tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua văn bản đức tính giản dị của bác hồ
Câu 1 Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung nào ? Qua văn bản tác giả nhắn nhủ em điều gì ?
Câu 2 Trình bày lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ ? Em học tập điều gì của Bác Hồ qua văn bản ?
Câu 3 Văn bản Ý nghĩa văn chương đã nêu ra nguồn gốc, công dụng, nhiệm vụ văn chương hãy làm rõ và ý nghĩa văn chương ? Tác giả nhắn nhủ em điều gì ?
Câu 1:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung là: Khẳng định và gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.
Qua đoạn văn trác giả nhắn nhủ tới e là: chúng ta cần phát huy, tiếp bước truyền thống yêu nước bằng những hành động; việc làm cụ thế
Câu 2: Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị; bác giản dị trong đời sống hằng ngày:
- Bữa cơm chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm
-Nơi ở: ngôi nhà sàn chỉ có vài ba phòng
-cách làm việc: việc gì tự làm đc bác sẽ làm, không cần phiền người khác giúp đỡ
-quan hệ với mọi người: Bác đặt tên cho các đồng chí của mình
Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết
-Bác nói dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo
-Những chân lí lớn của thời đại là giản dị: không có gì quý hơn độc lập
Qua đó, e học tập ở Bác đức tính giản dị, cách bác đối xử hòa đồng, yêu thương mọi người.
Câu 3: Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.
Công dụng của văn chương:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
- Văn chương giúp ta cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống
Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương: làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. ... Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú
Mình cg học lớp 7 nà
Học tốt nha bạn
Câu1: Nêu luận điểm chính của văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ".Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?.Tác dụng ?
Câu2:Nêu nghệ thuật, ý nghĩa văn bản " Đức tính giản dị của Bác"?
Câu3:Qua văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ" em học tập được gì từ con người của Bác?
qua văn bản 'đức tính giản dị của bác' cho biết tác giả Phạm Văn Đồng đã làm rõ đức tính giản dị của Bác trên những phương diện nào ? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với Bác
phương diện: Cách ăn mặc, cách ăn uống, cách nói chuyện, cách làm việc,..
Tình cảm của tác giả với bác là rất to lớn
Giản dị trong lối sống Giản dị trong tác phong sinh hoạt: Bữa cơm của Bác: Bữa ăn vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong bao giờ bát cũng sạch, thức ăn được xếp tươm tất. → Ăn uống đạm bạc, ngoài ra Bác còn thể hiện sự quý trọng kết quả sản xuất của con người, kính trọng người phục vụ. Cái nhà sàn nơi Bác ở: Nhà sàn chỉ vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phản phất hương hoa vườn. → Đơn sơ, thanh bạch, tao nhã Giản dị trong quan hệ với mọi người: Viết thư cho một đồng chí. Nói chuyện với các cháu miền Nam. Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn. Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp. Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
Giản dị trong cách nói và viết
Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. → Đó là những câu nói nổi tiếng, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Mọi người dân đều biết, đều thuộc và hiểu câu nói này. Bình luận về cách nói giản dị đó: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
→ Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân
Tham khảo
- Phương diện:
- Bữa ăn:
+ Chỉ vài 3 món đơn giản
+ Lúc ăn ko để rơi 1 vãi hột cơm
+ Ăn xog cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì đc sếp tươm tất
- Nhà ở:
+ Cái nhà sàn chỉ vỏn vẹn có 3 phòng .
- Lời nói, bài biết
+ Bác giản dị trog quan hệ, đời sống , tác phong , ăn nói , bài viết ,..
- Việc làm
+Bác suốt đời làm việc , suốt ngày làm việc ,làm từ việc nhỏ đến lớn
- Trong tác phẩm " Đức tính giản dị của bác hồ ",tác giả Phạm Duy Tốn đã bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình đối với Bác Hồ _ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam . Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ của tác giả đối với bác ,đối với một con người giữa hoạt động chính trị lay trời chuyển đất cùng đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.Đó là sự yêu mến của một người con dành cho người cha già dấu yêu nước Việt và mong muốn sẽ tiếp bước ,học tập ,làm theo những lời cha căn dặn ,dạy bảo.
2. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
Câu 1. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết trong hoàn cảnh nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Hãy nêu hệ thống luận điểm được triển khai trong văn bản.
Câu 3. Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ ở những phương diện nào? (Trình bày chi tiết bằng sơ đồ)
Câu 4. Văn bản đã sử dụng kết hợp những phép lập luận nào? Em hãy chỉ rõ.
Tham khảo:
Câu 1:
*Tác giả
-Phạm Văn Đồng (1906- 2000), quê Đức Tân – Mộ Đức – Quảng Ngãi.
-Là nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn của đất nước.
-Hoàn cảnh sáng tác
-Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”.
Câu 2:
- Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Câu nêu lên điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: "Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
- Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.
Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
Câu 3:
a)Giản dị trong lối sống:
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt:
+ Bữa cơm của Bác (Bữa cơm chỉ có …sắp xếp tươm tất)
+ Cái nhà sàn nơi Bác ở (Cái nhà sàn … vườn hoa)
- Giản dị trong quan hệ với mọi người:
+ Viết thư cho một đồng chí
+ Nói chuyện với các cháu miền Nam
+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp
+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
® dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, giản dị kết hợp với bình luận, biểu cảm ® khẳng định lối sống giản dị của Bác, bày tỏ tình cảm của tác giả và dễ thuyết phục người đọc người nghe.
b) Giản dị trong cách nói và viết:
- Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
- Bình luận về cách nói giản dị đó: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
\(\Rightarrow\) đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác và khẳng định tài năng đó.
Câu 4:
+) Phép lập luận chủ yếu được sử dụng trong bài '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '' là chứng minh
- Đưa ra những lí lẽ của mình về: Bác là một người có đức tính và đời sống giản dị
- Nêu dẫn chứng: từ bữa cơm, ngôi nhà, cách cư xử, ...
- Tất cả đều được sắp xếp một cách hợp lí, chặt chẽ
1)Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản sống chết mặc bay
2)Tác giả gửi gắm điều gì qua văn bản sống chết mặc bay
3)Viết một đoạn văn từ 5 -6 câu tả cảnh thiên nhiên có sử dụng thành phần trạng ngữ
4)Văn bản đức tính giản dị của Bác HỒ giúp em hiểu được điều gì về Bác
5)Nếu giá trị nghệ thuật của văn bản đức tính giản dị của Bác HỒ
Cả nhà giúp mình nha ngày kia nộp rồi xong mình tick cho
1) Nội dung:
- Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập gay gắt giữa cuộc sống khổ cực của dân với cuộc sống sa hoa của bọ quan lại.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với cuộc sống khổ cực của người dân; Thái độ lên án gay gắt đối với bọn cầm quyền vô trách nhiệm.
Nghệ thuật: kết hợp thành công phép tương phản và tăng cấp; Ngôn ngữ phần nào thể hiện tính cách của nhân vật
2) ghi nhớ sgk
Đức tính giản dị của Bác Hồ được tác giả thể hiện trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" như thế nào ?
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...
Học tốt
Em đã học tập được điều gì cho bản thân qua văn bản :ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả không giải thích về đức tính giản dị , nhưng qua sự chứng minh, bình luận của tác giả em hiểu thế nào là đức tính giản dị? Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em
không chép mạng nha, giúp mk đi mk cần rất gấp thanks