Những câu hỏi liên quan
Hồ Nguyễn Ngọc Trang
Xem chi tiết
Phạm Thùy Linh
25 tháng 3 2019 lúc 15:35

Bác Hồ khuyên nên trồng nhiều cây

Nguyễn Thị Diễm Huyền
1 tháng 4 2019 lúc 19:46

vào từ điển ý 

tra từng từ một

Hồ Nguyễn Ngọc Trang
1 tháng 4 2019 lúc 21:05

con Diễm Huyền bị rảnh à

Nguyễn Quỳnh Giang
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
22 tháng 12 2016 lúc 19:11

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Cung trăng thằng Cuội lên trên ở

Nói dối coi chừng rụng hết răng!

văn tài
14 tháng 3 2017 lúc 20:06

Văn Tài đã chỉ bạn làm thơ
Giới luật phân chia tự chia giờ
Ngoài ra còn có vài thể nữa
Vào search Google "thể loại thơ"

Lật trang thơ cũ ôi nhiều vẻ
Mổi bạn mỗi tài, mỗi sắc khoe..
Vườn thơ càng lúc càng tấn tiến
Khoái chí ta cười lên ..he he..

Thân Thị Phương Trang
20 tháng 12 2016 lúc 15:38

THU Hà NỘi

Thu lại trở về, về bên Hà Nội

Về lại ấm áp thổi nồi xôi

Nhớ bóng mẹ già đơn chăn gối

Bên chõng tre xưa chiếc giường tồi.

chúc bạn hk tốt mk cũng vừa đc điểm bài này sog afk. yên tâm nhé

 

Nguyễn Thị Thanh Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Huy
18 tháng 12 2016 lúc 10:56

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

Linh Phương
23 tháng 12 2016 lúc 19:35

Ngày xuân đem lại cho em nhiều điều thích thú gợi nhớ. Mùa xuân thường bắt đầu từ những đóa pháo hoa đêm giao thừa, đó là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Ai cũng ngước nhìn những tràn pháo hoa sáng lung linh đủ sắc màu tung ra như những ngôi sao bé nhỏ nhảy nhót tung tăng vui đùa. Mọi người cầu khẩn chúc nhau. Độ 6,7 giờ sáng mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng yếu ớt đầu tiên xuống vạn vật. Bầu trời dường như cao hơn. Những cánh én chao liệng trên bầu trời cùng với điệu nhạc du dương. Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả đều khoác lên chiếc áo màu xanh mơn mởn. Dường như chúng được nàng Đông ủ ấm sau một thời gian dài để trồi ra những chiếc lá li ti mạnh mẽ, nhà nào cũng có những cành mai, chậu cúc để tô thêm cho một mùa xuân tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân là mùa mà các bạn trẻ thiếu nhi thích nhất, được nhận những bao lì xì, được mặc những bộ quần áo đẹp, được ba mẹ chở về quê chơi,... Ôi! Thật tuyệt!

 

Thảo Phương
24 tháng 12 2016 lúc 12:00

Lòng tôi luôn ngập tràn cảm xúc khi nghĩ về mùa xuân - mùa được tôi đợi chờ nhất trong năm. Tôi cũng yêu mùa đông, mùa mây trời bàng bạc, mùa mẹ nhắc tôi mang thật ấm khi ra đường, nhưng tôi lại muốn mùa xuân đến thật mau, để xóa tan đi cái lạnh giăng mắc trong con người.Nghĩ về mùa xuân, tôi nghĩ ngay đến hình ảnh cây bàng trên sân trường. Thật kì diệu! Tôi luôn nghĩ như vậy khi nhìn lên những cành cây già khẳng khiu vươn ra giữa khoảng sân rộng. Những chồi non xanh ngọc bích vừa nhú lên, đẹp lạ lùng. Một vẻ đẹp giao mùa - thời điểm đầu tiên trong chuỗi tuần hoàn của vạn vật. Vẻ đẹp của sự sống âm thầm và mãnh liệt. Tôi mong rằng tôi có thể học được điều đó - biết tích góp nhựa sống từ mùa đông để tiếp thêm cho mầm non của mùa xuân.Nghĩ về mùa xuân, tôi lại nhớ về những chuyến xe Bắc Nam xuôi ngược. Những dòng người lữ khách hối hả, mong về sớm để đoàn tụ cùng người thân, gia đình. Tôi nghĩ đến người lái xe, đưa đón từng đoàn người về quê hương tụ họp, nhưng liệu người lái xe có thể kịp về với gia đình trước thời khắc giao thừa.Nghĩ về mùa xuân, tôi biết rằng dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ ngành nghề gì, mọi người dân Việt Nam đến ngày này luôn nhớ về quê hương, nơi những người thân của họ đang mong chờ với niềm yêu thương.Nghĩ về mùa xuân, tôi chợt nhớ đến chợ hoa ngày tết. Tôi nhớ cái cảnh mua bán tấp nập, rộn ràng. Nhớ những chậu hoa mai, hoa đào đua nhau khoe sắc. Mẹ tôi cũng đã chọn cho gia đình một chậu hoa ưng ý nhất đem về chưng trong nhà. Khung cảnh càng tấp nập hơn từ chiều 29, 30 tết, khung cảnh người bán, người mua càng hối hả, vội vàng hơn.Nghĩ về ngày xuân,tôi biết mình phải sống có tình thương, phải quan tâm đến những cảnh đời vất vả. Tôi thương bà cụ già ngồi chép miệng bán rẻ hoa cho khách hàng để kịp về làm bữa cơm chiều 30. Hay những đứa bé đánh giày vẫn đang cố gắng tìm kiếm những vị khách cuối cùng để kịp bắt xe đò về với cha mẹ chúng.Mùa xuân của tôi, của bạn, của mọi người đã đến gần. Nếu có lúc thấy khó khăn, vất vả, hãy đừng vội buông tay. Nếu có lúc bạn thấy mệt mỏi, hãy đừng dừng lại... Bạn hãy nghĩ rằng mùa xuân sẽ mang lại những điều tuyệt vời nhất, quý giá nhất.Tuổi 16, tôi tự hỏi mình rằng liệu tôi đã đủ lớn? Tôi tự hỏi đã làm được gì cho cuộc đời? Và tôi cố gắng hết mình để khẳng định bản thân. Và tôi sẽ lớn kịp cùng mùa xuân!

Tuan Tran Ngoc
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 18:48

Đề 1 :

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”



Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như



chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”



Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”



Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân

cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ



“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 18:49

Đề 2 :

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
 Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.
 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

 Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội. Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
Huỳnh Thiện
Xem chi tiết
Hoàng Hải Dương
30 tháng 10 2018 lúc 21:28

Dẫu thời gian cứ dần trôi chảy mãi
Bóng hình thầy vẫn đọng lại trong tôi
Bao tháng ngày đâu nói đặng nên lời
Giờ điểm lại tình nào vơi tiềm thức
Trang vở cũ dường như chưa ráo mực
Tiếng của thầy nào đâu dứt lời vang
Đây trường xưa vẫn đậm nét vôi vàng
Đã hiện hữu những hành trang ngày cũ
Trường xưa đó bạch đàn nay im ngủ
Dáng thầy đây tóc đã rủ màu sương
Bao nếp nhăn của ngày tháng yêu thương
Mãi tô đậm hằn in gương mặt ấy
Và hôm nay thầy vẫn vui tay vẫy
Học trò xưa ai nấy đã toại danh
Về thăm lại với tất cả lòng thành
Kính tặng thầy ước mơ xanh dạo trước
Bao chuyến đò ngày xưa như quay ngược
Đàn trẻ thơ giờ đã bước vinh quang
Mang trên mình đầy ánh sáng huy hoàng
Thầy mãn nguyện ngập tràn niềm sung sướng.
 

Yến Nhi Nguyễn
30 tháng 10 2018 lúc 21:47

Về mùa xuân nha bạn đây là ý tưởng của mình sắp kt nhưng có vẻ lủng củng 

Khi mùa xuân đang gọi ánh nắng về

Chim ca hót líu lo như trẩy hội

Dịp Tết nào cũng mong được thăm quê

Hạnh phúc đơn giản chỉ là thế thôi.

Thành phố nhộn nhịp khúc hát tưng bừng

Đón những cành mai trải khắp phố phường

Bao lì xì đỏ rồi lại bánh chưng

Niềm vui sướng khác xa những ngày thường.

^-^

Thời gian đẹp ấy trôi qua thật mau

Để  tiếp tục công việc chưa lo xong

Dành lại kỉ niệm cho xuân năm sau

Để hướng tới những ước mơ thành công.

Nguyễn Ngọc Ánh Dương
Xem chi tiết
Linh Linh
12 tháng 3 2019 lúc 18:15

Trường :

                                             Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa

Con xa ngày ấy đến giờ
Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài
Giờ về thăm lại trường ơi
Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu

Xây bao nhiêu những nhịp cầu
Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương
Cô thầy là những tấm gương
Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.

Thầy/cô

Tôi về thăm mái trường xưa
Thời gian vọng lại đong đưa tiếng thầy
Hàng cây đường cũ còn đây
Thầy tôi tóc điểm hoa mây nữa đời

Nhớ sao lớp học chỗ ngồi
Chia đôi phấn trắng đâu rồi ngày xưa
À ơi câu hát chiều mưa
À ơi bài giảng sớm trưa say nồng

Cả đời đưa sáo sang sông
Thầy tôi chẳng quản nhọc công sớm chiều
"Lời thầy chan chứa tin yêu
Lòng con nhớ mãi muôn điều...thầy ơi!"

Nguyễn Ngọc Ánh Dương
12 tháng 3 2019 lúc 18:16

Là thơ 4 chữ các bạn ơi~

Nguyễn Minh Nguyệt
12 tháng 3 2019 lúc 19:06

em về thăm trường

bao kỉ niệm đến

bao kỉ niệm đi

cùng em ôn lại

những trang sách cũ

những chiếc bút xinh

bảng đen phấn trắng 

cùng em đến trường

bao thầy bao bạn

nụ cười thật tươi

cùng nhau ca hát

cùng nhau viết bài

về thăm trường cũ

lòng em rộn ràng

rồi em nhớ mãi 

những tháng ngày dài

Lê Anh  Quân
Xem chi tiết
Nguyễn ...???
Xem chi tiết
SonInu
Xem chi tiết
Đào Mai Giang
25 tháng 3 2018 lúc 15:45

dễ thôi mà cậu

Gia Nhi Lý
25 tháng 3 2018 lúc 14:23

Theo quy luật thiên nhiên, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân mở đầu cho năm mới với bao điều tốt lành. Thời tiết ấm áp khiến cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, muôn hoa khoe sắc, tỏa hương. Đâu đâu cũng ríu rít tiếng chim, tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ tràn đầy sức sống. Vì thế, mùa xuân được coi là mùa sinh sôi phát triển nhất trong năm.

   Sinh thời, Bác Hồ phát động nhân dân hăng hái tham gia phong trào Tết trồng cây. Năm 1960, Bác viết hai câu thơ:
   Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

   Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân.

   Bác nói: Mùa xuân là Tết trồng cây không có nghĩa là mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trông cây suốt cả mùa xuân. Bác gọi phong trào trồng cây là Tết trồng cây với hàm ý so sánh không khí náo nức tưng bừng của nó chẳng khác chi ngày Tết... (Vui như Tết). Bác đem lại cho phong trào không khí vui tươi của lễ hội mùa xuân.

   Ở câu thơ thứ hai, Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây là Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ xuân ở câu thơ này không giống như từ xuân ở câu thơ đầu. Nó không còn là tên của một mùa trong năm (danh từ) mà đã chuyển thành tính từ chỉ sự tươi trẻ và sức sống tràn đầy của đất nước đang trên đường phát triển.

   Nhắc đến mùa xuân, người ta thường nghĩ tới màu xanh mơn mởn của cỏ cây, hoa lá. Màu xanh ấy mang đến vẻ đẹp tươi mát, trù phú cho đường phố, làng quê. Nếu nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ được bao phủ trong một màu xanh bất tận.

   Xét về tác dụng của cây xanh đối với môi trường thì có thể ví cây xanh là lá phổi thiên nhiên kì diệu làm nhiệm vụ hút lọc khí thải, cung cấp khí oxi để duy trì sự sống cho muôn loài, làm trong sạch môi trường quanh ta.

   Khí hậu Việt Nam cũng có lúc thất thường. Vào mùa mưa lũ nếu không có những cánh rừng như những bức tường thành vững chắc ngăn gió bão, lụt lội thì biết bao nhà cửa, ruộng vườn sẽ bị cuốn trôi, bao thành quả lao động bị phá hủy... Lũ lụt sẽ gây ra những thảm họa ghê gơm khôn lường.

   Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên. Đất nước xanh tươi, con người khỏe mạnh... là cơ sở vững chắc để chúng ta học tập, lao động và sáng tạo. Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi trường sống là vấn đề cấp thiết được nhân loại đặt lên hàng đầu. Hơn bốn chục năm trước, Bác Hồ đã quan tâm đến điều này bằng việc hô hào toàn dân tham gia Tết trồng cây . Bác quả là vị lãnh tụ cách mạng sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.

   Mùa xuân này cũng như bao mùa xuân trước, ở khắp mọi miền đất nước, nhân dân ta nô nức tham gia phong trào Tết trồng cây. Mấy năm trở lại đây, nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho dân đã động viên mọi người nỗ lực chăm sóc, bảo vệ rừng và trông thêm cây mới, phủ xanh đất trống đồi trọc. Ở các vùng ven thành phố, phong trào lập trang trại trồng hoa, trồng rau, trồng cây ăn quả ngày càng phát triển. Cây xanh ở thủ đô Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minhvà các tỉnh thành khác luôn được chăm sóc chu đáo bởi bàn tay của các cô chú công nhân và ý thức bảo vệ của người dân.

   Việc gìn giữ khu vườn nguyên sinh, rừng đầu nguồn và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn việc chặt phá cây rừng bừa bãi đã trở thành mối quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ.

 
   Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, nhân dân ta đã trồng được thêm nhiều rừng cây mới ở miền núi, trung du; tạo ra nhiều công viên xanh trong lòng đô thị. Nếu mỗi người tự giác đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc phủ xanh đất nước thì chúng ta sẽ được sống trong môi trường xanh-sạch-đẹp. Năm nào trường em cũng tổ chức Tết trồng cây xanh nên cây xanh tỏa bóng mát khắp sân trường. Dưới bóng cây râm mát, chúng em thỏa thích vui chơi. Những mệt mỏi và căng thẳng trong giờ học hầu như tan biến hết, tâm hồn trẻ thơ lại lâng lâng, thanh thản.

   Hiện nay, điều đáng buồn là vẫn còn có một số người đi ngược lại lợi ích chung. Họ chỉ biết cái lợi của cá nhân mà không cần biết đến cái thiệt hại của cộng đồng cho nên môi trường bị hủy hoại nghiên trọng vì khí thải công nghiệp, vì rừng phòng hộ bị chặt phá và đốt cháy quá nhiều. Vì thế lời Bác Hồ dạy hơn bốn mươi năm trước giờ đây lại càng tỏ rõ ý nghĩa thiết thực và quý báu.

Bài làm 2

   Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Khi đất nước hoà bình, Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà