Những câu hỏi liên quan
Vũ Trọng Phú
Xem chi tiết
VKook
19 tháng 8 2018 lúc 15:09

Cậu bé là một người có ý thức học tập .Yêu quý ,trân trọng tiếng nói dân tộc.

Bình luận (0)
❤  Hoa ❤
19 tháng 8 2018 lúc 15:14

Bài học rút ra từ cậu bé Prăng trong truyện "buổi học cuối cùng"

 Luôn có ý thức học tập. Yêu quý , trân trọng tiếng nói dân tộc.

@.@ hok tốt 

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh #$%
8 tháng 2 2019 lúc 19:24

Truyện đưa chúng ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động: Buổi học Pháp văn cuôi cùng.

Buổi học cuối cùng được diễn ra trong con mắt quan sát và cảm xúc, suy ngẫm của cậu học trò nhỏ Phrăng và được kề lại bằng chính lời kể của cậu bé.

Pbrrăng là học trò nghịch ngựm vừa lười học, thường trốn học đẽ chơi ngoài đồng nội. Dõi với cậu hé, bầu trời trong trẻo vồ ti ông sáo hót ven rừng trên đồng cỏ thường có sức cám dỗ hơn là những phân từ tiếng Pháp. Nhưng như có một linh cảm gì đó, hôm ấy Phrăng đã cưỡng lại sự cám dỗ và đến trường học. Dọc đường, cậu bé đã thấy một cái gì đó khang khác ngày thường. Khi vào lớp, cậu bé càng thấy ngạc nhiên hơn vì thấy thầy giáo không những chẳng giận dữ mà còn dịu dàng bảo cậu: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà lại vắng mặt con; và phía cuối lớp, trên những dãy ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ; thầy Ha-men thì mặc một bộ lễ phục thật trang trọng.

Rồi những lời của thầy Ha-men vang lên: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc -lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dét và Lo-ren...Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. khiến Phrăng choáng váng. Thì ra, để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy Ha -men đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học.

Phrăng bỗng tự giận mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tể chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt.

Trong buổi học cuối cùng, Phrăng không đọc thuộc những quy tắc về phân từ, nhưng thầy giáo không trách mắng. Thầy giảng giải cho Phrăng và các cậu học trò hiểu hoãn việc học là một tai hoạ lớn. Bảo lỗi đó cũng là một phần do cha mẹ không thiết tha lắm với việc muốn các con có học thức, và lỗi đó cũng có một phần ở thầy...

Song điều làm Phrăng thấm thía và xúc động là khi thầy Ha men giang giải về tiếng Pháp, bảo rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất ,

Rằng phải giữ lấy nó trong mỗi người Pháp, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững ti ống nói nia mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoả chốn lao tù...

Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động: thầy say sưa giảng bài, trò chăm chú lắng nghe và căm cụi học tập.

Buổi học cuối cùng kết thúc bằng câu nói nghẹn ngào của thầy Ha-men: Các bạn, hỡi các bạn, tôi..., tôi... và dòng chữ đậm của thầy trên bảng nước Pháp muôn năm.

Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tô quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men, của những cậu học trò, của dân làng vùng An-dát. Đế diễn tả tình yêu ấy, An-Phông -xơ Đô-đê đã chú ý tập trung vào miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành động của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng.

Thầy Ha-men là một thầy giáo dạy Pháp văn. Tình yêu Tố quốc thiết tha và tình cảm yêu thương con trẻ đã cho thầy sức mạnh tinh thần đế gắn bó với một ngôi trường làng vùng núi An-dát xa xôi, hẻo lánh suốt bôn mươi năm trời. Bốn mươi năm trời cặm cụi với nghề dạy học, thầy không chỉ đem lại cho những lớp học trò của mình một vốn học thức tiếng Pháp, mà cái chính đã đem lại cho chúng tình yêu đất nước qua việc yêu mến và giữ gìn tiếng nói của dân tộc.

Để tô đậm tình yêu tiếng Pháp của thầy Ha-men, tác giả đã chú ý đi sâu miêu tả ngoại hình, ngôn ngử, cử chỉ, hành động, và nhát là cảm xúc, tâm trạng của thầy: mặc lễ phục, dịu dàng nói với Phrăng, tự trách mình, say sưa giảng giải về tiếng Pháp, đứng lặng yên trên bục đăm đắm nhìn những đồ vật xung, quanh, người tái nhợt khi nghe tiếng chuông nhà thò' điểm 12 giờ, nghẹn ngào khi chia tay học sinh, viết lên bảng dòng chữ Nước Pháp muôn năm, đứng tựa vào tường không nói được gì, giơ tay từ biệt học sinh...

Thầy la men la linh ánh đẹp vá một người thầy tận tuỵ với nghề, hốt lòng thương yêu học sinh đồng thời lại yêu nước sâu sắc, làm thắm.

Tình yêu đất nước, yêu tiếng nói của dân tộc còn được bộc lộ qua tâm trạng Phrăng: Choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học Pháp văn cuối cùng, chăm chú học bài (khác hẳn mọi khi không chú ý học tập, hay trốn học), cảm thông với cõi lòng tan nát của thầy Ha-men.

Bên cạnh Phrăng là các bạn cùng lớp, dân làng, sự say sưa, căm cụi học bài Pháp văn cuối cùng của họ là sự tôn vinh tiếng nói dân tộc, sự nuối tiếc quãng thời gian đã bỏ phí, và cả nỗi đau giã từ môn Pháp văn...

Ngòi bút An-Phông-xo' Đô-đê đặc biệt tinh tế khi thế’ hiện tâm trạng và tình cảm của nhân vật.

Cũng qua truyện ngắn này, mượn lời thầy Ha-men, nhà văn muôn nêu lên một chân lí: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình

thì chẳng khác gì nắm được chìa khoả chốn lao tù.

Với tất cả ý nghĩa như trên, Buổi học cuối cùng trỏ' thành một truyện ngắn hay, được nhiều người yêu mến.

Bình luận (0)
kayuha
Xem chi tiết
Hoàng Đình Bảo
19 tháng 5 2019 lúc 9:55

Vừa đến trước cửa lớp, tôi thở hồng hộc sau một chặng đường chạy gấp. Nhưng, trái với âm thanh ồn ào của ngày thường, ồn ào như một phiên chợ, lớp học của tôi lại yên tĩnh đến lạ kỳ. Một cảm giác ngạc nhiên xâm chiếm tâm hồn tôi. Tôi bước đi, nhẹ nhàng từng, bước một, rón rén, rón rén tới trước cửa lớp. Tôi hơi giật mình hoảng hốt khi thấy thầy Ha-men vẫn đứng đó với cái thước khủng khiếp kẹp ở nách. Thầy chậm rãi quay ra phía cửa, tôi sợ hãi muốn chạy thật nhanh ra khỏi đây để tránh né ánh nhìn nghiêm khắc của thầy. Nhưng rồi: Phrăng, con hãy vào đi, lớp học bắt đầu mà thiếu vắng con đấy.

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng không giấu được sự xấu hổ khi bước vào lớp. Còn ngạc nhiên hơn nữa khi tôi nhìn xuống và thấy dân làng đang ngồi rất đông ở chỗ trống cuối lớp. Khi đã bình tĩnh được một chút, tôi để ý thấy thầy giáo tôi đang mặc bộ quần áo chỉ dùng trong ngày chủ nhật hoặc khi có thanh tra tới. vẫn cái giọng dịu dàng, buồn rầu như lúc tôi mới vào lớp, thầy đứng trước lớp, giọng run run thông báo tin quân Phổ đã cấm dạy tiếng Pháp ở An-dát và Lo-ren, thầy giáo mới ngày mai sẽ tới. Những lời đó như một tiếng sét đánh ngang tai. Tôi cảm thấy không tự kiềm chế được nữa. Không biết những con chim đang gù trên mái nhà kia, chúng có phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? Tôi ghì chặt những cuốn sách tiếng Pháp như không muốn nó rời xa mình. Tôi bỗng nhớ lại cảnh những người dân đứng xúm quanh các bảng dán cáo thị. Đáng ra tôi phải đoán được từ trước chứ. Tôi nghĩ tới những lúc mình rong chơi ngoài đồng nội càng thú vị bao nhiêu thì tôi ân hận bấy nhiêu, tôi căm ghét cái thằng Phrăng mình quá. Rồi như bị tạt một gáo nước lạnh, tôi nghĩ: “tại mình tất cả”. Tôi chợt nhứ đến thầy Ha-men. Thầy tôi vẫn đứng đó, mắt nhìn rầu rĩ vào một nơi xa, với những suy nghĩ miên man. Hôm nay, thầy dạy chúng tôi về quy tắc ngữ pháp. Chợt tôi nghe thấy tên mình đứng dậy đọc quy tắc phân từ. Tôi chẳng biết làm gì mà chỉ đứng trơ ra giữa lớp. Thầy nhìn tôi buồn bã, giảng cho chúng tôi: Chúng ta luôn chần chừ, chỉ nghĩ tới rồi ngày mai sẽ học, rồi cứ thế, cứ thế mãi. Thầy trách mình, trách cả mọi người nữa. Suốt cả buổi học, tôi cảm thấy chưa bao giờ yêu tiếng Pháp đến thế, chưa bao giờ hiểu đến thế. Rồi tôi cứ say mê theo bài giảng của thầy. Thầy nói: Nếu chúng ta nắm vững ngôn ngữ mẹ đẻ thì chẳng khác gì có được chìa khóa giữa chốn lao tù. Buổi học say mê cứ kéo dài mãi nếu tiếng kèn lính Phổ đi tập về không vang lên, tiếng chuông nhà thờ không điểm 12 giờ. Tôi muốn gào lên “Thầy ơi, con mới chỉ biết viết tập toẹ. Thầy ơi, cho con xin lỗi, thầy ở lại với con”. Rồi nhìn thầy. Không biết điều gì đã ngăn tôi lại. Thầy nghẹn ngào, không nói thành lời, bất chợt thấy tôi ấn mạnh viên phấn viết lên bảng: “Nước Pháp muôn năm!”

Rồi thầy bảo chúng tôi ra về. Chúng tôi lưu luyến chào thầy. Mấy đứa con gái lén chùi nước mắt. Không biết rồi còn được gặp lại thầy Ha-men thân yêu nữa không?


Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 5 2019 lúc 9:00

Vừa đến trước cửa lớp, tôi thở hồng hộc sau một chặng đường chạy gấp. Nhưng, trái với âm thanh ồn ào của ngày thường, ồn ào như một phiên chợ, lớp học của tôi lại yên tĩnh đến lạ kỳ. Một cảm giác ngạc nhiên xâm chiếm tâm hồn tôi. Tôi bước đi, nhẹ nhàng từng, bước một, rón rén, rón rén tới trước cửa lớp. Tôi hơi giật mình hoảng hốt khi thấy thầy Ha-men vẫn đứng đó với cái thước khủng khiếp kẹp ở nách. Thầy chậm rãi quay ra phía cửa, tôi sợ hãi muốn chạy thật nhanh ra khỏi đây để tránh né ánh nhìn nghiêm khắc của thầy. Nhưng rồi: Phrăng, con hãy vào đi, lớp học bắt đầu mà thiếu vắng con đấy.

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng không giấu được sự xấu hổ khi bước vào lớp. Còn ngạc nhiên hơn nữa khi tôi nhìn xuống và thấy dân làng đang ngồi rất đông ở chỗ trống cuối lớp. Khi đã bình tĩnh được một chút, tôi để ý thấy thầy giáo tôi đang mặc bộ quần áo chỉ dùng trong ngày chủ nhật hoặc khi có thanh tra tới. vẫn cái giọng dịu dàng, buồn rầu như lúc tôi mới vào lớp, thầy đứng trước lớp, giọng run run thông báo tin quân Phổ đã cấm dạy tiếng Pháp ở An-dát và Lo-ren, thầy giáo mới ngày mai sẽ tới. Những lời đó như một tiếng sét đánh ngang tai. Tôi cảm thấy không tự kiềm chế được nữa. Không biết những con chim đang gù trên mái nhà kia, chúng có phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? Tôi ghì chặt những cuốn sách tiếng Pháp như không muốn nó rời xa mình. Tôi bỗng nhớ lại cảnh những người dân đứng xúm quanh các bảng dán cáo thị. Đáng ra tôi phải đoán được từ trước chứ. Tôi nghĩ tới những lúc mình rong chơi ngoài đồng nội càng thú vị bao nhiêu thì tôi ân hận bấy nhiêu, tôi căm ghét cái thằng Phrăng mình quá. Rồi như bị tạt một gáo nước lạnh, tôi nghĩ: “tại mình tất cả”. Tôi chợt nhứ đến thầy Ha-men. Thầy tôi vẫn đứng đó, mắt nhìn rầu rĩ vào một nơi xa, với những suy nghĩ miên man. Hôm nay, thầy dạy chúng tôi về quy tắc ngữ pháp. Chợt tôi nghe thấy tên mình đứng dậy đọc quy tắc phân từ. Tôi chẳng biết làm gì mà chỉ đứng trơ ra giữa lớp. Thầy nhìn tôi buồn bã, giảng cho chúng tôi: Chúng ta luôn chần chừ, chỉ nghĩ tới rồi ngày mai sẽ học, rồi cứ thế, cứ thế mãi. Thầy trách mình, trách cả mọi người nữa. Suốt cả buổi học, tôi cảm thấy chưa bao giờ yêu tiếng Pháp đến thế, chưa bao giờ hiểu đến thế. Rồi tôi cứ say mê theo bài giảng của thầy. Thầy nói: Nếu chúng ta nắm vững ngôn ngữ mẹ đẻ thì chẳng khác gì có được chìa khóa giữa chốn lao tù. Buổi học say mê cứ kéo dài mãi nếu tiếng kèn lính Phổ đi tập về không vang lên, tiếng chuông nhà thờ không điểm 12 giờ. Tôi muốn gào lên “Thầy ơi, con mới chỉ biết viết tập toẹ. Thầy ơi, cho con xin lỗi, thầy ở lại với con”. Rồi nhìn thầy. Không biết điều gì đã ngăn tôi lại. Thầy nghẹn ngào, không nói thành lời, bất chợt thấy tôi ấn mạnh viên phấn viết lên bảng: “Nước Pháp muôn năm!”

Rồi thầy bảo chúng tôi ra về. Chúng tôi lưu luyến chào thầy. Mấy đứa con gái lén chùi nước mắt. Không biết rồi còn được gặp lại thầy Ha-men thân yêu nữa không?



Bình luận (0)
Hoàng Việt Hà
Xem chi tiết
Lưu Ngọc Bảo Chi
19 tháng 2 2017 lúc 16:01

*Nhân vật Phrăng:

-Trên đường đến trường:

+ Lính phổ đang tập trận

+Nhiều người đọc cáo thị

=> Khác thường

- Quang cảnh sân trường

+ Yên lặng như 1 buổi sáng chủ nhật

+ Lớp học yên ắng đến lạ

- Diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học.

+ Ban đầu lơ là => Thiết tha, mong đc họk

+ Chăm chú lắng nghe, hiểu bài

+ Tự sợ hãi thầy giáo=> yêu mến, thân thiết, kính trọng thầy

=> Vô tư , hồn nhiên, biết trọng lẽ phảiheheleuleu

Bình luận (0)
Hoàng Việt Hà
20 tháng 2 2017 lúc 20:58

cảm ơn Lưu Bảo Ngọc Chi

Bình luận (0)
Lê Hiếu
Xem chi tiết
duong the tai
16 tháng 9 2016 lúc 20:36

vì cậu ấy tiếc buổi học tiếng pháp cuối cùng của mình và đã không cố gắng đi học để rồi nuối tiếc ân hận 

Bình luận (1)
Phạm Thu Thủy
19 tháng 1 2017 lúc 12:00

Tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước Pháp được bùng lên khi nghe tiếng Pháp bị cấm đoán, bị thay thế bằng thứ tiếng khác.

Bình luận (0)
ècvtvcf
Xem chi tiết
Jeon Nami
29 tháng 3 2018 lúc 20:11

+Đoạn văn về cảm nghĩ hình ảnh của Bác Hồ

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là Hồ Chí Minh : vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam , anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới . Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại ,anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam .Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ , lãnh đạo dân ta tới chiến thắng ,khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam .Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước ,giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ .Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo ,đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp .Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam ,nhân dân Việt Nam .Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc ,Người yêu nước thương dân sâu sắc ,bởi vậy triệu triệungười dân Việt Nam đều là con cháu của Người .Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người .” (Tố Hữu ) Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế :Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ ,ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu …Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam , Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng . Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới .Bác dã từng là chủ bút tờ báo “Người cùng khổ ”ở Pháp, đã từng viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”gây tiếng vang lớn.Người còn là nhà văn ,nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện ký bằng tiếng Pháp,“Tuyên ngôn độc lập”và“ Nhật ký trong tù”cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa…Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới,thông thạo nhiều thứ tiếng,am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc.Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại,thanh cao và giản dị,giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam . Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ . Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác,em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn.Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội . Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc,cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần “Sống, chiến đấu ,lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.

+Hình ảnh câu bé Phrang

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ **. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

Bình luận (0)
Bùi Khánh Tùng
Xem chi tiết
Nguyen Minh Huong
10 tháng 4 2020 lúc 10:56

Mình viết về thầy Ha-men:

-Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt 40 năm, người thể hiện tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Ngô Anh Hiếu
17 tháng 2 2021 lúc 15:38

Một trong những phương diện quan trọng của lòng yêu nước đó là phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, nhà văn Pháp An-phông-xô Đô-đê đã truyền tải chân lý đó trong truyện ngắn nổi tiếng "Buổi học cuối cùng". Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát, bên cạnh giá trị về lòng yêu nước và yêu tiếng nói của dân tộc truyện đã xây dựng thành công hai nhân vật là thầy giáo Ha-men dạy tiếng Pháp và chú bé Phrăng qua những cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.

Truyện được kể bằng chính nhân vật chú bé Phrăng, một cậu bé vốn sợ việc học, đi học muộn lại sợ bị quở mắng, sợ thầy Ha-men hỏi bài trong khi không thuộc hết một chữ. Trong đầu cậu bé ấy thoáng ý nghĩ trốn học ra đồng nội rong chơi, nhưng kì lạ thay là dù có nhiều yếu tố ngoại cảnh đầy cám dỗ dụ chú bỏ học đi chơi nhưng chú lại cưỡng lại được, "ba chân bốn cẳng chạy đến trường". Phrăng không chỉ cảm thấy mình khác thường mà khi đi qua trụ sở xã chú đã thấy tin chẳng lành từ bảng dán cáo thị, rồi khi đến nhà thầy Ha-men cậu nhận ra một sự yên tĩnh, vắng lặng đến bất thường. Ngỡ tưởng khi đi vào lớp trong sự ổn định và yên lặng đó Phrăng sẽ phải nhận sự chú ý của mọi người và lời quát mắng của thầy Ha-men, thế nhưng việc đó cũng nằm ngoài tưởng tượng của cậu bé. Trong lớp học ngày hôm ấy hoàn toàn yên tĩnh, thầy Ha-men mặc trang trọng hơn mọi khi, thầy cũng dịu dàng và nhẹ nhàng chưa từng thấy qua, vẻ mặt mọi người hiện rõ buồn rầu. Chỉ khi nghe thầy Ha-men nói "Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con...Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con" chú bé Phrăng mới ngỡ ngàng nhận ra nguyên do của tất cả những khác thường trong ngày hôm nay, choáng váng, Phrăng nhận ra mình "mới biết viết tập toạng", tự giận mình vì đã bỏ phí thời gian học tập, trốn học đi chơi, ngay trong lúc đó Phrăng cảm thấy vô cùng ân hận, xấu hổ và tiếc nuối. Điều tiếc nuối nhất có lẽ là thầy Ha-men, Phrăng quên luôn những lần thầy phạt vụt thước kẻ, cậu cảm thấy "tội nghiệp thầy", lúc này cậu bé mới thấm thía những lời khuyên của thầy, trân trọng việc học tiếng Pháp, cậu cũng chưa bao giờ thấy thầy của mình lớn lao đến thế. Có thể thấy cậu bé Phrăng ham chơi tinh nghịch là vậy nhưng bản chất của cậu hồn nhiên, biết lẽ phải, yêu quý thầy giáo, yêu tiếng của dân tộc mình.

"Buổi học cuối cùng" là một truyện ngắn hay và cảm động, tác phẩm đã phản ánh được niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước của người dân Pháp nói chung và của thầy giáo Ha-men, cậu bé Phrăng nói riêng. Hai nhân vật thầy Ha-men và cậu bé Phrăng được An-phông-xơ Đô-đê khắc họa chân dung cả ngoại hình lẫn nội tâm chính xác và tinh tế đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 7 2018 lúc 13:00

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.

- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Bình luận (0)
Todoroki Shouto
Xem chi tiết