Câu 1: Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsome, nucleotit và vỏ ngoài.
Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.
- Capsit : là protein bao bọc bên ngoài để bảo vệ lõi axit nucleic.
- Capsôme: là tập hợp của các capsit bao bọc bên ngoài bảo vệ lõi axit nucleic.
- Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
- Vỏ ngoài: là vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit. Được cấu tạo từ lớp lipit kép và prôtêin, trên bề mặt vỏ có gai glycôprôtêin có vai trò kháng nguyên và giúp virut bám vào tế bào chủ.
Axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành
A. nucleocapsit
B. glicoprotein
C. capsome
D. lớp lipit kép
Điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
STT | Virut | Loại axit nuclêic | Vỏ capsit có đối xứng | Có màng bọc ngoài vỏ capsit | Vật chủ | Phương thức lan truyền |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | HIV | ARN (một mạch, hai phân tử) | ||||
2 | Virus khảm thuốc lá (Tobamo virus) | ARN (một mạch) | ||||
3 | Phago T2 | ADN (hai mạch) | ||||
4 | Virus cúm (influenza virus) | ARN (một mạch) |
STT | Virut | Loại axit nuclêic | Vỏ capsit có đối xứng | Có màng bọc ngoài vỏ capsit | Vật chủ | Phương thức lan truyền |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | HIV | ARN (một mạch, hai phân tử) | Khối | Có | Người | + Qua máu + Từ mẹ sang con + Quan hệ tình dục không an toàn |
2 | Virus khảm thuốc lá (Tobamo virus) | ARN (một mạch) | Xoắn | Không | Cây thuốc lá | Động vật chích, đốt |
3 | Phago T2 | ADN (hai mạch) | Hỗn hợp | Không | E. coli | Qua dịch nhiễm phagơ |
4 | Virus cúm (influenza virus) | ARN (một mạch) | Xoắn | Có | Người | Chủ yếu qua sol khí (hắt hơi, hít thở,…) |
Trên vỏ các thiết bị điện thường ghi những số liệu kĩ thuật gì? Em hãy giải thích ý nghĩa các số liệu đó và lấy một vài ví dụ
Thường ghi điện áp định mức và cường độ dòng điện định mức
Ví dụ: cầu dao ghi 250V-15A thì 250V là điện áp định mức và 15A là dòng định mức
mình cần gấp mong các bạn giúp dỡ mình nhé:
Câu 1: Trong kỹ thuật thêu tranh hai mặt , ngoài việc dùng vải thiêu trong suốt , người thợ thêu còn dặt tấm gương hẳng phía dưới trong khi thêu . Hãy giải thích lí do .
Câu 2 : Hãy giải thích vì sao khi ta đúng trên bờ quan sát một cây cầu bắt qua sông lại thấy cái bóng của cây cầu lộn ngược dưới mật nước .
Câu 1: Do tranh 2 mặt có 2 hình ảnh khác nhau nên người thợ đặt gương phẳng ở dưới để khi thêu tránh bị nhầm lẫn và thấy được kim đâm ở chỗ nào, giúp cho người thợ hoàn thành và thêu dễ dàng hơn
Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. (độ dày, cấu tạo) Câu 2: Giải thích câu tự ngữ sau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất? Câu 3: Khi ở Luân Đôn (Anh) là 9 giờ ngày 13-11 -2022 thì cùng lúc đó ở các thành phố Hà Nội (múi số 7), Mát-xcơ-va (múi số 2), Niu Oóc (múi số 19), Ri-Ỗ đê Gia-nê-rô (múi số 21) là mấy giờ, ngày nào? Câu 4: Nếu Trái không tự quay quanh trục mà đứng yên trong quá trình chuyển động quay xung quanh Mặt Trời thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất? Câu 5: Giải thích tại sao Xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình nằm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến. Câu 6: Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam?
Tham khảo
Câu 1:
Câu 2:
Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.
- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
Câu 3: Thời gian tại các Thành phố
- Hà Nội: 9 giờ + 7 = 16 giờ, ngày 13-11-2022
- Mát-xcơ-va: 9 giờ + 2 = 11 giờ, ngày 13-11-2022
- Niu Oóc: 9 giờ - 5 = 4 giờ, ngày 13-11-2022
- Ri-Ỗ đê Gia-nê-rô: 9 giờ - 3 = 6 giờ, ngày 13-11-2022
Câu 4: Hiện tượng nếu Trái Đất không tự quay
- Nếu Trái Đất không tự quay, một nửa bề mặt sẽ luôn đối mặt với Mặt Trời và trở nên quá nóng, trong khi nửa còn lại sẽ trở nên cực kỳ lạnh do không có ánh sáng và nhiệt độ.
Câu 5:
- Mặc dù Xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất, nhiệt độ trung bình ở đây thấp hơn so với vùng chí tuyến do sự phân tán nhiệt độ qua các lớp không khí dày và hiện tượng gió đổi mùa.
Câu 6:
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ bắc vào nam chủ yếu do càng vào nam, vĩ độ càng thấp, góc nhập xạ càng lớn và miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh, miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này.
Dùng các thuật ngữ thích hợp có trên hình đã quan sát, điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây để hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo (ngoài và trong) của đại não.
- Đại não của con người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.
- Bề mặt của đạo não được phủ một lớp chất xám thành vỏ não. Bề mặt của đai não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh ....
- Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy. Rãnh đỉnh ngăn các thùy đỉnh và thùy trán ; Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương.
- Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền.
Bài 1: Từ bài "tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", em hãy viết một bài văn giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ về thiên nhiên
Bài 2: Cũng từ bài trên, em hãy viết một bài văn giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ về lao động sản xuất
Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời không đầy đủ và nên:
Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mìnhChỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.1.Em hãy giải thích và chứng minh câu "nói dối có hại cho bản thân"
2.Em hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách"
Tham khảo
1
Từ xưa đến nay, hành động nói dối luôn là một hành động không tốt và được khuyên răn là nên tránh xa. Bởi vì nói dối là việc có hại cho bản thân.
Nói dối là những lời nói không đúng sự thật, dù chỉ là một phần nào đó. Dù là vô tình hay cố ý, thì khi lời nói của chúng ta không chính xác, sai lệch với hiện thực thì chính là dối trá.
Nói dối có thể chia thành hai loại, là nói dối vô hại và nói dối có hại. Mục đích của các lời nói dối gây hại có thể là vì muốn bao che cho sự thật không tốt, muốn thu hút sự chú ý của người khác, muốn hãm hại ai đó… Và tất nhiên, dù là mục đích gì thì nó cũng đem đến cho người đó những hậu quả khôn lường. Những lời nói dối, nó sẽ dần dẫn lối khiến cho chúng ta có một thói quen tệ hại. Chúng khiến ta đánh mất niềm tin từ những người xung quanh, tự dựng lên cho mình một bức hình của kẻ dối trá, không đáng tin cậy. Từ đó, dần dần bị mọi người xa lánh, cô lập, trở thành một kẻ lạc lõng trong tập thể. Nhưng hơn cả như vậy, những lời nói dối còn khiến cho người nghe hiểu sai, phán đoán sai về tình hình thực tế, từ đó dẫn đến các quyết định sai lầm, ảnh hưởng nặng nề đến họ và cả tổ chức nữa. Sau lần đó, người nói dối sẽ phải gánh lấy những hậu quả khó tưởng được.
Như vậy, những lời nói dối luôn đem đến những tai hại cho bản thân người nói. Vì thế nên, chúng ta không nên nói dối, trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là bài học mà bất kì ai trong chúng ta cũng được học, được dạy dỗ từ khi tấm bé đến khi trưởng thành. Thế nhưng, vẫn có nhiều người cố tình phớt lờ đi những điều mình đã được học, đã được dặn để vi phạm vào vùng cấm ấy. Thật đáng phê phán thay những con người không có lập trường này.
Qua những luận điểm trên, một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng nói dối là có hại cho bản thân chúng ta và những người xung quanh.
2
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu là tương thân tương ái. Điều đó được gửi gắm qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Trước hết, câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Các bà, các mẹ thường dùng lá để gói bánh, đồ ăn. Nhiều lớp lá xếp lên nhau, lá rách ở bên trong, những lá lành ở bên ngoài. Từ đó, chúng ta liên tưởng đến con người. Hình ảnh “lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ rằng con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh.
Lời khuyên được gửi gắm trong câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sung sướng, hạnh phúc. Có người nghèo khổ, bất hạnh. Bởi vậy, con người cần có tấm lòng biết chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn luôn sống giàu tình yêu thương. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, dân tộc Việt Nam đã phát huy được truyền thống tốt đẹp này. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng "hạt muối cắn đôi" với anh bộ đội Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Khi đất nước phải đối mặt với giặc đói, nhân dân ta vẫn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau. Ở thời điểm hiện tại, nhiều mạnh thường quân vẫn chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Các chương trình thiện nguyện đã đem những chiếc áo ấm, sách vở và kiến thức đến với các em nhỏ vùng cao. Nhiều người tích cực tham gia chương trình hiến máu nhân đạo, giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo…
Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, tinh thần tương thân tương ái vẫn được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Khi giúp đỡ mọi người xung quanh, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn.
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Chúng ta hãy biết trao đi yêu thương, để nhận được những điều tốt đẹp hơn.