Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Yến Quỳnh 1205
Xem chi tiết
Kim Tae Hyung
Xem chi tiết
NGUYEN HOANG
Xem chi tiết
VuongTung10x
12 tháng 4 2020 lúc 13:18

Ngôi trường tôi đang học là THCS Lê Thành Công .. Một buổi sáng đẹp trời , những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá , sân trường tôi giờ này thật tĩnh lặng biết bao ~! Đâu đó chỉ mới điểm vài đốm trắng xanh của học sinh đến sớm . Tôi ngồi dưới gốc cây cổ thụ học bài để dò bài dưới sân trường, Ở các lớp . Có ba bốn bạn cùng nhau trực nhật trông có vẻ rất vui . Ở tại mái trường này tôi đã có biết bao kỉ niệm vui buồn dù chỉ là một học sinh mới bước vào trường. Những giờ ra chơi những tiết học đầy căng thẳng ,... Có nhiều bạn đến sớm xuống sân trường chơi đá cầu , nhảy dây ,... Có những bạn học sinh đi xe đạp tới trường làm cho ngôi trường đông vui , nhộn nhịp hơn . Tiếng trống trường bắt đầu vang lên ... Những bạn học sinh ngồi dưới sân trường dò bài. Tuy giờ vào lớp đã bắt đầu nhưng em rất vui vì đã cắp sách dưới mái trường này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Jami Kuromi
Xem chi tiết
Bảo Trâm
23 tháng 3 2021 lúc 20:44

Tham khảo trên internet đầy bn 

Dành khoảng 5 min surf là có cả

Bình luận (1)
Lê Huy Tường
23 tháng 3 2021 lúc 20:46

Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.

Bình luận (1)
banana
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
4 tháng 12 2018 lúc 14:55

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

Bình luận (0)
banana
4 tháng 12 2018 lúc 20:29

thank you bạn Nguyễn Minh Đức

Bình luận (0)
nguyễn hoàng tiến
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
13 tháng 10 2017 lúc 15:56

"Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két. người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben vãn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta.

Để làm sáng tỏ luận đề "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa bình.

Nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; cái nguy cơ ghê gớm đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-nô-clét". Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Với số vũ khí hạt nhân ấy có thế hủy diệt 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể tiêu diệt rất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa.. "Mác-két ghê tởm lên án nguy cơ hạt nhân là dịch hạch hạt nhân" vì cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết"...

Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người vẻ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.

Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra:

Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.

Giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ờ châu Phi.

Số lượng ca-lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng tốn kém không bằng 149 tên lửa MX. Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền mua nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.

Chỉ cần 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Nhà văn được giải thưởng Nô-ben đã nghiêm khắc cảnh cáo: “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí", - lí trí con người, cả lí trí tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay; rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở; trải qua 4 kỉ địa chất (trên dưới 40 triệu năm), con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Nhưng chỉ cần "bấm nút một cái" là sẽ "đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triện năm, trở lại điếm xuất phát của nó", nghĩa là Trái Đất bị hủy diệt hoàn toàn.

Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém! Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt Trái Đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, "chỉ cần bấm nút một cái" thì tất cả sẽ trở thành tro bụi - ông đã chi cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiếm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào!

Luận điểm thứ 3 là lời kêu gọi của Mác-két.

Ông kêu gọi mọi người "chống lại việc đó" - cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân; hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hòi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".

Ông đề nghị "mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân" để cho nhân loại tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"..., để nhân loại tương lai "biết đến" những thủ phạm đã "gây ra những lo sợ, đau khổ" cho hàng tỉ con người, để "biết đến" tên những kẻ "giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn"...

Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.

Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ- "dịch hạch hạt nhân". Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.

Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại.

Bình luận (0)
Cô Nguyễn Vân
15 tháng 10 2017 lúc 18:37

Đề của bạn là đoạn văn, các bạn có thể nêu lên bất kì suy nghĩ gì sau khi học xong văn bản này. Nhưng lời khuyên là tổng kết về nội dung, nghệ thuật, sau đó bày tỏ cảm xúc, mong muốn của e nhé!

Ví dụ: Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ - "dịch hạch hạt nhân". Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại. Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại. Càng học sâu, hiểu kĩ tư tưởng của Mác - két chúng ta càng thấy cái giá vô cùng nguy hai của chiến tranh và mong muốn được sống trong hạnh phúc, hòa bình. Ấm no, hòa bình là ước mơ của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta.



 

Bình luận (0)
Nhật Long
Xem chi tiết
Đoàn Mai Phương
22 tháng 8 2018 lúc 20:24

My name is Phuong. I'm 12 years old. I study at Phong Thuy Junior High School. I'm in class 6/2. My school is very big and more beautiful. Everyday, I go to school and meet my friends. We usually reading books, playing, learning, helping together,... In the school, i learned a lot of subjects, Math, Science, History, English , Vietnamese,... I English, Math and Music. I love my school, my friends and my teachers very much.

Bạn tự thay tên, lớp, trường, và môn hok iu thik nhá

Bình luận (0)
Oanh Ngô
Xem chi tiết
Zịt ;-;
Xem chi tiết
Đỗ Linh Ngọc
25 tháng 3 2022 lúc 10:37

 

bạn tham khảo dàn ý nha

Mở bài

 

- Giới thiệu khái quát câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm".

2. Thân bài

* Giải thích câu tục ngữ:

- Nghĩa đen:
+ "Đói" và "rách": Biểu hiện cho sự nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực của con người.
+ "Sạch" và "thơm": Biểu hiện cho sự sạch sẽ, tươm tất, thơm tho.
+ "Đói cho sạch": Nói đến miếng ăn, dù có đói đến cỡ nào cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh, không gây bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
+ "Rách cho thơm": Nói về cái mặc, ý chỉ quần áo dù cho có rách rưới, không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải giữ cho sạch sẽ, thơm tho.
- Động từ "cho": Có nghĩa giữ lấy, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp mà mình đang có.
- Nghĩa bóng: Câu này nhắn nhủ mỗi người cần phải ghi nhớ dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải luôn gìn giữ, trân trọng nhân phẩm, danh dự của bản thân.

* Vì sao đói phải cho sạch, rách cho thơm?
- Nếu chúng ta không ý thức được vấn đề này thì sẽ để lại nhiều hậu quả, bởi vậy mỗi người cần tích cực rèn luyện cho mình những thói quen tốt, có như vậy mới mong có muốn một cuộc soosg tích cực hơn.
- Câu tục ngữ nhằm khuyên răn con người không nên vì những cám dỗ tầm thường cuộc sống mà đánh mất đi giá trị nhân phẩm của bản thân.

* Nêu một vài dẫn chứng liên hệ.

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Rút ra bài học cho bản thân.

Bình luận (0)