tóm tắt bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Macket là tác giả của bài văn "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" đã đấu tranh cho Thế Giới theo cách nào? Em đã học tập được điều gì ở cách đấu tranh đó?
Qua bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy nêu ý kiến của em về quan niệm: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là trách nhiệm của tất cả chúng ta .
mọi người heippppppppppppppppppppppp
em chụi thua
em ko tài nào ghi nổi
bài em dài quá
bạn chụp rồi gửi sang
nêu nội dung nghệ thuật của bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
bn tham khảo tại đây nha
http://lazi.vn/uploads/edu/answer/1503321169_10.jpg
a. Nội dung :
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục những bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người.
b. Nghệ thuật
-Bài viết của Mác-két đã đề cập vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao vởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể. Sự nhiệt tình của tác giả
- Nội dung: +) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài và sự sống trên trái đất
+) Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi nhiều điều kiện của thế giới để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục những bệnh tật cho hàng trăm triệu người.
+) Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người
- Nghệ thuật: +) Bài viết của Mác-Két đã đề cập vấn đề cấp thiết với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể
+) Sự nhiệt tình của tác giả
Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
- Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.
- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.
- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.)
Bố cục bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình là như thế nào ạ?
Em cảm ơn nhiều
Được chia làm 4 phần và cũng là 4 luận cứ trong văn bản
Luận cứ 1 : nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
Luan cứ 2 : cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng con người sống tốt đẹp hơn.
Luan cứ 3 : tác hại của chiến trah hạt nhân (chiến trah đi ngược lại lí trí con người , phản lại sự tiến hóa của tự nhiên )
Luan cứ 4 : nhiệm vụ củac chúq ta
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn G.Mác -két
1- Mở bài:
- Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các cường quốc.
- G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
2- Thân bài:
a) Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân :
- Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó :
+ Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.
+ Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
+ Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
b) Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân:
- Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phản rất rõ:
- Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền 100 tỉ đô la.
- Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và 7000 tên lửa vượt đại châu.
- Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm…
- Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùng trong 4 năm …
- 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có giá trị tương đương với số tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…
c) Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là đi ngược lại lý trí của con người và quá trình tiến hóa của tự nhiên :
- Sự bức xúc cao độ của nhà văn thể hiện qua lập luận sắc bén, đầy sức thuyết phục.
- Từ lúc nhen nhóm sự sống trên trái đất cho đến nay, đã trải qua mấy trăm triệu năm.
- Chỉ cần nhấn một nút hạt nhân là cả quá trình tiến hóa vĩ đại ấy trở về điểm xuất phát đầu tiên, có nghĩa là sự sống hoàn toàn bị tiêu diệt.
d) Lời kêu gọi toàn nhân loại hãy đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân :
- Mọi người hãy đoàn kết, đồng thanh phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.
3- Kết bài:
- Bài viết chứa đựng ý nghĩa thời sự và nhân đạo to lớn, sâu sắc.
- Mác -két xứng đáng là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình của nhân loại.
Hướng dẫn soạn bài " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình " - Gabri Gacxia Macket - Văn lớp 9
⇒ Mở đầu bằng một câu hỏi rồi tự trả lời bằng một thời điểm thực tại với những con số cụ thể, cách tính toán cụ thể, đơn giản.
⇒ Tác động vào nhận thức về sức mạnh ghê gớm của vũ khí hạt nhân, gợi sự đồng tình của người đọc.
b. Chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kỳ tốn kém
Ngược với lí trí của con ngườiCác lĩnh vực đời sống xã hội | Chi phí chuẩn bị chiến tranh hạt nhân |
100 tỉ USD để giải quyết vấn đề cấp bách, cứu trợ ý tế, GD cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới. | Gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và 7000 tên lửa vượt đại dương. |
Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm cứu hơn 14 triệu trẻ em Châu Phi. | Bằng giá 10 chiếc tầu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ năm 1986 - 2000. |
Năm 1985 có 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. | Gần bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX. |
Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo dinh dưỡng. |
Gần bằng kinh phí sản xuất 27 tên lửa MX. |
Xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới. | Bằng tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. |
→ Các dẫn chứng cụ thể, nhiều lĩnh vực thiết yếu của đời sống được so sánh với sự tốn kém của chi phí hạt nhân.
⇒ Cho thấy sự vô nhân đạo, lời tố cáo của những kẻ độc ác đang đẩy loài người đến cái chết.
Chiến tranh đi ngược với cá tự nhiên. 180 triệu năm bông hồng mới nở. 380 triệu năm con bướm mới biết bay. Hàng triệu triệu năm con người mới hình thành.→ Đó là cả một quá trình kì công nhưng nếu chiến tranh diễn ra nó sẽ trở thành con số không.
⇒ Đối lập, khẳng định một sự phản tiến hóa, phản tự nhiên đến điên rồ khiến ta thấy được hiểm họa của hạt nhân.
c. Nhiệm vụ của mọi người Tích cực đoàn kết, xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì hòa bình, phản đối ngăn chặn chiến tranh xảy ra. Đây là lời trăng trối nhưng cũng là lời thức tỉnh mọi người trong cuộc chiến tranh hạt nhân.Xem thêm: Tóm tắt: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến "mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn"): Chiến tranh hạt nhân đang có nguy cơ đe dọa ghê gớm đến cuộc sống, sinh mạng của toàn nhân loại.
- Phần 2 (tiếp theo đến "trở lại điểm xuất phát của nó"): Chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém, đi ngược lại lí trí, tước đoạt của thế giới nhiều điều kiện để phát triển.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1: Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản:
- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.
- Hệ thống luận cứ:
+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;
+ Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;
+ Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.
Câu 2: Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái Đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận chứng minh. Tác giả mở đầu bài viết bằng việc xác định một mốc thời gian cụ thể và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với những phép tính đơn giản và rõ ràng. Cách nêu vấn đề trực tiếp và đưa những chứng cứ rất rõ ràng, mạnh mẽ của tác giả đã thu hút người đọc, gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.
Câu 3: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ rõ ràng, xác thực, tác giả đã chỉ ra sự tốn kém và tính chất phi lí của chạy đua vũ trang. Cụ thể:
- Lí lẽ: "Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn."
+ Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí;
+ Dẫn chứng về y tế
+ Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm
+ Dẫn chứng về giáo dục
- Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Câu 4: Chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất.
Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Câu 5: Văn bản được đặt tên là: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vì chủ đích của người viết không phải chỉ là chỉ ra mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.
Luyện tậpCâu hỏi (trang 21 SGK): Cảm nghĩ sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két.
Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn Mác-két đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính chúng ta về chiến tranh hạt nhân - điều đang đe dọa trầm trọng đến mạng sống và sự phát triển của toàn nhân loại. Chiến tranh hạt nhân không những ghê gớm như một loại bệnh dịch, có thể quét sạch sự sống trên hành tinh này mà nó còn có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta trở về thời kì đồ đá, tiêu diệt hết toàn bộ nền văn minh trong hàng bao nhiêu triệu năm. Bởi vì sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang hạt nhân mà chính chúng ta bị tước đi cơ hội phát triển những điều kiện sống tốt đẹp của mình. Số tiền dành cho cuộc chạy đua vũ trang ấy nếu dùng vào các lĩnh vực khác như y tế, thực phẩm, giáo dục thì đã có hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ được sống cuộc sống tốt đẹp hơn, hơn 1 tỉ người và 14 triệu trẻ em khác được bảo vệ tính mạng khỏi bệnh tật,... Bài viết này đã nêu ra những lập luận sắc bén, khiến chúng ta không thể làm ngơ trước mối đe dọa lớn đang đè nặng lên tương lai của loài người, chúng ta phải hành động để bảo vệ một thế giới hòa bình, tốt đẹp không có chiến tranh hạt nhân
Ý nghĩa - nhận xétSau khi học, học sinh nhận thức được vấn đề thời sự cấp bách của con người, của nhân loại và của chính mỗi cá nhân, từ đó các em biết yêu quý và trân trọng cuộc sống các em đang có. Bài học còn hình thành và nuôi dưỡng trong các em tinh thần yêu chuộng hòa bình, một phẩm chất cần có của con người thời đại hôm nay.
Chủ đề của bài " Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình " .
Chủ đề: Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai, còn xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hoà bình.
Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai, còn xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hoà bình.
Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?
+ Cần có 1 tổ chức duy trì hb của thế giới
+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán
+ Hợp tác kinh tế, bắt tay nhau xd 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh
+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ
+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có
+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước
..........