Những câu hỏi liên quan
Đinh Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
20 tháng 3 2017 lúc 11:53

Quang Trung đại phá Quân Thanh 1789 ( từ 25-12- 1788 à 30-1- 1789 ( từ 30 Tết Mậu Thânà mùng 5 Tết Kỷ Dậu ).

* Vua Quang Trung chuẩn bị đại phá quân Thanh :

- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hòang đế , lấy hiệu là Quang Trung , rồi tiến quân ra Bắc ,mộ thêm quân ở Nghệ An .

- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân , làm Lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ .

- Đến Tam Điệp(Ninh Bình), cho binh sĩ ăn tết trước rồi đánh quân Thanh trong tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết đánh tan quân giặc .

* Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa :

Từ Tam Điệp quân Tây Sơn chia làm 5 đạo tiến ra Bắc:

+Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long .

+Đạo thứ hai và ba đánh vào Tây NamThăng Long và yểm trợ cho đạo chủ lực .

+ Đạo thứ tư ra phía Hải Dương và thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch .

-Đêm 30 tết ta vượt sông Gián Khẩu, đồn ngụy bị tiêu diệt.

-Đêm mồng 3 tết ta vây đồn Hạ Hồi, địch hạ khí giới .

-Mờ sáng mồng 5 tết ta vây đồn Ngọc Hồi.

-Cũng mồng 5 tết quân ta tấn công chiếm đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống tự tử.

-Trưa mồng 5 tết Quang Trung và Đô đốc Long tiến vào Thăng Long. Tôn sĩ Nghị và bè lũ rút chạy, bị quân ta chặn đánh tại Phượng Nhãn. Đất nước hòan tòan giải phóng.

Bình luận (1)
Hồ Tấn Phúc
11 tháng 4 2018 lúc 20:16

ko biết

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Hàn Vũ
20 tháng 3 2017 lúc 16:43

au khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).

- Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.

Lược đồ diễn biến trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa (Tết Kỷ Dậu -1789)

- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.

- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .

- Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.

- Đánh cho để dài tóc

- Đánh cho để đen răng

- Đánh cho nó chích luân bất phản

- Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

- Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ. (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).

- Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn

Phối cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại núi Bân

- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

*Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ:

- Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.

- Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

TICK NHA MÁkhocroi

Bình luận (0)
Vương Hoài Linh
Xem chi tiết
Asriel Dreemurr nghỉ làm...
22 tháng 7 2021 lúc 15:10

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang biên giới và tràn vào lãnh thổ Đại .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hoàng Khánh Chi
22 tháng 7 2021 lúc 15:11

Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh: ... Phong trào Tây Sơn đã thực hiện thành công sứ mạng bảo vệ độc lập dân tộc, đánh bại quân xâm lược từ hai phía Nam và Bắc của đất nước mà người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo kháng chiến thắng lợi là Nguyễn Huệ.

* Search gg , sai thì thông cảm *

Vs cả bạn có cái avt giống mk á , trùng hợp ghê 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 10 2018 lúc 7:12

 - Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ cho đóng bè 2 lần vượt sông, bị ta phản công đẩy lùi về bờ Bắc.

    - Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm thơ "Nam Quốc Sơn Hà".

    - Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh "Ai còn bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố phong ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động.

    - Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

Bình luận (0)
Hạo LÊ
Xem chi tiết
Nya arigatou~
20 tháng 10 2016 lúc 20:27

1/ Kháng chiến bùng nổ
a) Chuẩn bị : Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị đấu tranh , xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt
b) Diễn biến :
- Cuối 1076 , quân Tống vào nước ta bằng hai đường : thủy và bộ
- 1/1077 , Quân Tống tiến vào nước ta
- Nhà Lý đánh được nhiều trận nhỏ và cản bước tiến kẻ thù
- Quân của Lý Kế Nguyên ngăn chặn bước tiến của quân thủy
c) Kết quả :
- Quân Tống bị chặn lại và đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt . Quân thủy cũng bị đánh chặn

*****************
2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Quách Quỳ cho quân vượt sông tấn công vào phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công.
- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông, bất ngờ tấn công vào đồn giặc.
b. Kết quả:
a. Diễn biến:
- Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”.
- Quách Quỳ chấp nhận “giảng hòa” và rút quân về nước.
c. Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng của quân dân ta.
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
d. Ý nghĩa lịch sử:
- Củng cố nền độc lập của đất nước.
- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- Là một trong những trận đánh lớn trong lịch sử nước ta.

Bình luận (1)
|___♡___|___ Mai Thúy Ki...
30 tháng 10 2016 lúc 8:48

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TỐNG ( 1075-1077 )
Phòng tuyến như nguyệt
Lược đố trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt .

GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)
1 Kháng chiến bùng nổ.
* Chuẩn bị :
- Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
+ Cho quân mai phục ở biên giới.
+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.
+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.
Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100 km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.
Diễn biến:
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
- Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.
- Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.

Lược đồ đường tiến công của quân Tống
Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh) .

2.Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
* Ý nghĩa:
- Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm.
- Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước, quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
- Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
* Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.
- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long.
- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.
- Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.
* Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống:
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi:
- Độc lập được giữ vững
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc.
- Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm

Bình luận (0)
Kotori Minami
22 tháng 12 2017 lúc 10:37

*Diễn biến

-Quách Quỳ nhiều lần cho quân tấn công phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta đẩy lùi

-Cuối xuân năm 1077, quân ta vượt sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào doang trại giặc-> quân Tống thua to

*Kết quả

-Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng việc giảng hòa

-Quách Quỳ chấp nhận và rút quân về nước

*Ý nghĩa lịch sử

-Đập tan mưu đồ xâm lược của quân Tống

-Bảo vệ nền độc lập dân tộc

ok

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
13 tháng 9 2023 lúc 21:21

- Học sinh quan sát lược đồ sau và xác định:

Hãy xác định trên lược đồ (tr. 7) địa điểm diễn ra Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ (ảnh 2)
Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 8 2019 lúc 10:30

-Năm 981 quân Tống theo hai đường thủy và bộ sang xâm lược nước ta.

-Vua Lê trực tiếp chỉ huy quân sĩ đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chống giặc. Nhiều trận ác liệt diễn tra trên song Bạch Đằng, cuối cùng quân thủy bị đánh lui.

-Trên bộ, ta chặn đánh địch ở Chi Lăng, buộc địch rút lui.

-Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt địch. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 7 2017 lúc 4:59

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp.

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh. 

Bình luận (0)
Hoàng Hùng Hoàng Hùng
Xem chi tiết
Kakaa
21 tháng 3 2022 lúc 10:07

B

Bình luận (0)
Hoàng Hùng Hoàng Hùng
21 tháng 3 2022 lúc 10:08

Giúp mình với 

Bình luận (0)
Mỹ Hoà Cao
21 tháng 3 2022 lúc 10:08

B

Bình luận (0)