Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
❖ Kẹo/Min bad girl ❄ (Bo...

Những câu hỏi liên quan
❖ Kẹo/Min bad girl ❄ (Bo...
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
25 tháng 8 2021 lúc 10:07

a)Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

vế A:tiếng rơi

phương diện so sánh:rất mỏng

từ so sánh:như

vế B:rơi nghiêng

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
25 tháng 8 2021 lúc 10:09

b)1.Quê hương là chùm khế ngọt

Vế A:Quê hương

từ so sánh:là

vế B:chùm khế ngọt

2.Quê hương là đường đi học

vế A:quê hương

từ so sánh:là

vế B:đường đi học

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
25 tháng 8 2021 lúc 10:10

c)Vế A:tiếng suối

phương diện so sánh:trong

từ so sánh:như

vế B:tiếng hát

Nguyễn Ngọc Thúy
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Tú
19 tháng 2 2019 lúc 22:19

 Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.

   Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một minh trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già để lại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.

   Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt rạng rõ phúc hậu và thân hình vạm vỡ, cường tráng.

   Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu".

   Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức để đương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũngcảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nó ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay chàng vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.

   Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thuỷ Tề. Thuỷ Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chia tay, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa.

   Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiều đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha bổng mẹ con hắn, để chúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi hoá kiếp thành bọ hung.

   Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kỉnh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới linh đình như thế.

   Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo quân sang đánh. Thạch Sanh một mình cầm đàn ra đứng trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải hạvũ khí xin hàng.

   Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.

   Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hoà bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của người dân nước Việt.

Phương Chi
Xem chi tiết
Sad boy
28 tháng 7 2021 lúc 19:07

Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:

a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

                                                 (Trần Đăng Khoa)

-> Tìm : Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

-> mô hình : Tiếng rơi là vế A

-> mỏng là phương diện so sánh

-> từ so sánh : như

-> Rơi nghiêng là Vế B

 

b) Quê hương là chùm khế ngot

Cho con chèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

                                               (Đỗ Trung Quân)

-> Tìm : Quê hươngđường đi học

Quê hương là vế A

là : từ so sánh

đường đi học là vế B

Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Homin
19 tháng 3 2021 lúc 20:58

Tiếng việt 1?

Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
25 tháng 2 2021 lúc 15:09

bài văn tớ thích là vượt thác

Hình ảnh so sánh:

-Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ 

⇒gợi lên sự liên tưởng với hình ảnh anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường.

-Ngoài ra,cách so sánh này còn đối lập với một hình ảnh “Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng dạ dạ, vâng vâng”.

⇒ Qua đó, tác giả nói lên phẩm chất đáng quý của con người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong lao động

limdimlimdim

????

Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
8 tháng 8 2020 lúc 9:51

Bài 1So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt

Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

VD :trẻ em như búp trên cành

Bài 2; dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Bài 3: 

nguyenlinhthcscattru05/05/2020

- Những câu văn có sử dụng phép so sánh:

+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.

- Tham khảo:

Hình ảnh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu.

#Shinobu Cừu

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn tùng
Xem chi tiết
Dinh Thu Giang
14 tháng 8 2020 lúc 19:25

Bài 1:

Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất”(tục ngữ)

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

(Quê hương  - Đỗ Trung Quân)

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

(Ca dao)

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

 Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

- Phân loại theo đối tượng:
 
+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Ví dụ:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

+ So sánh khác loại:

Ví dụ:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

(Núi đôi – Vũ Cao)

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Ví dụ:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân) 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Bài 2:

-Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Bài 3:

a. Các phép so sánh được sử dụng trong bài : - "Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.” - “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.” - “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ." - "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước." b. Phép so sánh Dượng Hương Thư là độc đáo nhất vì chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

Khách vãng lai đã xóa
Chu Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Aoi Ogata
9 tháng 2 2018 lúc 20:21

so sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng

 VD: xinh như hoa 

Six Gravity
9 tháng 2 2018 lúc 20:17

So sánh là đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ : - Mặt trời tròn như chiếc đĩa bạc Trẻ em như búp trên cành 
hong nguyen
9 tháng 2 2018 lúc 20:22

so sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gọi cảm cho sự diện đạt.
1 Nhìn từ xa , cây phượng như một chiếc ô khổng lồ
Vế A: cây phượng
Từ so sánh : như
Vế B: chiếc ô khổng lồ
2 Rừng đước dựng lên cao ngất như một dãy tường thành vô tận
Vế A: Rừng đước
Phương diệ so sánh: dựng lên cao ngất
từ so sánh: Như
Vế B: Dãy tường thành vô tận

Cái này là mình làm 1 cái là có phương diện so sánh 1 cái ko có phương diện so sánh nhé!!!
Chúc bạn hk giỏi !!!