Bài Vượt Thác được miêu tả theo trình tự nào, hãy chỉ rõ
Văn bản "Vượt thác" được miêu tả theo trình tự thời gian và không gian.
Trình tự không gian lần lượt là :
- Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
- Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Bố cục bài văn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”=> Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò=> Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
Đoạn 3: Phần còn lại.=> Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Văn bản được miêu tả theo trình tự thời gian.
Hãy tìm bố cục của văn “ Vượt thác ” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
em hãy miêu tả trình tự con thuyền khi chưa vượt thác , đã vượt thác và sau khi vượt thác
Xuất xứ: Vượt thác trích từ chương XI của tiểu thuyết Quê nội, tên đoạn trích do người biên soạn sách đặt.
- Tóm tắt: Văn bản Vượt thác mở ra trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên nơi con sông Thu Bồn và hành trình vượt thác của con thuyền vượt qua những chặng địa hình khác nhau khi qua đoạn sông phẳng lặng, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bao la đó là hình ảnh dượng Hương Thư với vẻ đẹp phi thường, dũng mãnh.
- Nội dung:
+ Giúp người đọc hình dung rõ nét bức tranh thiên nhiên nơi vùng sông nước rộng lớn, hùng vĩ, bao la, bát ngát.
+ Ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp phóng khoáng, khỏe mạnh, dũng cảm, thông minh, lại vô cùng khiêm nhường của con người, nổi bật ở đây là hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư. Qua đó, tác giả bày tỏ sự trân trọng, ngợi ca tính cách, phẩm chất của con người lao động Việt Nam nói chung.
Giá trị nghệ thuật:
- Điểm nhìn trần thuật tự nhiên, sinh động theo hành trình vượt thác của con thuyền.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc miêu tả cảnh vật và hành động của con người.
- Vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, các thành ngữ dân gian, lối nói cường điệu giúp nhân vật hiện lên vô cùng sống động, gợi cảm và có hồn hơn.
Cảnh con thuyền vượt thác trong bài “Vượt thác” được miêu tả như thế nào?
Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như sau:
- Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước
- Thuyền cố dấn lên
Văn bản Sông nước Cà Mau và Vượt thác miêu tả cảnh gì?Ở đâu?Điểm nổi bật của cảnh là gì?
Cảnh đc miêu tả theo trình tự nào?
- Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.
- Trình tự miêu tả: đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.
- Điểm nổi bật :
- Đoàn Giỏi viết về cách “người ta gọi tên đất, tên sông". Người Nam Bộ không dùng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Nhà văn đã dẫn chứng một loạt tên gọi như rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía,..., kế cả tên gọi “Cà Mau là nói trại đi theo chữ tức khơ mâu, tiếng Miên nghĩa là “nước đen’”'. Với cách đặt tên ấy khách chỉ cần nhớ tên gọi là có thể miêu tả đặc điểm nổi bật của vùng ấy. Điều đó biểu lộ đức tính chuộng sự đơn giản nhưng hiệu quả của người phương Nam.
Lê
mình viết nhầm phần điểm nổi bật ; mình đã sửa lại nếu thiếu bạn có thể bổ sung thêm cho thật hoàn chỉnh :
- Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo đặc điểm riêng biệt của đất, sông
-Chợ họp trên sông, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người mua bán thuộc nhiều
dân tộc, có thể mua mọi thứ không cần bước ra khỏi thuyền
-Đi lại mua bán bằng thuyền, có thể mua bán trao đổi mọi hàng hóa ngay trên
thuyền
-Chợ sầm uất, có nhiều hàng hóa, người mua bán đông vui nhộn nhịp
-Ánh đèn chợ rực rỡ chiếu sáng trên mặt nước như những khu phố nổi
-...
Bài 1: Qua bài “Vượt Thác” em cảm nhận thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả như thế nào ?
Bài 2: Chỉ ra phép so sánh trong thơ. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào, phân tích tác dụng ? ( Bài tập sgk /trang 43)
Bài 3: Hãy nêu những câu văn sử dụng phép so sánh trong bài “vượt thác” . Em thích hình ảnh nào vì sao ?
Bài 4: Dựa vào bài “vượt thác”, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả Dượng Hương Thư đưa thuyền qua thác dữ trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu ?
Bài 1: Qua bài “Vượt Thác” em cảm nhận thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả như thế nào ?
Bài 2: Chỉ ra phép so sánh trong thơ. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào, phân tích tác dụng ? ( Bài tập sgk /trang 43)
Bài 3: Hãy nêu những câu văn sử dụng phép so sánh trong bài “vượt thác” . Em thích hình ảnh nào vì sao ?
Bài 4: Dựa vào bài “vượt thác”, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả Dượng Hương Thư đưa thuyền qua thác dữ trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu ?
Em hãy viết một đoạn văn khảng 3-5 câu miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè, trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa( chỉ rõ ra phép so sánh và nhân hóa đó)
C2: Dựa vào văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh dượng hương thư vượt thác
Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.
- Trong bài sông nước Cà Mau:
+ Tác giả đi từ ấn tượng khái quát tới cụ thể -> mang tới hình ảnh thiên nhiên và con người Nam Bộ tấp nập, trù phú, độc đáo.
- Trong bài Vượt thác tác giả tả cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những địa hình khác nhau, rồi tập trung miêu tả cảnh vượt thác.
+ Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách
Dựa vào bài văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.
#TK#
Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác hiện lên thật đẹp đẽ. Dượng vừa là người đứng mũi chịu sào dũng cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Nước càng hung hãn bao nhiêu, dượng Hương Thư càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Con thuyền được dượng Hương Thư chỉ huy trở nên hung hãn hơn cả dòng nước. Hình ảnh dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào để giúp chú Hai và thằng Cù Lao phòng sào xuống nước. Dượng giống như một pho tượng đồng đúc – một vẻ đẹp ngoại hình vững chắc, ấy là cái tư thế hào hùng, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Cả hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.