bài tả hoàn hôn quê em tự làm giùm rồi . em chân thành cảm ơn
tả cảnh hoàng hôn ở quê em.
CHÚ Ý KO CHÉP MẠNG. AI LÀM ĐÚNG TICK 10 CÁI.....CẢM ƠN MNG Ạ!!!!!!!!!!!
viết đoạn văn còn đc chứ viết hẳn 1 bài văn thì dài lắm
còn ko cho chép mạng nx
mà chép mạng còn dài hơn cả chí tưởng tượng luôn ấy chứ
Đề bài: 1. Viết đoạn văn tả đầm sen quê em vào buổi sáng sớm
2. Viết đoạn văn tả đầm sen quê em khi hoàng hôn buông xuống
2. Viết đoạn văn tả đầm sen quê em dưới trăng
3 đoạn văn trên tả đầm sen gắn liền với tác dụng
các bác làm giúp mị nhé tả đầm sen nên bí quá
Cảm ơn trước mk đang cần gấp!!!
Tìm ba số tự nhiên liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 192.
Làm ơn, mấy chế lẹ lẹ giùm em nhé! Em có việc gấp. Xin chân thành cảm ơn rất rất rất nhiều.
Gọi 3 số liên tiếp đó là: a, a+2, a+4, Ta có:
(a+4)(a+2) - a(a+2)=192
=> a(a+2) + 4(a+2) - a(a+2)=192
=> a^2 + 2a + 4a + 8 - a^2 -2a = 192
=> (a^2-a^2) + (2a - 2a) +4a + 8 =192
=> 4a = 192 - 8
=> 4a = 184
=> a = 184/4
=> a = 46
Vậy: Ba số đó là 46, 48, 50.
( đề hình như thiếu chữ ' chẵn ')
Gọi 3 số tự nhiên cần tìm là a-2,a,a+2
Ta có:(a-2)a+192=a(a+2)
<->a^2-2a+192=a^2+2a
<->192=a^2+2a-a^2+2a
<->192=4a
<->a=48
-->a-2=46
a+2=50
Vây 3 số chẵn cần tìm là 46,48,50
Gọi x, x+ 2, x + 4 lần lượt là 3 số chẳn liên tiếp.
Ta có: (x+2)(x +4) - x(x + 2) = 192.
<=>x2+6x+8−x2x2+6x+8−x2-2x=192
<=>4x= 184
<=> x = 46
Vậy 3 số cần tìm là 46, 48, 50
Hãy viết một bài tập làm văn tự sự kết hợp vs miêu tả và biểu cảm kể về một kỉ niệm đáng nhớ với một vật nuôi mà em yêu thích. (ko viết mạng giùm mik ak, mik cảm ơn )
Hãy viết một bài tập làm văn tự sự kết hợp vs miêu tả và biểu cảm kể về một kỉ niệm đáng nhớ với một vật nuôi mà em yêu thích. (ko viết mạng giùm mik ak, mik cảm ơn )
Mọi người giúp em với ạ:Em hãy làm 1 bài văn nghị luận về câu tục ngữ"UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN"khoảng 400 chữ:thứ 2 em thi rồi mọi người giúp em với ạ mọi người hạn chế dùng văn mẫu ạ em chân thành cảm ơn.
EM HÃY TẢ CẢNH CHÀO CỜ TRƯỜNG EM PHẦN MỞ BÀI GIÁN TIẾP ( TỰ LÀM, KO CHÉP MẠNG.AI NHANH MÌNH TICK CHO RỒI KẾT BẠN LUÔN)
CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU!!!!!!
Sáng nay, sân trường như tấp nập, nhộn nhịp hẳn lên. Chưa đến giờ đầu tuần mà mọi người đã đến khá đầy đủ. Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng và cặp sách hòa lẫn trong màu sương sớm bàng bạc tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc sặc sỡ. Đây đó trên sân trường từng tốp học sinh tụm năm, tụm ba chuyện trò rôm rả. Dưới những gốc me, phượng vĩ khá đông những bạn gái quây quần thành vòng tròn xem một số bạn đang chơi trò banh đũa. Ở những chỗ tránh nắng, các bạn nam, chia thành từng đôi một chơi trò đá cầu. Một số khác đứng xung quanh vừa quan sát vừa động viên cổ vũ. Thỉnh thoảng, tiếng reo hò rộ lên bởi những đường cầu lắt léo đẹp mắt. Trên hành lang của các lớp học, rải rác từng tốp đang truy bài lẫn nhau. Tại khu vực lễ đài trước cửa phòng Ban Giám hiệu, thầy Tổng Phụ trách Đội đang hướng dẫn lớp trực nhật chuẩn bị hai hàng ghế cho các thầy cô và treo sẵn lá quốc kì lên đỉnh cột, đặt tượng Bác Hồ và bình hoa lên bàn. Tất cả đã chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng. Bỗng, một hồi trống từ phòng bảo vệ ngân vang, kéo dài trong không gian như giục giã mọi người nhanh chân về vị trí tập hợp của lớp mình. Mấy phút sau, các khối lớp, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô chủ nhiệm đều đã chỉnh tề đội ngũ. Duy chỉ có khối lớp Một, các thầy cô chủ nhiệm phải vất vả chạy lên, chạy xuống giúp các em đứng vào đúng vị trí của lớp mình. Trên lễ đài, thầy Tổng Phụ trách Đội điều khiển các lớp chỉnh đốn lại đội hình và kiểm tra sĩ số của từng lớp. Vài phút sau, đội hình đã ổn định, thầy trở lại vị trí nơi đặt chiếc micrô và âm li. Ở phía dưới đội hình, tiếng nói chuyện rì rầm vẫn kéo dài râm ran. Sau cái gật đầu của cô hiệu trưởng, thầy Tổng Phụ trách đội cầm chiếc micrô tiến về phía trước, chính giữa đội hình rồi dõng dạc hô to:
– Nghiêm! Không ai bảo ai, tự động nghiêm trang như một người lính trong đội ngũ. Không gian như ngưng đọng lại trong giây phút. Em có cảm giác như lúc này, những cành phượng, cành me xưa nay vốn hay đùa nghịch, giờ cũng lặng im không một cử động. Tiếng loa lại vang lên rành rọt trước lễ đài.
– Hướng về Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chào cờ... Chào! Quốc ca!
Bản nhạc trầm hùng cất lên giữa không gian tưởng như không một tiếng động nhỏ nào, làm cho âm thanh bài ca thêm rộn rã, trang nghiêm và hào hùng. Hàng trăm cặp mắt đăm đắm hướng lên đỉnh cột cờ, nhìn ngọn quốc kì phần phật tung bay trong gió sớm. Bản nhạc kết thúc bằng một âm điệu trầm, ấm ngân dài. Từ hàng đầu của lớp Năm A, bạn Phi Ngân liên đội trưởng từ từ tiến về phía thầy tổng phụ trách Đội, cầm chiếc micrô dõng dạc đọc năm điều Bác Hồ dạy thật nghiêm trang và kính cẩn. Nghi thức chào cờ được kết thúc bằng một chầu trống Đội nghe náo nức và rộn rã lòng người. Phần nội dung sinh hoạt đầu tuần mở đầu bằng báo cáo kết quả của lớp trực do cô Hoàng Lan đọc. Lớp dẫn đầu toàn trường lần này là lớp 5B. Cô mời cả lớp đứng dậy, biểu dương tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật và sự cố gắng vươn lên trong phong trào thi đua "Gương tốt, việc tốt", lập thành tích chào mừng ngày Hội truyền thống các nhà giáo Việt Nam 20-11. Một tràng pháo tay rộ lên kéo dài không ngớt, mãi đến lúc cô ra hiệu mới thôi. Cuối cùng, cô hiệu trưởng lên nhận xét, nhắc nhở toàn trường một số việc cần thiết trong tuần. Buổi lễ kết thúc trong niềm vui hân hoan phấn khởi. Tiếng trống Đội vang lên như giục giã thôi thúc chúng em, reo vui cùng chúng em trước những thành tích trong tuần đầu của phong trào thi đua.
Ngồi trong phòng học của mình mà không khí buổi chào cờ như còn đọng mãi trong em. Một không khí vừa trầm mặc, trang nghiêm biểu hiện của một niềm tôn kính, lại vừa hào hùng, kiêu hãnh về một dân tộc anh hùng. Ngoài kia, trong các vòm lá xanh um của cây me, cây phượng, mấy chú chim đang nhảy nhót hót ca, hòa cùng với chúng em niềm vui của một buổi học đầu tuần.
Giúp mình cả hai đề này nha! Mình xin chân thành cảm ơn! Đề bài : - Viết một bài văn miêu tả về Cây bàng ở sân trường em. - Viết một bài văn miêu tả về một người bạn của em.
Đề 1: TK#
Sân trường em trồng rất nhiều loại cây bóng mát nhưng em yêu nhất là cây bàng ở góc sân.
Cây bàng cao chừng ba mét. Tán cây xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to bằng một vòng tay em. Vỏ cây xù xì, màu nâu sẫm. Trên lớp vỏ màu nâu ấy có những u cục nổi lên như người bị bướu. Nhưng mấy ai biết được đằng sau lớp gỗ màu nâu xấu xí ấy là dọng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Cành cây như những cánh tay khổng lồ đang vươn ra để đón lấy ánh nắng mặt trời. Lá bàng hình bầu dục. Có lá to bằng bàn tay người lớn, có lá chỉ nhỏ bằng bàn tay em. Màu của lá cũng phục thuộc vào kích thước của lá. Lá bàng to thường có mầu sẫm hơn những lá bàng non mới nhú. Quả bàng to bằng viên bi lu, càng về sau càng thon lại. Khi chín, quả có màu vàng trong rất đẹp mắt. Lũ học trò chúng em thường rủ nhau hái những trái bàng, đạp nát lớp vỏ bên ngoài để tìm đến phần tinh túy rất thơm và bùi ở bên trong. Chẳng biết từ bao giờ quả bàng đã trở thành một trong những món ăn bỏ túi của học trò chúng em. Có lẽ người ta hay thấy lá bàng và quả bàng, mà ít ai biết rằng cây bàng cũng ra hoa. Hoa bàng có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa. Chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Phải thật tinh mới nhìn thấy những bông hoa bàng duyên dáng ẩn núp sau những tán lá rậm rạp.
Mùa đông, cây bàng khẳng khiu trụi lá. Khi xuân về lại như thay da đổi thịt. Những mầm non sau một kì đông được ấp ủ hé ánh mắt tinh nghịch đón chào nàng xuân ấm áp. Và khi hè sang, cả cây bàng bừng lên một màu xanh thẫm, tỏa bóng râm mát khắp một vùng rộng lớn. Khi những cơn mưa rào đã đi xa, những chiều gió se lạnh tràn đến, ấy là lúc thu đã vào mùa. Cả cây bàng nhuộm một màu vàng rực rỡ. Sắc vàng của lá thấm đẫm gió sương từ cuối thu sang đông, biến thành một màu đỏ ối. Những lúc ấy, cây bàng thật đẹp như một ngọn lửa sưởi ấm tiết trời giá lạnh của nàng Đông buốt giá.
Dưới gốc bàng tuổi thơ ấy, em đã có biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn bên thầy cô, bạn bè và mái trường. Rồi đây, mai này, khi lớn khôn, cây bàng nơi sân trường vẫn sẽ mãi là một tình yêu trong em, một nốt trầm để gợi nhớ về những năm tháng đầu đời đẹp đẽ.
Đề 2: TK#
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đều có một người bạn thân để chia sẻ, giãi bày tâm sự. Và em cũng có một người bạn như thế. Khánh Tú bằng tuổi em, nhà hai đứa lại ở gần nên chúng em chơi thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.
Ở Tú toát lên vẻ hóm hỉnh, hài hước rất dễ mến. Mái tóc màu cà phê, được cắt gọn gàng. Bạn bảo màu tóc đặc biệt đó là được thừa hưởng từ mẹ. Dù là con trai, hay phơi nắng phơi mưa cùng tụi bạn trong xóm nhưng nước da Tú vẫn trắng hồng, cộng với gương mặt bầu bĩnh, trông thật là dễ thương. Cặp mắt to tròn, đen láy như hai hòn bi ve, lúc nào cũng mở lớn, ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi. Đôi lông mày rậm cùng chiếc mũi thẳng nên ngoài những lúc cười thì trông Tú rất nghiêm nghị. Khuôn miệng luôn cười tạo thành hình trái tim, phô ra hai hàm răng trắng bóng. Đặc biệt Khánh Tú còn có hai má lúm đồng tiền. Mẹ em thường trêu rằng: “Tú hội tủ đủ mọi nét đẹp của con gái”. Tuy vậy, nhìn Tú vẫn ra dáng một cậu con trai nghịch ngợm mà đa tài.
Tú rất hiếu động, không lúc nào yên chân, yên tay. Giờ ra chơi, chỗ nào huyên náo nhất là chỗ đó có Tú. Cậu bạn thân của em có trí nhớ rất tốt, lại ham đọc sách nên thường kể lại cho chúng em nghe những gì cậu ấy đọc được. Nhờ khiếu kể chuyện cùng với lối pha trò tinh nghịch khiến mấy đứa chúng em, đứa nào cũng bò lăn ra mà cười. Tú luôn nghĩ ra những trò chơi thú vị. Trong các buổi diễn văn nghệ, Tú thường bắt chước tiếng kêu và hành động của các con vật, làm người xem lúc nào cũng thích thú.
Nghịch ngợm là thế nhưng khi chơi thể thao, cậu bạn ấy lại tỏ ra chín chắn, nghiêm nghị như người lớn. Khánh Tú chơi rất giỏi môn đánh cầu lông và thường xuyên được nhà trường chọn đi thi đấu các giải quan trọng của tỉnh, của thành phố. Ở trên lớp, Tú còn là một học sinh giỏi. Bạn khá các môn tự nhiên nên thường kèm các bạn khác học bài. Vì thế, qua các kì thi, điểm của mọi người khá dần lên và cuối học kỳ I vừa rồi, lớp em đã đạt được danh hiệu “Lớp xuất sắc”.
Hai đứa chúng em chơi với thân từ lúc còn học mẫu giáo nên từ sở thích, sở trường, sở đoản chúng em đều hiểu rõ của nhau. Em và Tú gắn bó với nhau như hình với bóng, mặc dù tính cách trái ngược nhau nhưng điều đó lại khiến chúng em khắc phục nhược điểm của bản thân và dễ dàng chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Tú hay sang nhà em chơi, giúp em học bài và cùng tập tành sáng tác thơ văn, sáng tác nhạc. Em có một cây đàn ghi-ta cho anh trai tặng nhân dịp sinh nhật. Mỗi buổi chiều, chúng em lại ra hiên ngồi, nghêu ngao hát. Những giây phút ấy, tuy hai đứa không nói câu nào nhưng vẫn để lại trong em nhiều cảm xúc khó quên.
Khánh Tú, cậu bạn đáng mến của em. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ Tú vì bạn không chỉ là một người con ngoan mà còn là trò giỏi, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Tả cánh đồng lúa chín ở quê em( chỉ viết thân bài, lấy mạng cx dc, tự viết càng tốt)
mk cảm ơn trc nha.
Em tham khảo nhé !
Cánh đồng lúa rộng lắm, đến chẳng thấy được bờ bên kia. Thật đúng như những gì mà em vẫn thường được đọc trong các câu thơ “cánh đồng lúa rộng mỏi cánh cò bay…”. Lúc này, cả cánh đồng lúa đã chín vàng ươm như củ nghệ. Nhìn từ xa, cứ như là cả một bãi biển vàng đang đọng lại giữa làng quê. Dưới ánh nắng ấm áp của buổi trời chiều, màu vàng của lúa chín cứ như phát sáng, như bừng lên. Đến mức, em mơ màng chẳng rõ đấy là màu vàng của nắng hạ đã ướp lên bông lúa, hay là màu vàng của bông lúa đã hắt lên nhuộm màu tia nắng. Chỉ biết, cả một khoảng lớn ấy rạng ngời sắc vàng tươi.
Những bông lúa ngày nào còn nhỏ xíu, e ấp nằm trong lớp áo của mẹ, giờ đã căng tròn, nở nang. Chúng xếp thành chùm thành chuối, khiến cả thân lúa phải trĩu xuống thành hình lưỡi liềm. Đó là một gánh nặng ngọt ngào. Mỗi khi có gió thổi qua, những bông lúa lại chao đảo, quay tới quay lui, hết đụng bên này lại đụng bên kia. Thành ra, trên cánh đồng lại diễn ra một buổi “hội nghị” rôm rả của các bông lúa chín. Chúng sẽ chụm đầu vào nhau rồi xào xạc. Chúng bàn gì thế nhỉ? Bàn về ngày nào sẽ được rước về sân phơi? Hay là đang mong ngày mai thời tiết đẹp để thuận lợi về nhà? Chẳng ai biết cả. Có chăng chỉ có những cơn gió là biết, nhưng mà gió sẽ chẳng nói đâu.
Thoang thoảng khắp cánh đồng là mùi lúa chín. Đó là mùi hương thật khó để diễn đạt, nó ngòn ngọt, bùi bụt, ngai ngái, quyện với cả hương mộc mạc của cỏ xanh ven các luống đi. Mùi hương đó được gọi là hương đồng nội. Mùi hương ấy chín đẫm dưới cái nắng mùa hè, thành ra thêm nồng nàn và ngây ngất. Nó khiến cho những người nông dân ra thăm đồng vui sướng cười vui. Họ ngồi xuống, ngắm từng bông lúa trong niềm hân hoan phấn khởi khi một ngày mùa bội thu đã sắp đến. Tiếng cười, tiếng nói rôm rả, náo nhiệt, khiến mấy chú cò trắng giật mình, cất cánh bay đi về phía chân trời xa.
Tham khảo nha em:
Đó là những ngày mùa hè nóng bức, nắng đa già, chuyển màu vàng cam, gay gắt, chói lóa đến mức khó mà nhìn thẳng lên vòm mây trên kia. Phía dưới, cả cảnh đồng lúa rộng mênh mông cũng đã chín vàng, nhưng là màu vàng dịu, mát mắt và nồng nàn. Những cây lúa nay đã cao lớn và đầy đặn, chín vàng từ dưới gốc. Chúng chen chúc nhau trong từng thửa ruộng đến vô tình mà che cả lối đi. Nếu muốn di chuyển thì phải lấy tay gạt lúa. Thế nên, nhìn từ trên cao, cả cánh đồng như một thảm lụa đang được phơi giữa trời. Những hạt lúa mặc áo vàng, thân hình tròn đầy, bụ bẫm, hồn nhiên lúc lắc trên cây lúa, chờ ngày được đón về kho rộng. Vì gánh nhiều hạt lúa, thân lúa nào cũng cong trĩu xuống, giống cái lưỡi liềm. Cũng tại thân lúa cong xuống, nên thuở ruộng lại càng trở nên chật chội. Mỗi khi có gió thổi qua, những bông lúa lại đung đưa, chụm đầu vào nhau, tạo nên âm thanh xì xào như chúng đang bàn tán sôi nổi về điều gì đó vậy. Theo hương gió, là mùi thơm nồng nàn của lúa chín, thôi thúc người ta sớm rước chúng về nhà.
Dọc các thửa ruộng, thường được bắt gặp những cô chú nông dân ra thăm lúa. Họ xem xét, trò chuyện để hẹn ngày thu hoạch. Trên các cành cây, những chú chim sẻ ríu rít chờ đợi những bông lúa được hái xuống để có một chầu no nê. Đằng xa phía chân trời, mấy cánh cò trắng muốt bảng lảng lướt qua rồi mất hút phía cuối biển vàng.
Đề bài: Hãy viết một bài văn tả cảnh hoàng hôn quê em.
Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu cảnh định tả: Là cảnh nào? ở đâu... (Cảnh hoàng hôn ở quê em).
- Ấn tượng chung của em về cảnh hoàng hôn đó như thế nào? (đẹp, lung linh...)
b. Thân bài (9đ)
- Tả cảnh thiên nhiên trên quê hương lúc hoàng hôn: Màu sắc bầu trời, mặt trời (ánh nắng nhạt dần), cây cối, cảnh vật...
- Tả hoạt động của con người trên quê hương khi hoàng hôn: Các bác nông dân đã rời đồng về nhà nghỉ ngơi, đàn trâu đàn bò đã trở về chuồng ngoan ngoãn, chim bay về tổ tìm chốn ngủ..
- Tâm trạng của em khi ngắm cảnh quê hương lúc hoàng hôn: buồn vui, lo lắng...
- Kỉ niệm đáng nhớ của em khi ngắm hoàng hôn. (1đ)
- HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả vẻ đẹp của hoàng hôn. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh hoàng hôn: đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Cảnh hoàng hôn trên quê hương đã làm giàu có thêm vẻ đẹp cho xứ sở, làm phong phú hơn cho các giác quan của mỗi người.