Để làm 1 bài văn nghị luận văn học thì thân bài văn cần có những vấn đề gì nhớ nêu đầy đủ nha
viết bài văn nghị luận về đức tính giản dị.theo dàn ý sau:
1.mở bài; dẫn dắt vào vấn đề nl
-nêu vấn đề nl
2.thân bài;định ngĩa(là gì,như thế nào,..)
-biểu hiện
ý nghĩa hậu quả d.chứng
bài học(em phải làm gì)
3.kết bài;khẳng định lại vấn đề
suy nghĩ của bản thân
hãy cho tôi biết cách làm 1 bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí chỉ cần phần thân bài TB: Lđ 1: giải thích câu tục ngữ Lđ 2 ........................... Lđ n là j mình nhớ là có bểu hiện, có câu hỏi và mở rộng vấn đề nhanh nha chỉ cần phần thân bài
Phần thân bài gồm các luận điểm bao gồm giải thích câu tục ngữ, luận điểm 2 là biểu hiện, lđ 3 là lấy dẫn chứng trong cuộc sống, lđ 4 là liên hệ bản thân, xã hội, lđ 5 là phản đề
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống Tiêu chí Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận, nêu ý kiến đồng tình hay phản đối Thân bài: giải thích đc từ ngữ quan trọng và có ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận (nếu có), trình bài vấn đề cần bàn luận, trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận, nêu đc ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm, nêu đc bằng chứng đa dạng và cụ thể phù hợp với luận điểm, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí Kết bài: khẳng định lại vấn đề, đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn đề bàn luận Gạch dưới các tiêu chí trên
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống Tiêu chí Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận, nêu ý kiến đồng tình hay phản đối Thân bài: giải thích đc từ ngữ quan trọng và có ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận (nếu có), trình bài vấn đề cần bàn luận, trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận, nêu đc ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm, nêu đc bằng chứng đa dạng và cụ thể phù hợp với luận điểm, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí Kết bài: khẳng định lại vấn đề, đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn đề bàn luận Gạch dưới các tiêu chí trên
bạn tham khảo nhé:
Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.
Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…
Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.
Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.
Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.
Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.
Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.
Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt,...)?
tham khảo
Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:
- Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa
- Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.
- Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.
- Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao?
b) Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
c) Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bì viết không? Vì sao?
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,
lịch sự, có văn hoá.
Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?
A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.
C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận
điểm nào đó.
D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?
A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.
B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.
D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm
Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.
C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?
A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.
C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?
A. Thân bài.
B. Mở bài.
C. Cả mở bài và thân bài.
D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.
Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương.
B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:
A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.
B. Phải làm việc lớn.
C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.
D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.
Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?
A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.
C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?
A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.
B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.
C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.
D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.
1. C
2. D
3. B
4. D
5. A
6. B
7. A
8. D
9. B
10. C
1. C 6. B
2. D 7. A
3. B 8. D
4. D 9. B
5. A 10. C
Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?
A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.
C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận
điểm nào đó.
D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?
A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.
B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.
D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm
Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.
C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?
A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.
C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?
A. Thân bài.
B. Mở bài.
C. Cả mở bài và thân bài.
D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.
Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương.
B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:
A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.
B. Phải làm việc lớn.
C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.
D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.
Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?
A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.
C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?
A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.
B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.
C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.
D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.
Xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
b) Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
c) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.
Đề bài: Làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng, nói về chủ đề "ô nhiễm môi trường" (làm khoảng 2 trang giấy đôi tập nha)
*Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng:
A/Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Trích đề (nếu có)
B/Thân bài:
- Bước 1: Giải thích
+ Hiện tượng đó là gì? (tích cực hay tiêu cực)
+ Nêu thực trạng, biểu hiện của hiện tượng đó
- Bước 2: Phân tích, lý giải, bàn luận (trả lời cho câu hỏi tại sao)
+ Nếu là hiện tượng tích cực thì nêu ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng
+ Nếu là hiện tượng tiêu cực thì nêu tác hại và hậu quả của hiện tượng
+ Chỉ ra nguyên nhân, tác hại cụ thể cũng như biện pháp, giải quyết hiện tượng đó
- Bước 3: Bàn luận, mở rộng
+ Phê phán, bác bỏ những hiện tượng xấu, chưa tốt
+ Ca ngợi, khuyến khích, tuyên truyền những hiện tượng đúng đắn
- Bước 4: Bài học nhận thức và hành động
C/Kết bài:
- Khẳng định lại khái quát vấn đề cần nghị luận
- Lời nhắn nhủ với mọi người