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng ta chưa có từ  thật thích hợp để biểu thị.

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán việt).

- Ngoài ra còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác Anh, Pháp,…

VD: phu nhân, ga, căn tin, xà phòng….

  3. Cách viết các từ mượn:

  + Đối với từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn thì viết như tiếng Việt:

  + Đối với từ mượn chưa được Việt hoá thì dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. (Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a…)

  4. Nguyên tắc mượn từ: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Giữ gìn bản sắc dân tộc.Không mược từ một cách tuỳ tiện.

Đề cương ôn tập kì I môn văn lớp 6

III. Nghĩa của từ:

          1. Nghĩa của từ: là nội dung mà từ biểu thị.

          2. Các giải thích nghĩa của từ: 2 cách.

      - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị, VD: Tập quán: là thói quen của……….

      - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Ví dụ: Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm;

Nao núng: Lung lay, không vững lòng nay ở mình nữa.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

          1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Toán học, Văn học, Vật lí học… từ có một nghĩa); chân, mắt, mũi… từ có nhiều nghĩa)

          2. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

     - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

     - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

Ví dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao, mũi bút…), chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê,…), mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na…), đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông,...)

V. Lỗi dùng từ:

1 - Các lỗi dùng từ:

  + Lỗi lặp từ.

Ví dụ:

(1) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

            (2) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan. (từ gạch chân là từ lặp nên loại bỏ để viết lại cho đúng)

  => Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến.            

  + Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.

Ví dụ:

Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.Tiếng Việt có khả năng tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.Có một số bạn còn bàng quang với lớp.Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm đau không đi bệnh mà ở nhà cúng bái,…

Những từ gạch chân là từ lặp, nên thay bằng các từ sau: (1) tham quan, (2) mấp máy, (3) sinh động, (4) bàng quan,(5) hủ tục.

   + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

Ví dụ:

(1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

(2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.

(3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.

(4) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.

(5) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.

Sử lại bằng những từ sau: (1) điểm yếu hoặc nhược điểm, (2) bầu hoặc chọn, (3) chứng kiến, (4) thành khẩn và nguỵ biện, (5) tinh tuý

IV. Từ loại và cụm từ.

1. Danh từ:

ANghĩa khái quát: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…

VD: bác sĩ, kỹ sư, công nhân,  giám đốc, bảo vệ, bàn, ghế, mưa, nắng, hoa, lá, mai, cúc, mận, xoài….

B. Đặc điểm ngữ pháp của danh từ:

       - Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, nọ, ấy, kia,… và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ.

       - Chức vụ ngữ pháp của danh từ:

           + Điển hình là làm chủ ngữ: Công nhân này// đang làm việc. 

           + Khi làm vị ngữ phải có từ là đi kèm:Tôi// là người Việt Nam.

        - Các loại danh từ:

        + Danh từ chỉ sự vật:dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…

       Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật

       Danh từ riêng: tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương

- Cách viết hoa danh từ riêng.  (Quy tắc viết hoa) ghi nhớ sgk T - 109

          2Cụm danh từ:

           A. Nghĩa khái quát: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

           B. Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn một danh từ (công nhân/chú công nhân kia)     

           C. Chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ: giống như danh từ

* Mô hình cụm danh từ đầy đủ:

Phần trước

Trung tâm

Phần sau

T2

chỉ lượng 

bao quát

T1

chỉ lượng 

cụ thể hơn

T1

Danh từ

đơn vị

T2

Danh từ sự vật,

hiện tượng, khái niệm..

S1

Nêu đặc điểm,

tính chất…

S2

Nơi chốn, thời gian….

(Chỉ từ)

Tất cả

những

mấy

cành

 hàng

mai

bưởi

tứ quý

da xanh

ngoài ngõ (nơi chốn)

ngày xưa (Thời gian)

       - Đặc điểm: Cấu tạo phức tạp hơn danh từ.

- Chức năng:  như danh từ(Làm chủ ngữ)

Tạo cụm danh từ - đặt câu có  CDT làm chủ ngữ

Các bước thực hiện

Ví dụ

1/ chọn danh từ chỉ sự vật, người, hiện tượng, khái niệm: x

  Hoa cúc

2/ Chọn phần phụ trước: y

(Lượng từ, số từ)

Tất cả

3/ Tạo cụm:  yx

Tất cả hoa cúc

4/ Chọn phần phụ sau: z

(chỉ đặc điểm, nơi  chốn…)

tím

5/ Kết hợp thành cụm yxz: cụm danh từ

Tất cả/ hoa cúc /tím

PT         TT        PS

6/ Đặt câu hỏi như thế nào, làm sao …sau cụm yxz và xác định nội dung cần trả lời.

Tất cả hoa cúc tím như thế nào?

Tất cả hoa cúc tím làm sao?

7 Phân tích:

- Cụm yxz: Cụm danh từ làm chủ ngữ

- Nội dung trả lời câu 6: vị ngữ

Tất cả hoa cúc tím/ là của tôi

         CN/                  VN

 3. Số từ và lượng từ:

  * Số từ: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.

    - Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ (ví dụ: hai con gà, ba học sinh…).

    - Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ (ví dụ: Canh bốn canh năm vừa chợp mắt; Tôi // là con thứ nhất.)

Lưu ý: phân biệt số từ với danh từ đơn vị (số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ từ, trong khi đó danh từ đơn vị có thể trực tiết kết hợp được với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau)

Ví dụ: không thể nói: một đôi con trâu, mà có thế nói là:một đôi gà kia.

   * Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Lượng từ được chia thành hai nhóm:

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: tất cả, tất thảy, cả,…

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, mỗi, mọi, từng, các,…

   * Phân biệt số từ và lượng từ:

- Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự (một, hai, ba, bốn, nhất, nhì…)

- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều (không cụ thể: Những, mấy, tất cả, dăm, vài…)

        4Chỉ từ:

     * Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

     * Hoạt động của chỉ từ trong câu:

      + Làm phụ ngữ S2 ở sau trung tâm cụm danh từ (theo dõi chỉ từ “kia” ở mô hình cụm danh từ trên)

      + Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Ví dụ: Chỉ từ (đó) làm chủ ngữ và định vị sự vật trong không gian 

(Đó // là quê hương của tôi.)             

  C                     V

Ví dụ: Chỉ từ (ấy) làm trạng ngữ và định sự vật trong thời gian

(Năm ấy, tôi// vừa tròn ba tuổi.)                                                                                               

     TN      C              V

trangle
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hồng Phúc
22 tháng 11 2017 lúc 19:19

https://dethikiemtra.com/de-kiem-tra-1-tiet-mon-toan-lop-6
link đây bạn tự tìm nha nhớ k cho mk đó

Trần Nguyễn Hồng Phúc
22 tháng 11 2017 lúc 19:17

Thời gian làm bài: 45 phút ( TOÁN SỐ )

 1 (2,0 điểm). Thực hiện phép tính:

1) 20.10 + 20.11                   2) 23 + 32

3)    23.18 – 23.8                  4) a3 : a2 (a ≠ 0)

2 (2,0 điểm). Cho tổng A = 12 + n, tìm chữ số n để:

1) A chia hết cho 3.

2) A không chia hết cho 2.

3 (3,0 điểm).

1) Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 20 là bội của 5.

2) Viết tập hợp B các số tự nhiên có 2 chữ số là ước của 100.

4 (2,0 điểm). Dùng 3 trong 4 chữ số 0 ; 3 ; 4 ; 5 để ghép thành số có 3 chữ số:

1) Chia hết cho 9.

2) Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

5 (1,0 điểm).

1) Tìm số tự nhiên n để 5.n không là hợp số.

2) Tích của hai số tự nhiên m và n là 30, tìm m và n biết 2m > n.

full moon wo sagashite
22 tháng 11 2017 lúc 19:21

hỏi để nhìn vào đề để gian lận hả ?

Trần Thu Hiền
Xem chi tiết
Lâm Hoàng Gia
27 tháng 12 2018 lúc 11:06

1+2+3+...+99+100

Trang Giang
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
14 tháng 3 2018 lúc 19:20

Nếu bạn muốn có đề ấy, thì lên google mà tìm. mình chưa thi bạn ạ!

Xin lỗi bạn nhé!

Nguyễn Hồng Nhung
6 tháng 3 2018 lúc 19:38

chưa bạn nhé

vũ thị như quỳnh
6 tháng 3 2018 lúc 19:39

chưa,thư 5 tuần sau yôi mơi thi

I'm so sorry