Chức năng của các cơ quan ; thị giác, thính giác,vị giác, xúc giác, khứu giác. Tại sao chúng được gọi là cơ quan phân tích?
Dựa vào bảng 27.1, nêu tên và chức năng chính của các cơ quan. Từ đó, nêu khái quát chức năng của mỗi hệ cơ quan.
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.1.
Bảng 65.1. Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa
Các cơ quan | Chức năng |
---|---|
Rễ | |
Thân | |
Lá | |
Hoa | |
Quả | |
Hạt |
Các cơ quan | Chức năng |
---|---|
Rễ | Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây. |
Thân | Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây. |
Lá | Thu nhận ánh sáng để quang hợp, tạo chất hữu cơ cho cây; trao đổi khí với môi trường ngoài và thoát hơi nước. |
Hoa | Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. |
Quả | Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt. |
Hạt | Nảy mầm thành cây con duy trì và phát triển nòi giống. |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.2.
Bảng 65.2. Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người
Các cơ quan và hệ cơ quan | Chức năng |
---|---|
Vận động | |
Tuần hoàn | |
Hô hấp | |
Tiêu hóa | |
Bài tiết | |
Da | |
Thần kinh và giác quan | |
Tuyến nội tiết | |
Sinh sản |
Các cơ quan và hệ cơ quan | Chức năng |
---|---|
Vận động | Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể giúp cơ thể cử động và di chuyển. |
Tuần hoàn | Vận chuyển chất dinh dưỡng oxi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết. |
Hô hấp | Thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. |
Tiêu hóa | Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải các chất thừa không thể hấp thụ được. |
Bài tiết | Thải ra ngoài cơ thể các chất dư thừa, không cần thiết hay độc hại cho cơ thể. |
Da | Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể |
Thần kinh và giác quan | Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn. |
Tuyến nội tiết | Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng đảm bảo tính ổn định của môi trường bên trong của cơ thể. |
Sinh sản | Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống |
kể tên các cơ quan hệ bài tiết nước tiểu và chức năng của các cơ quan đó
Tham khảo:
- Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn nước tiểu, sau đó thải ra ngoài qua ống đái.
TK - Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn nước tiểu, sau đó thải ra ngoài qua ống đái.
TK:
Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn nước tiểu, sau đó thải ra ngoài qua ống đái.
Câu 5: Kể tên các cơ quan ở thực vật và chức năng của các cơ quan đó
Cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng.
Cơ quan sinh sản là hoa quả hạt có tác dụng là tạo ra quả và hạt
Cơ quan sinh dưỡng là: tổng hợp các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ cho cây
kể tên các hệ cơ quan.trong hệ cơ quan và cho biết chức năng của hệ cơ quan đó
Các cơ quan trong từng hộ cơ quan
| Chức năng của hệ cơ quan | |
Hệ vận động | Cơ và xương | Giúp cơ thể vận động |
Hệ tiêu hoá | Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá | Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. |
Hệ tuần hoàn | Tim và hệ mạch | Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô -> Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào. |
Hệ hô hấp | Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi | Giúp cơ thể trao đổi khí (02 và C02). |
Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái | - Lọc máu. - Bài tiết nước tiểu. Duy trì tính ổn định của môi trường trong. |
Hệ thần kinh | Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh | Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh. |
Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có da, các giác quan, các hệ cơ quan là hệ sinh dục giúp duy trì nòi giống, hệ nội tiết giúp điều khiển, điều hoà quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng hoocmôn.
hệ tiêu hóa gồm có các hệ cơ quan nào và chức năng của các hệ cơ quan đó?
Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). Trong hệ thống này, quá trình tiêu hóa có nhiều giai đoạn, là hệ đầu tiên bắt đầu ở miệng(khoang miệng). Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể. Tiết nước bọt giúp thức ăn có thể nuốt được để vượt qua thực quản và tiến vào dạ dày.
Hệ tiêu hoá gồm có: miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.
Chức năng: tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Thực vật chia thành những cơ quan nào? nêu chức năng chính của các cơ quan.
Thực vật chia làm 2 cơ quan chính đó là
Cơ quan sinh dưỡng : nuôi dưỡng cây phát triển
Cơ quan sinh sản : duy trì nòi giống
Học tốt
Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng 2
Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động | Cơ và xương | Giúp cơ thể vận động |
Hệ tiêu hóa | Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá | Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng |
Hệ tuần hoàn | Tim và hệ mạch | Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô ; Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào |
Hệ hô hấp | Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi | Giúp cơ thể trao đổi khí (02 và C02) |
Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái | -Lọc máu. -Bài tiết nước tiểu. Duy trì tính ổn định của môi trường trong. |
Hệ thần kinh | Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh | Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh. |
Nêu ví dụ thể hiện sự phối hợp của các cơ quan trong thực hiện chức năng của hệ cơ quan.
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn… các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.