ĐỀ 1: Viết 1 bài văn kể lại kỉ niệm về ngày khai giảng năm học mới
ĐỀ 2: Viết bài văn kể lại kỉ niệm về tuổi thơ
ĐỀ 3: Viết bài văn kể lại kỉ niệm về thầy/cô giáo
p/s: giúp mình với
Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm của em với thầy cô giáo về khai giảng mà em yêu quý. Hllep mi
làm ba bài văn tự sự ( xen miêu tả, biểu cảm )
- kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với người bạn thân của em
- kể về một lần em mất khuyết điểm khiến thầy ( cô giáo ) buồn.
giúp mình 3 bài văn này với, ngắn gọn mà đầy đủ ý nha. Cảm ơn nhiều ♥️♥️♥️
tk: A)
Trong cuộc đời, kiến thức rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nhưng trong chúng ta không phải ai ai cũng đều được đi học cả đâu mà có rất nhiều người nghèo khó không có điều kiện để đi học. Và tôi nằm trong con số may mắn những người được đi học, được bồi dưỡng kiến thức và những bài học đạo đức thú vị. Vì vậy, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đối với tôi là những giây phút tuyệt vời, ấn tượng và khó phai trong lòng tôi.
Giờ đây tuy tôi đã là học sinh lớp tám rồi nhưng mỗi khi nghe thấy tiếng trống “tùng... tùng... tùng... rất rõ năm đó là năm hai ngàn không trăm lẻ bảy. Vào hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, tôi lấy làm hồi hộp và trong đầu cứ suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến trường lớp nào là “mình sẽ vào học ngôi trường như thế nào đây?”, “bạn bè có tốt không?”, “thầy cô có dữ không?”. Và những ngày này, ba mẹ tôi rất bận rộn. Không phải bận rộn vì công việc mà vì lo cho ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ba thì đi mua giấy bao vở, dán nhãn, tập vở. Mẹ thì đi mua sách giáo khoa. Khi bao tập, tôi cứ nói thầm trong lòng không được làm dơ bất cứ cuốn tập nào nhưng suy nghĩ đó không được thực hiện tốt. Tôi đã làm rách bìa giấy bao tập. Tôi liền òa khóc lên nhưng nhờ mẹ tôi dỗ dành, an ủi nên tôi mới thôi không khóc nữa. Ba thì chỉ cho tôi bao vở làm sao cho đúng cách và cẩn thận, dán nhãn ra sao cho đẹp và dính chặt. Chị hai thi viết tên của tôi lên các giấy nhãn đó. Ôi! Những con chữ như rồng bay phượng múa thật tuyệt đẹp.
Và tôi còn nhớ, tôi vô tình làm lem mực vào một cuốn vở. Tôi khóc còn nhiều hơn cả lúc làm rách bìa bao. Sau đó, chị tôi an ủi một vài phút sau tôi mới thôi khóc. Tập vở, sách giáo khoa, bút viết, cặp táp đều đã sẵn sàng. Đến tối, tôi không tài nào ngủ được, phải một lúc sau tôi mới thiếp đi. Đến sáng, sau khi đã thức dậy làm vệ sinh cá nhân xong thì ba chở tôi đến trường, còn đưa cho tôi một quả bóng xinh xinh có hình mặt cười. Tôi thấy các em học sinh đến trường với gương mặt sáng sủa, vui vẻ. Tôi cảm thấy bản thân tự tin hơn hẳn khi có bộ đồng phục tuyệt đẹp trên người mình. Tôi thấy trường tôi vừa rộng rãi mà vừa đẹp đẽ nữa. Những cái cây cao cao có màu sắc đỏ thắm. Có bốn cái xích đu ở bốn góc sân trường.
Tôi giật thót tim khi nghe thấy tiếng trống khai trường vang lên “tùng... tùng... tùng”. Cả trường bắt đầu xếp hàng ngay ngắn trên sân. Và không biết va vào đâu mà bong bóng tôi mang theo bị bê. Tôi cố gắng nén lại không khóc lên. May mắn là có một bạn kế bên chia bớt cho tôi một vài bông hoa để đi diễu hành. Sau khi cuộc diễu hành kết thúc, cô giáo chủ nhiệm đón học sinh lên lớp và cái bạn chia hoa khi nãy lại ngồi bên cạnh tôi. Mùi hương kì lạ của tập vở mới bỗng xông lên trong lớp. Đến giờ ra chơi dường như chỉ có khoảng mười lăm phút. Tôi ngồi trong lớp, không biết chơi với ai. và chơi trò gì nhưng có một đám bạn đến rủ tôi chơi. Tôi cảm thấy xúc động làm sao! Khi ra về, tôi vẫy tay chào tạm biệt các bạn mới của mình và lên xe. Bóng các bạn xa dần và tôi cảm thấy trong lòng mình dâng lên một cảm xúc xao xuyến lạ thường.
Ngày đầu tiên đi học của tôi là như thế đó. Những kỉ niệm tuyệt vời ấy luôn đọng lại trong trí óc của tôi và cũng những kỉ niệm ấy thúc giục tôi vào việc học tốt hơn. Vì vậy, tôi quyết tâm học tốt để không phụ lòng cha mẹ.
B)
Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.
Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.
Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.
Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.
Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.
Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.
Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.
C) Mỗi con người là một tổng hòa của tốt xấu, đúng sai, không có ai là thuần nhất. Những con người ưu tú nhất cũng từng mắc sai lầm trong cuộc đời, và tôi cũng vậy, trong cuộc đời học sinh tôi đã nhiều lần mắc lỗi với thầy cô giáo. Nhưng lần mắc lỗi với cô Thu khiến tôi không bao giờ quên.
Chuyện xảy ra cách đây không lâu, khi ấy tôi học lớp 7. Không phải tự đề cao, nhưng tôi là một cô gái khá xinh xắn, học tập rất tốt, đứng đầu khối 7, lại hay tham gia các hoạt động của trường nên được thầy cô và bạn bè rất quý mến. Tôi không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà còn là niềm tự hào của cô giáo chủ nhiệm. Cô yêu quý tôi lắm và giao cho tôi trọng trách lớp trưởng để sát sao việc học tập của các bạn trong lớp. Nửa kì học đầu tiên diễn ra hết sức suốn sẻ, dưới sự quản lí của tôi các bạn đều tiến bộ lên trông thấy, nề nếp kỉ cương được giữ vững, luôn đứng đầu toàn trường. Bởi vậy các bạn trong lớp rất yêu quý, kính nể tôi. Điều ấy làm tôi vô cùng hãnh diện, tự hào. Giá kể mọi chuyện cứ bình lặng như vậy, thì tôi đã trở thành một con người toàn bích, không một lỗi sai trong cuộc đời. Ấy vậy, nhưng…
Tôi vẫn còn nhớ hôm ấy cô chủ nhiệm đến lớp với khuôn mặt hết sức mệt mỏi. Có lẽ đi dưới trời nắng nên cô bị cảm. Cô giao cho tôi trọng trách đưa đề kiểm tra để cho các bạn làm bài, đây là việc tôi vẫn thường giúp cô. Cô giáo ngồi trên bục giảng, đọc đề để tôi chép đề lên bảng. Ngay từ lúc đọc đề toàn thân tôi đã run bắn lên. Trời ơi, đúng vào phần mình đã chủ quan không học ngày hôm qua, mà đó lại là câu nhiều điểm nhất. Lòng tôi thoáng buồn, rồi lấy lại bình tĩnh ngay, viết nốt phần trên bảng và bắt đầu về chỗ làm bài của mình.
Hai bài đầu không thể làm khó được tôi, nhưng sang đến bài thứ ba, dạng nâng cao hơn hẳn khi thì tôi choáng váng. Không cách nào nghĩ cho ra cách làm. Cô giáo tuy mệt, nhưng vẫn cẩn thận, kĩ lưỡng quan sát chúng tôi, để tránh tình trạng gian lận. Tôi càng suốt ruột nóng lòng hơn nữa, tôi quay ngược quay xuôi, để tìm phao cứu sinh. Nhưng tôi không nhận được sự giúp đỡ của ai. Mười lăm phút cuối giờ tôi hoảng thật sự… Thì đúng lúc ấy, cô giáo quá mệt đã gục mặt xuống bàn. Tôi nhanh chóng giở cuốn vở ghi chép công thức nâng cao đã được cô dạy từ bài trước, trong lúc đó tôi thoáng ngập ngừng…
Nếu giở sách làm hoàn thành bài tốt, chẳng ai biết, mình vẫn là cô gái học giỏi toàn diện, vẫn là niềm kiêu hãnh của gia đình.
Nếu không chót lọt sẽ bị bạn bà và cô giáo tẩy chay. Mọi điều phấn đấu bấy lâu nay sẽ tan thành mây khói
Không ngần ngừ lâu hơn, tranh thủ lúc mọi người đang không để ý tôi liền mở vở. Chỉ nhìn loáng qua là tôi đã biết làm bài. Và khi tiếng trống vang lên cũng là lúc bài làm của tôi hoàn thiện.
Ngày nhận kết quả, điểm 10 tròn trĩnh, đỏ chói lên trang giấy làm tôi không khỏi hạnh phúc. Cô giáo nở nụ cười tươi, tin tưởng. Chính ánh mắt đó làm tôi hối hận. Cô tin tưởng tôi đến như vậy mà sao tôi nỡ đánh lừa cô, đánh lừa các bạn. Nhưng tôi lại không đủ dũng khí để nhận lỗi. Sau khi bài kiểm tra được trả, lòng tôi như lửa đốt, chỉ cần có người nhắc đến tên tôi là tôi lại nghĩ họ đang nói mình gian lận, chỉ cần họ nhìn tôi là tôi sợ hãi…. Thực sự tôi không thể chịu đựng được thêm nữa. Hết giờ học, tôi can đảm đi lên thú tội với cô giáo.
- Thưa cô, con xin nhận điểm 0, bài làm vừa rồi con đã không trung thực
Cô đặt tay lên vai và nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nói:
- Cô biết con không trung thực ngay từ khi làm bài kiểm tra. Nhưng cô không tố giác con vì muốn con tự mình nhận lỗi. Cô đã chờ con rất lâu, những tưởng cô đã tin lầm người. Nhưng không, con đã không làm cô thất vọng. Trong cuộc sống này không tránh khỏi những lầm lỗi, nhưng đáng quý nhất là con đã biết và sửa sai….
Lời cô nói làm tôi không khỏi bất ngờ… Thì ra cô đã biết tất cả, nhưng chỉ chờ sự thành thực của tôi. Nếu hôm đó tôi vẫn điềm nhiên nhận điểm 10 đó, không biết mọi việc sau này sẽ ra sao…
Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi thiếu trung thực, làm cô giáo buồn. Sau lần ấy tôi tự hứa với bản thân phải cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức, để không chỉ là người có tài năng, tri thức mà còn là con người biết phải trái, đúng sai, sống trung thực, không giả dối.
Viết kết bài mở bài cho đề văn : Kể 1 kỉ niệm của em về thầy cô giáo mà em yêu quý
Bài làm
“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình nh không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
-Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...
Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…
Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!
Tham khảo bài này bạn nhé,
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
1. Hệ thống nhân vật: em và cô giáo - người có kỉ niệm sâu sắc
Hệ thống sự việc:
+ Em lười học nên đã nảy ra ý tưởng chống đối những đợt kiểm tra của cô
+ Mỗi ngày cô đều cho nội dung kiểm tra học thuộc. Em viết trước nội dung sẽ được kiểm tra ra giấy rồi nộp cho cô.
+ Sau những lần chót lọt em đã tiếp tục sử dụng cách ấy qua mắt cô rất nhiều lần.
+ Một hôm em đã bị cô phát hiện ra "mánh khóe" đạt điểm tối đa trong các lần kiểm tra ( em rất hối hận và cảm thấy tội lỗi với cô )
+ Cô gọi em nói chuyện vào cuối giờ học
+ Em nhận lỗi và hứa sửa lỗi với cô
+ Nhờ sự giúp đỡ của cô em dần cải thiện thành tích học tập
+ Em được học sinh giỏi vào năm học ấy. Cô rất mừng cho em
Câu 2:
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Các câu trong văn bản có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành...
Em hãy viết bài văn kể lại về một kỉ niệm thầy cô giáo cua em nhân ngày 20/11
1.viết bài văn:
a)Em hãy kể về người bạn tốt của em.
b) kể lại kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ của em.
C) kể lại kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học.
2.viết đoạn văn:(10-14 dòng )
A) viết về vấn đề môi trường nơi em ở.
B) thuyết minh chiếc nón lá.
C) thuyết minh về cây tre Việt Nam.
Các p làm giúp mk, mk tick cho☺.
1a)
Tôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?
Chúng tôi cùng lớn lên trên công trường thủy điện Sông Đà. Cảnh nhà hai đứa khác nhau. Là con út nên tôi được nuông chiều. Còn Tâm là anh của hai đứa em nhỏ nên vất vả hơn tôi nhiều.
Sáng sớm, khi tôi còn cuộn tròn trong chăn thì Tâm đã thức dậy. Bạn ấy quét nhà, cho gà ăn rồi cùng bố tưới rau. Bao nhiêu là việc, thế mà Tâm chưa bao giờ đi học muộn. Còn tôi, nhiều hôm nghe Tâm gọi đi học là vơ vội cặp sách rồi chạy theo, không kịp ăn sáng.
Bận như thế mà Tâm vẫn học giỏi hơn tôi. Từ khi cùng học với nhau, năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi, còn tôi cố gắng lắm cũng chỉ được loại khá. Đấy là tối nào hai đứa cũng học bài với nhau, nếu không, tôi chẳng được thế đâu. Nhiều tiết Toán, thầy giảng tôi chẳng hiểu gì cả vì cứ mải nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ. Tâm kiên nhẫn giải thích cho tới lúc tôi thật hiểu lí thuyết và biết vận dụng vào làm bài tập mới thôi. Nhìn Tâm say sưa nói, tôi nghĩ lớn lên bạn ấy làm nghề dạy học là hợp nhất.
Môn Văn, Tâm cũng giỏi hơn tôi. Mỗi lần làm bài ở lớp, Tâm đọc đề rất kĩ, làm dàn bài cẩn thận rồi mới cắm cúi viết. Còn tôi cứ loay hoay mãi. Tôi có để ý quan sát với suy nghĩ, nhận xét gì đâu cơ chứ! Cùng đi theo xe của bố Tâm lên đập chơi, tôi chỉ thích chạy lăng quăng đây đó rồi lấy đá ném thia lia xuống mặt nước. Tôi chẳng biết Tâm nhìn gì, nghĩ gì. Chỉ đến khi làm bài thi cuối học kì tôi mới rõ. Bài văn tả cảnh công trường của Tâm được điểm cao nhất lớp. Tâm so sánh hàng cột điện 500 ki-lô-vôn như những chàng lực sĩ khổng lồ, từng đoàn xe Benla bên sườn đồi trông như đàn trâu mộng và dãy cần cẩu giống những chú hươu cao cổ châu Phi.
Sau khi làm xong nhiệm vụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, bố Tâm cùng gia đình được lệnh lên đường đến công trường mới.
Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.
1b
Tuổi thơ tôi luôn gắn liền với những cánh đồng, những cánh cò, những con diều vi vu mùa hè và cả những lời rủ rê chơi bời của Ròm, thằng bạn thưở nhỏ của tôi.
Ròm là hànRòm là hàng xóm nhà tôi. Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn bú sữa. Thật ra nó có tên họ đàng hoàng nhưng bọn tôi ai cũng gọi nó là Ròm, nhất là mỗi khi nó ở trần, lòi cả xương sườn ra. Nói thế thôi chứ bọn trẻ nhà quê chúng tôi ai cũng èo uột cả, chẳng hơn gì nó đâu nhưng gọi mãi rồi quen. Mà cũng lạ, tuy nó là con trai, lại cao hơn tôi cả khúc nhưng lại cứ bị tôi ăn hiếp! không biết nó có cảm giác gì khi bị tôi sai mà cái đầu bù xù của nó cứ gật lia lịa , cười cười rồi làm ngay. Đúng là thằng đần! Thế nhưng lâu lâu nó lại rủ tôi đi xem hát ở đầu làng nữa cơ. Và đối với tôi, nó là thằng bạn tốt nhất trên đời.
Tôi và nó hay chơi ở gần bờ sông, 1 nơi êm dịu và yên lành vô cùng. Nhưng ấy chỉ là ngay khúc sông đó thôi , chứ còn bên kia sông thì ko ai dám bén mảng đến bao giờ. Đó là ngôi nhà của bà 5 xóm dưới. Hồi đó bà sống ở đó nhưng cách đây vài năm khi con bà chết đuối thì bà chuyển về xóm dưới sống cùng họ hang. Thế là ngôi nhà bỏ hoang, Và từ đó chẳng biết từ đâu lại có tin đồn ngôi nhà có ma! Lúc đầu vài đứa biết rồi từ từ hết người này đến người kia và rồi cả xóm ai cũng đồn ầm lên. Ko biết người đồn có thật nhìn thấy con ma bay là đà gì đó hay ko nhưng cà tôi và thằng Ròm đều thấy ơn ớn. Tuy thế nhưng khu đồng cỏ đã bị tụi thằng Tí, thằng Tèo giành chơi nên tui tôi đành phải “ dũng cảm” chơi ở mé song ; và lại ban ngày thì ma nào lại dám nhát bọn tôi. Nhưng quả thật là lâu lâu tôi cũng khá tò mò về chuyện ma quỉ đó và tôi cũng đã từng rủ thằng Ròm đi khám phá 1 phen nhưng nó chuyên môn từ chối, thằng coi vậy mà nhát! Nhưng nó ko né mãi được, thằng Tí quậy ấy đã ngang nhiên thách bọn tôi đi vào ngôi nhà hoang ấy. đương nhiên là 1 người như tôi ko đời nào lại để bị coi thường thế được, thế là tôi đồng ý. Nhưng chẳng bao lâu sau tôi lại hối tiếc cái tính anh hung rơm ngu ngốc của mình. Tôi lo ngay ngáy. thằng Ròm cũng chẳng hơn gì, nó mới nghe tôi nói mà đã la oai oải cả lên, lại càng làm tôi nhụt chí anh hùng. Nhưng để bảo vệ danh dự tôi nhất quyết phải đi, thế là tôi năn nỉ, năn nỉ, rồi bắt buộc, và cả hăm dọa thằng quỉ đó. may mắn là nó biết sợ nên đồng ý liền. thế là tối đó bọn tôi trốn ba mẹ chạy ù ra bờ song. bọn thằng Tí đã chờ sẵnnhưng tụi nó ko vô mà lại núp sau bụi tre xem bọn tôi. Tôi ra vẻ bình tĩnh kéo ngay thằng Ròm vào trong dưới những cặp mắt đầy nguỡng mộ của tụi nó, nhưng có ai biết rằng tôi đang toát cả mồ hôi. Tôi rất sợ bóng tối! thằng Ròm ko biết thì sao chứ khi tôi bóp chặt tay nó , nó la oai oái cả lên. Vào đến giữa nhà chũng chưa thấy gì, vẫn là bong tối và những cơn gió lùa. Tuy đã bớt sợ nhưng sao tôi hồi hộp quá. Tôi tuởng tượng ko biết con ma này sẽ ra sao…ốm, mập? cao, thấp? bay hay là đi như con người ? eo ôi, nghĩ đến thế tôi rùng cả mình. …. RẦM……….
Bố, mẹ, bà nội, thằng Ròm…mọi người đều xung quanh tôi cả. Thằng Ròm kể khi cánh cửa sồ chợt đóng ầm lại, nó cứng cả người, đang tính lôi tôi ra thì mới nhận ra tôi đã mất tiêu , hoảng hồn, mò mẫm mãi thì phát hiện ra tôi đây nằm thẳng đơ dưới sàn! Nó sợ quá chạy đi kiếm người lớn. Tụi thằng Tí thấy Ròm chạy, sợ quá cũng toán loạn cả lên. Tối đó tôi bị 1 trận tơi tả, bố quất mấy phát đau điếng cả người, còn nội thì cứ ngồi niệm phật, sợ tôi bị ma ám ! thằng Ròm cũng chẳng hơn gì tôi, cũng tơi bời. Đúng là 1 buổi tối nhớ đời!
Sau này thằng Ròm chuyển lên thành phố học, bỏ lại tôi đây 1 mình ở trường huyện, buồn chết được. Tuy thế kỉ niệm này sẽ luôn nằm mãi ở 1 ngăn nào đó trong tim tôi. Hy vọng đến 1 ngày, tôi và nó lại cùng đi thả diều, bắt bướm..với nhau, và nhất định thăm lại ngôi nhà năm nào, mặc dù giờ nó đã trở thành 1 mảnh vườn tuyệt đẹp.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.
1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.
2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài văn của em.
3. Viết lại một đoạn trong bài văn của em, thêm vào hoạt động, lời nói, ý nghĩ của những người chứng kiến hoặc tham gia để đoạn văn sinh động hơn.
4. Trưng bày và bình chọn bài văn em thích.
Học sinh nghe thầy cô nhận xét và sửa lại bài theo lời nhận xét
Các bạn ơi giúp mk làm mấy bài văn này với
Đề 1: Kể về việc tốt mà em đã làm
Đề 2: Kể lại một lần em bỏ học đi xem thần tượng hát.
Đề 3:Kể về một thầy giáo hay cô giáo mà em quý mến
Đề 4:Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu em nhớ mãi.
Đề 5:Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay việc giúp đỡ mà em biết.
Giúp mk với
đề 1
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
đề 2
Câu chuyện của Linh bắt đầu khi bố Linh đi làm xa, 2 tháng mới về thăm nhà một lần, còn mẹ Linh phải một mình chăm sóc hai chị em và lo toan việc nhà.
“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.
Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…
Hà Thị Phương Linh, học sinh lớp 12A1 trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú, TP HCM đã kể câu chuyện của chính bản thân em và mẹ khiến nhiều người bật khóc. |
Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…
Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…
Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.
Nhiều học sinh khi nghe câu chuyện không cầm được nước mắt. |
Ngày khai giảng không trọn vẹn của hai chị em Huyền, Thoại Hai bé Huyền và Thoại còn nhỏ tuổi, phải sống vỉa hè cùng cha ngày nào, nay đã được dự khai giảng vào lớp 1 và mẫu giáo. Tuy nhiên, em bị sốt phải ở nhà, chỉ mình chị đến trường. |
Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.
Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…
Nhiều phụ huynh học sinh cũng nghẹn ngào, xúc động |
Chú lính chì Thiện Nhân chạy một chân dự khai giảng Bé Thiện Nhân được nhiều người quan tâm ngày nào giờ đã vào lớp 4. Em có thể bỏ nạng chạy nhanh, khiến cô giáo cũng không theo kịp. |
Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh.
Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài,nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường.
Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.
Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.
Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.
Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi.
Hai mẹ con em Hà Thị Phương Linh ôm nhau khóc. |
Ngày khai giảng gian nan trên đỉnh sương mù Với những thầy cô giáo trường nội trú Chiềng Muôn (Sơn La), năm học mới bắt đầu bằng việc leo dốc chở hàng tạ sách giáo khoa và lặn lội vào bản gọi các em đến lớp. |
Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường.
Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…
Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.
Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”
Mik làm đề 1 nhé !
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
- Có chuyện chi đó cháu?
- Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
- Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
Viết bài viết số 2 .
Đề 1 : Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Đề 2 : Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,...)
Đề 3 : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
Đề 4 : Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.