Cảm thụ hình ảnh chị Châu Hoà Mãn địu con trong bài Cô Tô
Cảm ơn các bn trc
cảm nhận của em về chị Châu Hòa Mãn địu con '' trong bài cô tô''
7. Kết thúc bài ký Cô Tô là suy nghĩ của tác giả về chị Châu Hòa Mãn: "Trông chị Châu Hòa Mãn địu con thấy nó yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những người dân ở đây như thế nào?
Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con rất dịu dàng được so sánh giống như biển cả là người mẹ mớm cá cho lũ con lành . Điều này thể hiện tình mẫu tử của người mẹ tô thêm vẻ đẹp cho đảo Cô Tô . Từ cái giếng nước ngọt “đậm đà mát nhẹ” tới hình ảnh của chị Châu Hòa Mẫn địu con, đoạn văn đã giới thiệu cho người đọc nhận ra sự cần mẫn và tình người chan hòa vui vẻ và đậm đà của con người trên đảo.
Kết thúc bài ký Cô Tô là suy nghĩ của tác giả về chị Châu Hòa Mãn: "Trông chị Châu Hòa Mãn địu con thấy nó yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những người dân ở đây như thế nào?
Cách kết thúc mà tác giả nêu thể hiện tình mẫu tử của người mẹ, tô thêm vẻ đẹp cho đảo Cô Tô. Từ cái giếng nước ngọt “đậm đà mát nhẹ” tới hình ảnh của chị Châu Hòa Mẫn địu con, đoạn văn đã giới thiệu cho người đọc nhận ra sự cần mẫn, tình người chan hòa vui vẻ và đậm đà của con người trên đảo.
Đặt nhan đề cho đoạn văn sau:" Trông chị Châu Hòa Mãn địu con,thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành."(Trong bài "Cô Tô")
cảm thụ chi tiết " Trông chị Châu Hòa Mãn địu con thấy nó dịu dàng , yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành"
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.Vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
mk nhầm
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.Vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Cảm nhận hình ảnh cây tre trong chiến đấu bài Cây tre Việt Nam và hình ảnh chị Châu Hoà Mãn địu con trong bài Cô Tô
Cảm ơn các bn trc
Gợi ý:
-Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà tre còn góp phần công sức của mình vào công cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện ngày xưa kể về anh hùng thán gióng chúng ta đã thấy được hình ảnh của những bụi tre khi được Thánh gióng lấy để đánh giặc. Thế mới biết, không chỉ có tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp mà ngay từ những thế hệ ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu chống quân thù. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp sau này thì tre càng trở nên quan trọng bảo vệ cho quê hương làng xóm. Những thân tre cứng cáp được vót nhọn thành những cây chông mang sức mạnh của riêng mình. Nó đã trở thành nỗi sợ hãi của những kẻ đi xâm chiếm phải kiêng nể mỗi khi có ý định đi chiếm đóng những làng quê của chúng ta.
-Trong nền văn hóa của đất nước chúng ta vai trò của cây tre đã trở thành một hình tượng lớn mà không thể không nhắc tới. Với hinh ảnh “ vòm tre rợp bóng vươn cao, nghiêng mình ôm ấp những xóm làng,, như ôm ấp cuộc đời của cả dân tộc. Bóng tre đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho làng quê Việt Nam, những bóng tre râm mát như giúp cho con người luôn cảm thấy thân thương, nhờ vậy dù có đi tới bất kì nơi nào thì chỉ cần nhìn hình ảnh của những cây tre sẽ giúp chúng ta cũng giống như đã cảm nhận được âm thanh của làng quê ở trong lòng của mình vậy. Tre cũng như cánh tay của những người nông dân. Có lẽ bởi thế mà hình ảnh của cây tre trong những tác phẩm văn thơ là không thể nào đếm được. Chúng luôn được những nhà thơ, nhà văn nghĩ ngay tới khi viết nên những tuyệt khúc cho cuộc đời. Tác giả thậm chí còn nêu lên những ví dụ về sự gắn bó giữa tre và con người trong suốt cả cuộc đời. Khi chúng ta còn nhỏ, tre chính là chiếc nôi đưa ta vào trong giấc ngủ êm đềm, khi đã lớn, tre chính là nơi tạo bóng mát cho những cặp lương duyên hẹn hò, nên đôi vợ chồng. Tre cũng là nguồn vui của lũ trẻ qua những trò chơi đánh chuyền đánh chắt. Người già thì cùng nhau ngồi tâm tình bên những điếu cày bằng tre.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lẽ hình ảnh cây tre không còn quá xa lạ với con người Việt Nam, đặc biệt là con người ở những vùng quê,vùng nông thôn. Cây tre không chỉ gắn liền với hoạt động sinh hoạt, hoạt động lao động sản xuất của con người mà cây tre còn là một người đồng hành trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nên có thể có những cây tre này là chứng nhân lịch sử của quá trình đấu tranh hào hùng của dân tộc ta, thậm chí cây tre từ bao giờ đã trở thành biểu tượng cho con người cũng như sức mạnh của con người Việt Nam. Viết về cây tre với tất cả niềm tự hào, yêu mến nhà thơ Thép Mới đã viết bài thơ “Cây tre Việt Nam”, đây là bài thơ hay, tái hiện lại chân thực về cây tre, người bạn đồng hành thân thiết của dân ta cả trong thời chiến cũng như thời bình.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thép Mới đã thể hiện niềm cảm thái của mình về nguồn gốc cũng như sự ra đời của cây tre, đó chính là sự băn khoăn, trăn trở nhà thơ tự hỏi mình bằng một câu hỏi tu từ. Và câu hỏi đó nhà thơ không hướng đến tìm kiếm câu trả lời mà khẳng định tre đã có tự ngàn xưa, trong những câu “chuyện ngày xưa”, đó là những bờ tre xanh thấp thoáng trong những câu ca dao hay trong những câu truyện cổ dân gian:
“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”
Cây tre đã có tự bao đời, có lẽ có có từ khi có sự xuất hiện của con người, cũng có thể là từ khi con người bắt đầu làm hoạt động sản xuất, lao động. Ở đây nhà thơ cũng trăn trở về nguồn gốc ra đời của cây tre. Nhưng sự trăn trở này không hề nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời thích đáng mà lại là cơ sở để nhà thơ khẳng định sự gắn bó, gần gũi của cây tre với cuộc sống của những người dân Việt Nam “Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”. Từ sự khẳng định mối quan hệ gắn bó với tre, nhà thơ Thép Mới đã đi miêu tả chi tiết, cụ thể những đặc điểm của tre. Qua đó cũng thể hiện được niềm tự hào khi gợi nhắc đến hình ảnh kiên cường của những con người Việt Nam ta.
“Thân gầy gộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu”
Cây tre là loại cây thân thẳng, nhỏ, lá không xum xuê um tùm như những loại thân gỗ khác mà rất mảnh và nhỏ. Từ những đặc điểm cấu tạo của cây tre, nhà thơ cũng đã khái quát qua câu thơ “Thân gầy gộc, lá mong manh”, đó là những nhận xét chủ quan của nhà thơ, với những đặc điểm như vậy người đọc cũng có thể cảm nhận được cái gì đó yếu ớt, mềm dẻo “Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”, câu thơ này không phải sự hoài nghi về sức sống của cây tre mà chỉ là điểm tựa để nhà thơ Thép Mới thể hiện được cảm xúc mạnh mẽ, dạt dào của mình về sức sống mạnh mẽ của những cây tre ngỡ như mỏng manh, yếu ớt đó “Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Không như vẻ bề ngoài của mình, cây tre là loại thực vật thích nghi khá tốt, nó có thể phát triển xanh tốt trên mọi loại địa hình. Đặt trong mối liên hệ với con người Việt Nam, lại gợi ra những phẩm chất tốt đẹp, đó là đặc tính thích nghi tốt với môi trường sống, đó chính là sự kiên cường, mạnh mẽ trong cuộc sống của con người Việt Nam.
“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
Những câu thơ trên thể hiện được lối sống lạc quan, kiên cường của những cây tre “Có gì đâu, có gì đâu/ Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều”, đất đai hay rộng hơn là môi trường sống tuy có cằn cỗi, khắc nghiệt thì những cây tre vẫn vươn lên tươi tốt. Đáng quý hơn nữa là những cây tre không coi đó là một sự trở ngại của sự phát triển mà còn rất lạc quan vào sự sinh tồn của mình “Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều”, đây chỉ là sự lí giải chủ quan của nhà thơ về đặc tính sinh trưởng của cây tre mà còn hướng đến những phẩm chất cần cù, mạnh mẽ lạc quan của con người Việt Nam ta, chính sự siêng năng, cần cù ấy khiến cho con người vượt lên tất cả những khắc nghiệt của hoàn cảnh, của môi trường sống “Rễ siêng không ngại đất nghèo khó/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Rễ tre thường là dạng rễ chùm, phát triển nhiều nên nó trở thành biểu tượng của sự cần cù. Không những thế những cây tre này luôn yêu đời và tin tưởng vào cuộc sống:
“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre không đứng khuất mình bóng râm”
Sống kiên cường, mạnh mẽ là thế nhưng những cây tre này không ỷ lại vào sức sống của mình, chúng luôn sống đoàn kết thành những khóm, những cụm. Và cũng chính sự quay quần, đoàn kết đó mà không có một sức mạnh nào của tự nhiên có thể quật ngã chúng, chúng luôn bao bọc, che chở cho nhau:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
Hoàn toàn là những đặc tính tự nhiên, đặc tính sinh học của những cây tre nhưng nhà thơ đã thể hiện nó một cách sống động, chân thực làm cho người đọc liên tưởng đến sự đoàn kết, che chở gắn bó keo sơn của con người Việt Nam, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử thì con người Việt Nam vẫn kiêu hãnh, hiên ngang, sống đoàn kết đã trở thành nguồn sức mạnh vô tận của tre cũng là của con người Việt Nam, đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao nên lũy nên thành tre ơi” ở đầu bài thơ, tre có thể gầy gộc, con người Việt Nam có thể trông yếu đuối, mỏng manh đấy nhưng họ có sức mạnh đoàn kết, có sức mạnh tinh thần, từ đó mà “Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.
“Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre dành cho con”
Đến những câu thơ này ta có thể thấy tre đã trở thành hóa thân của con người Việt Nam, gianh giới giữa tả người và tả vật đã nhạt nhòa, vì đọc đến câu thơ nào cũng gợi sự liên tưởng mạnh mẽ đến con người cũng như những phẩm chất tốt đẹp của con người, của dân tộc Việt Nam, đó chính là sự kiên cường, ngay thẳng dù chết cũng không chịu luồn cúi, không chịu mất nước “Nòi tre đâu chịu mọc cong”, và dù tính mạng không còn những thế hệ con cháu vẫn sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó “Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng”. Sức sống ấy, tinh thần ấy vẫn được kế thừa qua bao đời, thậm chí đời sau hơn đời trước “Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”, và trong cách nhìn của nhà thơ thì sự nối tiếp ấy là hiển nhiên, không có gì lạ lùng “ Tre già măng mọc có gì lạ đâu”
Như vậy, thông qua miêu tả hình ảnh của cây tre, nhà thơ Tú Mỡ đã lồng ghép hài hòa, thành công dáng vóc, phẩm chất kiên cường, ngay thẳng mạnh mẽ của con người Việt Nam vào đấy, có lẽ vì vậy mà tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam, chính là sự tương đồng, trùng hợp đến là ngỡ ngàng đấy.
Câu 3:Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn sau và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn ?
“Trông chị Châu Hoà Mãn địu con , thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.
viết 1 đoạn ngắn chỉ ra và phân tích hình ảnh so sánh cuối bài:"trông chị châu hòa mãn địu con,thấy nó dịu dàng yên tâm nhứ cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành"
giúp mình với các bạn ơi!
Hình ảnh so sánh hành động địu con của chị châu với "hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành" gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Qua hình ảnh trên ta thấy được tình yêu thương sâu sắc của chị Châu dành cho đứa con nhỏ của mình. Đó cũng là tấm lòng muôn đời của người mẹ Việt Nam trải qua bao nhiêu thế hệ vẫn được gìn giữ. Từ đó, ta cũng học được các trân trọng và yêu thương người mẹ của mình hơn.
tình cảm của tác giả đối với biển và những con người bình dị trên đảo thể hiện qua hình ảnh chị Châu Hòa mãn ở đoạn kết bài kí Tô Cô
Giúp mik nha phải ộp trước 10h rồi
TICK HẾT
Cách kết thúc này cho thấy tình cảm yêu quý, tình mến thương và trân trọng của tác giả với biển cả và con người bình dị trên đảo Cô Tô. Tác giả yêu quý và trân trọng tất cả những vẻ đẹp, con người thuộc về nơi này. Cách miêu tả bình dị và chân thực, sinh động càng thể hiện tình cảm của tác giả đối với tất cả những gì thuộc về Cô Tô.
-không phải của mình nha-