Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
lê thị hương giang
Xem chi tiết
lê thị hương giang
21 tháng 10 2016 lúc 7:15

abcdefghijklmnop

kudo shinichi
21 tháng 10 2016 lúc 8:46

cái quái j đấy hum

Azumi Chan
Xem chi tiết
trwng
5 tháng 5 2019 lúc 22:19

A)Theo mk hành động của Lâm là sai vì Lâm ko hỏi ý kiến bác mà đã tự ý mở ra xem vì như thế là xâm phạm quyền riêng tư của người khác(chắc thế)

B)Nếu mk là Lâm mk sẽ hỏi ý kiến Bác rồi đọc lá thư cho Bác ý nghe.

PDomino Life
5 tháng 5 2019 lúc 22:26

A) hành động của Lâm là sai vì bác tám ko nhờ Lâm đọc hộ

b) Nếu là lâm, em sẽ hỏi bác tám có cần đọc hộ thư ko, nếu ko thì em sẽ trả bác, còn nếu cần thì em sẽ đọc hộ Bác

k mình đúng nhé!!!!!

Nguyễn Trọng An
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hải
15 tháng 3 2021 lúc 20:11

1.Ý kiến của Cô-péc-ních cho rằng trái đất là một hành tinh quay quanh mặt trời là khác hẳn với ý kiến chung lúc bấy giờ cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao thì quay quanh trái đất

2. Ý kiến của Cô-péc-ních cho rằng trái đất là một hành tinh quay quanh mặt trời là khác hẳn với ý kiến chung lúc bấy giờ cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao thì quay quanh trái đất.
3. Hai nhà bác học này dũng cảm, dám khẳng định rằng trái đất và các hành tinh khác xoay quanh mặt trời. Kiên quyết bảo vệ chân lý khoa học, không màng tính mạng của mình

#hoctot

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trọng An
15 tháng 3 2021 lúc 20:12

câu 3 đâu

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trọng An
15 tháng 3 2021 lúc 20:19

răng câu 2 giống câu 1

Khách vãng lai đã xóa
gấm nguyễn
Xem chi tiết
tranduclong
Xem chi tiết
Lưu Thanh Vy
12 tháng 7 2019 lúc 21:10

Đây là bài văn mk cop trên mạng bn tham khảo nha

Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:

Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.

Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.

Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:

- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?

Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.

Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.

Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:

- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?

Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.

Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:

- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.

Hùng ấp úng:

- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!

Cô mỉm cười và nói:

- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.

Rồi cô ngoảnh sang Hải:

- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.

Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:

- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.

Cô giáo tiếp lời Hải:

- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?

Hùng nhìn cô và đáp:

- Dạ vâng, thưa cô.

Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:

- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?

Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.

Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.

Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: "Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác". Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.

Lưu Thanh Vy
12 tháng 7 2019 lúc 21:27

Như thế này đc ko

Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

‐ Ghi lại thái độ của bố mẹ?

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

Kudo Shinichi
Xem chi tiết
quách anh thư
5 tháng 2 2018 lúc 19:34

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to,  loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

2/  Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích  thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích  và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài:

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

Đỗ Hoàng Long
5 tháng 2 2018 lúc 19:35

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.

II. THÂN BÀI

1.      Nguồn gốc, xuất xứ

-    Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.

-    Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.

2.     Cấu tạo

-     Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.

-     Hình dạng rất phong phú, đa dạng.

-     Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.

-     Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.

-     Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.

-     Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.

3.     Cách sử dụng và bảo quản

-     Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.

-     Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.

4.     Ý nghĩa

Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

-     Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.

-     Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.

-     Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.

III. KẾT BÀI

-     Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.

-     Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.



 

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to,  loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

2/  Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích  thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích  và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài:

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

Tôi y Phùng Thế Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Nhi
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
29 tháng 2 2020 lúc 16:11

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.
“ Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.
“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc. ”
Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:
“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau. ”
Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.
Ở đoạn kết tác giả viết
“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ “lẽ thường tình”hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.
Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam

Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 11 2023 lúc 23:36

- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác với chiến sĩ và dân công

" Rồi bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng."

*

" Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn”

" Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau"

- Em thích nhất chi tiết “Sợ cháu mình giật thột/ Bác nhón chân nhẹ nhàng”