Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 4 2018 lúc 15:37

a) Thời Cổ đại và Trung đại

- Nhiều dân tộc châu Á đã đạt trình độ phát triển cao của thế giới.

- Vào thời đó, cư dân ở nhiều nước châu Á đã biết khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng. Họ đã tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng, được các nước phương Tây ưa chuộng, nhờ đó, thương nghiệp phát triển.

- Đã có các con đường vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu.

b) Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX

- Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,... Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là nơi tiêu thụ hàng hóa cho “mẫu quốc”, nhân dân chịu cảnh áp bức khổ cực.

- Riêng Nhật Bản, nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

ĐẶNG VĂN QUYỀN
Xem chi tiết
I don
10 tháng 5 2022 lúc 20:09

REFER

 - Châu Nam Cực được khám phá và nghiên cứu muộn nhất.

 - Chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.

- Đã có nhiều nước như Nga, Hoa Kì, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản... xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học ở đây.

Mai Vĩnh Nam Lê
Xem chi tiết

Tham khảo:

- Phát hiện ra vào cuối thế kỉ XIX, nhưng đến đầu thế kỉ XX một số nhà thám hiểm mới đặt chân đến 

- Từ năm 1975, việc nghiên cứu được phát triển mạnh mẽ các nước Nga, Hoa Ki, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản... xây dựng các trạm nghiên cứu 

- Ngày 1-12-1959, đã có 12 quốc gia kí "Hiệp ước Nam Cực" vì mục đích hòa bình và không phân chia lãnh thổ 

Huyền trang 7A3
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
1 tháng 3 2023 lúc 14:54

Hệ quả địa lý lịch sử của việc phát kiến ra Châu Mỹ là:

- Chuyến đi của C. Cô-lôm-bô là chuyến đi đầu tiên của người châu Âu vượt Đại Tây Dương, đặt chân đến châu Mỹ và mở ra con đường biển đến với các châu lục khác. Vì trước kia con người vẫn chưa khám phá thế giới bằng đường biển, nhờ có sự khám phá của C. Cô-lôm-bô đã giúp cho con người tìm tòi và phát triển con đường vận tải biển như hiện nay.

Jfdnjfsbhhf
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
22 tháng 2 2018 lúc 10:13

Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời: Đất nước tồn tại ở chế độ phong kiến, nửa thực dân, đất nước trải qua những thăng trầm biến động dữ dội: Nhà nước phong kiến đạt cực thịnh (đất nước thái bình thịnh trị), nhà nước phong kiến suy thoái (Trịnh - Nguyễn phân tranh, đất nước chia cắt, phong trào nông dân - triều đại Tây Sơn, Nguyễn Ánh bán nước cho giặc,...), ngoại xâm xâm lược, đất nước bị Pháp đô hộ, trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân gồng mình chống ngoại xâm.

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời: 3/2/1930, ĐCSVN ra đời, đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến Pháp, Mĩ, chống phát xít đầy hào hùng, gian lao, vĩ đại, chịu tình trạng Bắc - Nam chia cắt rồi đi đến thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nguyễn Hiền
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 2 2021 lúc 16:44

* Nét đẹp văn hóa khi đến Huế : Ca Huế

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế trên sông Hương và nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế. Còn chúng ta đọc bài bút kí này, dự một đêm ca Huế trên sông Hương, qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, ý và tình của văn chương, cũng thấy lòng bồi hồi thích thú. Ca Huế vốn phong phú đa dạng. Cảnh và người xứ Huế mộng và thơ. Tác giả đã sử dụng ngòi bút miêu tả hài hoà với kể chuyện ; biểu ý hài hoà với biểu cảm, liệt kê được khá nhiều danh từ gọi tên các bài ca, các khúc nhạc, nhạc cụ ; hài hoà với nhiều tính từ, động từ đặc tả tính chất, động tác ; câu văn dài ngắn, khoan nhật, co duỗi, lên bổng, xuống trầm,... đã tái hiện được một bức tranh sinh động của đêm nghe ca Huế trên sông Hương. Nghệ thuật ấy, ý và tình ấy phần nào đã tương xứng với những nét đẹp văn hoá của xứ Huế..

꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
28 tháng 2 2021 lúc 16:45

Trong số các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, có lẽ di sản được chú ý nhiều nhất là cố đô Huế. Đây là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa lớn của nước ta do triều Nguyễn xây dựng. Ngày nay, cố đô Huế là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn thu hút rất nhiều lượt du khách tới tham quan mỗi năm. Những công trình kiến trúc đồ sộ, các tòa thành, cung đình của vua chúa, những lễ hội, nét văn hóa cung đình còn lưu giữ nơi đây là một nét vô cùng đặc sắc, riêng biệt mà chỉ có ở Huế. Đó cũng là điều hấp dẫn riêng cho du lịch nơi đây.

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cố đô Huế là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất dưới triều nhà Nguyễn từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn, một vương triều phong kiến cuối cùng của nước ta. Đến năm 1945, khi vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến là vua Bảo Đại thoái vị, Huế từ đó cũng không còn là thủ đô của nước ta và kinh đô Huế xưa trở thành cố đô cũng từ đó.

Khi chọn Huế là kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng Huế thành một kinh thành có tính phòng thủ cao. Ông cho xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình này đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, kết hợp nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.

Tại cố đô Huế, không chỉ có các kiến trúc kiểu phương Đông truyền thống mà còn có các công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng theo kiểu phương tây, điều này đã làm nên sự đa phong cách cho kiến trúc nơi đây. Cố đô Huế đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Đã có thời kỳ phát triển hưng thịnh trở thành kinh đô bậc nhất nước ta từ trước đến giờ, cũng đã có lúc bị tàn phá một cách ghê gớm, rồi sau đó lại được xây dựng và phục hồi trở lại. Sức sống của cố đô này thật lâu bền và mãnh liệt.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cố đô Huế bị tàn phá một cách nặng nề, tử cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng. Ngoài ra những tàn phá của tự nhiên cùng với việc bảo vệ và trùng tu khu di tích này không được tiến hành sát sao nên đã khiến cho cố đô Huế càng trở nên tàn tạ. Cho đến năm 1981, khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động cuộc vận động quốc tế giúp đỡ thì cố đô Huế đã bắt đầu được tôn tạo cẩn thận và trở lại quỹ đạo ban đâu.

Cố đô Huế là một di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, một địa điểm du lịch hấp dẫn và lôi cuốn. Nơi đây mang những giá trị vô cùng to lớn về văn hóa và du lịch. Hệ thống kiến trúc của kinh thành Huế biểu thị cho quyền uy của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, một chế độ phong kiến tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua. Hệ thống này gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

NGUYỄN THỊ KHÁNH AN
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
8 tháng 3 2022 lúc 20:45

TK

Trong quá trình xâm chiến châu Mĩ, người da trắng đã tàn sát người Anh-điêng và cưỡng bức người da đen từ châu Phi sang làm nô lê, khai phá đất hoang, lập các đồn điền trồng bông, cao su, mía, cà phê,…

Nguyễn Trần diệu Hân
8 tháng 3 2022 lúc 20:45

Sau khi tìm ra châu Mĩngười da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào? A. Sang xâm chiếm thuộc địa. B. Bị đưa sang làm nô lệ.

Thái Hưng Mai Thanh
8 tháng 3 2022 lúc 20:45

Tham khảo:

rất nhiều người ở châu âu đã di  sang Châu Mỹ. kèm theo đó họ đem theo nô lệ là người da đen Châu phi đi theo. người da đen Châu phi trở thành những món hàng để trao đổi. do đó người da đen Châu phi di cư vào châu Mĩ.

Ngô Thị Tường Vy
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
9 tháng 9 2016 lúc 10:35

Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa. Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII. thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ.

Đây là vùng đốt phì nhiêu, giàu tài nguyên, quê hương lâu đời của người In-đi-an (thổ dán da đỏ). Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn người ln-đi-an vào vùng đất phía tây xa xôi Họ bắt người da đen ở châu Phi đưa sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền.


 

pretty princess
Xem chi tiết
khong thi dieu chau
27 tháng 12 2018 lúc 15:32

CUỘC ĐỜI LÝ BẠCH

+)Lí Bạch (701-762) là nhà thơ lớn của Trung Quốc thời Đường , từ Thái Bạch ,hiệu Thanh Liên cư sĩ

+) Sinh ra trong 1 gia đình thương nhân lớn nên được chứng kiến thời kì thịnh vượng nhất của thời Đường

+)Năm 20 tuổi , ông bắt đầu đi du lịch và chuyến đi đó kéo dài 20 năm

+)Năm 742 được người giới thiệu, vua Đường Huyền Thông đã triệu ông về kinh đô để ông thể hiện tài năng chính trị của mình nhưng nhà vua chỉ dùng ông để mua vui nên ông quyết định rời kinh đô Trường An  để tiếp tục cuộc sống ngao du thiên hạ

SỰ NGHIỆP THƠ CA

+) Thế giới nghệ thuật trong thơ Lí Bạch vô cùng phong phú thể hiện ở nội dung đề tài và hình thức nghệ thuật .Đề tài nào ông cũng để lại ấn tượng sâu sắc

+)Lí Bạch là con chim đầu đàn cho thơ lãng mạn thời Đường - 1 nhà thơ lãng mạn nhất trong lịch sử thơ ca Trung Quốc .Ông là cây đại thụ của thơ ca 1 thời đại mà cái tài của nó còn để lại trên các cánh đồng văn học nghệ thuật thời nay

hok tốt nha

Lý Bạch (chữ Hán: 李白; 701[1] - 762), tự Thái Bạch (太白), hiệu Thanh Liên cư sĩ (青莲居士), là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.

Suốt cuộc đời của mình, ông được tán dương là một thiên tài về thơ ca, người đã mở ra một giai đoạn hưng thịnh của thơ Đường. Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu đời giúp dân song chưa bao giờ ông được toại nguyện. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường, mà còn trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á đồng văn. Do sự lỗi lạc của mình, ông được hậu bối tôn làm Thi Tiên (詩仙) hay Thi Hiệp (詩俠). Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên (酒仙) hay Trích Tiên Nhân (谪仙人). Hạ Tri Chương gọi ông là Thiên Thượng Trích Tiên (天上謫仙).

Ông đã viết cả ngàn bài thơ bất hủ.[2] Hơn ngàn bài thơ của ông được tổng hợp lại trong tập Hà Nhạc Anh Linh tập (河岳英靈集), một tuyển tập thơ rất đồ sợ thời Vãn Đường do Ân Phan (殷璠) chủ biên vào năm 753, và hơn 43 bài của ông được ghi trong Đường Thi Tam Bách Thủ (唐诗三百首) được biên bởi Tôn Thù(孫洙), một học giả thời nhà Thanh. Vào thời đại của ông, thơ của ông đã xuất hiện các bản dịch tại phương Tây, chủ đề của ông nhấn mạnh tán dương mối quan hệ bạn bè, sự thần bí của thiên nhiên, tâm trạng tĩnh mịch và thú vui uống rượu rất đặc trưng của ông.

Cuộc đời của ông đi vào truyền thuyết, với phong cách yêu rượu hiếm có, những truyện ngụ ngôn và truyền thuyết về tinh thần trượng nghĩa, cũng như điển tích nổi tiếng về việc ông đã chết đuối khi nhảy khỏi thuyền để bắt cái bóng phản chiếu của mặt trăng.

Đường Văn Tông ngự phong tán dương thi ca của Lý Bạch, kiếm vũ của Bùi Mân, thảo thư của Trương Húc, gọi là Tam Tuyệt (三絕)[3]