Những câu hỏi liên quan
Zumaki Izanami
Xem chi tiết
Sad boy
30 tháng 6 2021 lúc 9:43

THAM KHẢO

a) Câu thơ trên đã sử dụng BPNT : So sánh.So sánh.

⇒ Kiểu so sánh : Không ngang bằng ( Hơn ).

⇒ Hình ảnh Bác hiện lên thật đẹp, thật gần gũi, thân thương biết bao, bóng Bác tuy vậy nhưng lại ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng. Đó chính là cái đẹp trong cả bề ngoài lẫn tâm hồn của Người. Ngọn lửa ấy có thể sưởi ấm cho tất cả mọi người nhưng có lẽ, bóng của Bác còn ấm hơn, khiến cho những anh bộ đội nằm trong lều thấy ấm áp hơn, tình người cũng được lan tỏa nhiều hơn. Nghệ thuật so sánh đã làm rõ nét được vẻ đẹp của Bác và tấm lòng chan chứa tình yêu thương, luôn quan tâm những anh bộ đội hết mực và cả sự lo lắng, trăn trở cho vận mệnh của đất nước. Đó chính là cái hay trong câu thơ của tác giả Phạm Minh Huệ.

b) Tác dụng : Tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho hình ảnh của Bác hiện lên gần gũi và đẹp đẽ hơn.

Bình luận (1)
Đạt Trần
30 tháng 6 2021 lúc 10:21

- Câu thơ sử dụng phép tu từ: So sánh ( không ngang bằng) : Bóng Bác cao... hơn... ngọn lửa hồng

- Tác dụng: Làm cho câu thơ nói riêng và bài thơ nói chung trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Qua đó, ta cảm được tấm lòng, tình thương của Bác cho những người lính, người dân công. Nó mới đẹp, vĩ đại và ấm áp nhường nào. Và như trong khoảng không gian ấy, dáng hình của Bác, tình cảm của Bác dường như đang bao trùm, chiếm lấy hết thảy. Bác như đang cạnh mọi người, yêu thương, bảo vệ, che chở, sưởi ấm cõi lòng của mọi người trong suốt khoảng thời gian cơ cực của dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Bích Hà
1 tháng 8 2021 lúc 15:42

Câu thơ trên đã sử dụng biện pháp so sánh lồng ẩn dụ.

Tác dụng:

-Tăng sức gợi hình,gợi cảm

-Gợi cảm xúc mến yêu,biết ơn, tôn quý của anh đội viên dành cho Bác .

-Gợi sự ân cần,chu đáo, lòng quan tâm của Bác đối với các anh đội viên còn ấm áp hơn ngọn lửa hồng cháy trong đêm mưa phùn gió bấc

 

Bình luận (0)
The Maker(TPCT)
Xem chi tiết
Athena
Xem chi tiết
Dương Thùy Trâm
5 tháng 5 2020 lúc 10:02

câu so sánh: Anh đội viên mơ màng

                     Như nắm trong giấc mộng

tác dung: thể hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn hải trường
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 12:41

Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh (so sánh ngang bằng: "Như"; so sánh không ngang bằng: "hơn"). Sử dụng từ láy "lồng lộng".
- Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ:
+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đạt Nguyễn 6D
Xem chi tiết
Marissa Briana
26 tháng 4 2018 lúc 9:09

phép so sánh ở đoạn thơ trên là:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

So Sánh hơn kém

tác dụng : làm nổi bật nên sự quan tâm của Bác đới với các anh đội viên còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy.

Bình luận (0)
[나 재민]
Xem chi tiết
phanthilan
31 tháng 5 2020 lúc 22:31

Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả 

                                  nhớ cho mình nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 7 2016 lúc 15:24

      Anh đội viên mơ màng

      Như nằm trong giấc mộng

      Bóng Bác cao lồng lộng

      Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Trong đoạn thơ trên có 2 hình ảnh so sánh là:

-     Anh đội viên mơ màng

      Như nằm trong giấc mộng.

-     Bóng Bác cao lồng lộng

      Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tác dụng:

       Anh đội viên mơ màng

      Như nằm trong giấc mộng.

Miêu tả trạng thái đầu tiên của anh đội viên lần đầu thức dậy.

      Bóng Bác cao lồng lộng

      Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Bác đang ngồi bên bếp lửa, lớn lao, ấm áp và gần gũi.

\(\Rightarrow\) Hai phép so sánh trên khẳng định tình cảm yêu thương ấm áp của Bác dành cho các anh đội viên còn ấm áp hơn ngọn lửa hồng. Tình cảm của anh đội viên đối với Bác xúc động, kính yêu

Chúc cậu làm bài tốt!haha

 

 

Bình luận (1)
Thỏ Kute
25 tháng 7 2016 lúc 15:19

 So sánh: Anh đội viên mơ màng như nằm trong giấc mộng (so sánh ngang bằng); Bóng bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng. (So sánh ko ngang bằng)
- Giá trị của phép so sánh: Anh đội viên mơ màng giống như đang nằm mộng, trong cảnh ấy anh thấy hình ảnh Bác hiện lên thật lớn lao nhưng vô cùng ấm áp. Qua đó cho thấy tình cảm yêu kính của anh bộ đội nói riêng và của tất cả người dân Việt Nam nói chung dành cho Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc. 

 

Bình luận (1)
Princess Starwish
25 tháng 7 2016 lúc 15:19

mik tự làm đấy,bn có thể tham khảo :

                                    Bài làm

Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh: Anh đội viên mơ màng như nằm trong giấc mộng (so sánh ngang bằng); Bóng bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng. (So sánh ko ngang bằng)
- Tác dụng: Anh đội viên mơ màng giống như đang nằm mộng, trong cảnh ấy anh thấy hình ảnh Bác hiện lên thật lớn lao nhưng vô cùng ấm áp. Qua đó cho thấy tình cảm yêu kính của anh bộ đội nói riêng và của tất cả người dân Việt Nam nói chung dành cho Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc. 

 

Bình luận (4)
The Maker(TPCT)
Xem chi tiết
Trang08978675645342312
Xem chi tiết