Những câu hỏi liên quan
bạn nhỏ
Xem chi tiết
duong1 tran
12 tháng 10 2021 lúc 9:34

số cô chẳng giàu thì nghèo

ngày 30 tết thịt treo trong nhf

số cô có mẹ có cha

mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông

số cô có mẹ có chồng

sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

Bình luận (2)
duong1 tran
12 tháng 10 2021 lúc 9:37

    “Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng

     Chú tôi hay tửu hay tăm

Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

     Ngày thì ước những ngày mưa

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.”

Bình luận (1)
Liah Nguyen
12 tháng 10 2021 lúc 9:37

Đây là một số câu mik bik nha:

-  Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

    Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi

-   Tử vi xem số cho người

Số thầy thì để cho ruồi nó bâu 

Bình luận (3)
bạn nhỏ
Xem chi tiết
Đan Khánh
12 tháng 10 2021 lúc 9:42

Số thầy là số lôi thôi

Quanh năm lận đận, cạy nồi vét xoong

Số thầy là số long đong

Quanh năm thầy chỉ đoán non đoán già

Bình luận (0)
Bùi Thanh Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
28 tháng 9 2018 lúc 23:48

Thật ra

...bài này dễ thuộc cực

Hôm trc mk kiểm tra bài tập

Ở nhà mk độc đúng 1 lượt

Ngoai trg đọc nửa bài thì đj chs

K mk

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Thảo
28 tháng 9 2018 lúc 22:44

bài nay mk thuộc rùi

Bình luận (0)
JungKook BTS
28 tháng 9 2018 lúc 23:13

bài này nhìn như mấy con rắn mất đầu thì lại có thêm mấy cái đầu mới hihi

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
1 tháng 11 2016 lúc 20:44

Số cô:

-Chẳng giàu thì nghèo

-Có mẹ có cha

-Có vợ có chồng

-Sinh con, chẳng gái thì trai

=> Châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan và phê phán sự mù oán của một số người mê tín trong xã hội

Bình luận (0)
nguyễn gia bảo
Xem chi tiết
Le Tien Thanh
26 tháng 8 2020 lúc 18:45

Đây là lời của thầy bói nói với một cô gái đi xem bói. Bài ca dao châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của những người nhẹ dạ để lừa gạt. Cách châm biếm thú vị ở chỗ dùng “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính lời của thầy bói để vạch trần bản chất bản chất bịp bợm của y.

Người ta không giàu thì là nghèo; chúng ta được sinh ra là bởi có cha mẹ; mẹ ta hẳn là đàn bà, cha ta hẳn đàn ông; ai rồi cũng phải có vợ có chống; con cái không là con trai thì là con gái. Điều ấy là hiển nhiên, không còn phải đoán nữa. Lời thầy phán cứ trơn tuồn tuột, cái giọng của thầy cứ chắc chắn như là đinh đóng cột.

Kết cấu “chẳng….thì…” tuôn ra ào ạt, tưởng như có thể nói dài bao nhiêu cũng được. Người ta bật cười vì thầy phán toàn những điều hiển nhiên, toàn nói dựa nước đôi, lấp lửng. Bói như thế ai mà chẳng bói được? Ấy vậy mà vẫn có những kẻ cả tin, cứ gật gù cho lời thầy là phải, thầy thật là tài tình, biết được mệnh trời, thiên cơ thấu suốt.

Bài ca dao không chi chế giễu thầy bói mà còn phê phán cả những người mê tín vào những điều viễn vong, yếu đuối trước cuộc sống. Có ý nghĩa hơn trăm nghìn lời giải thích, bài ca dao xoáy vào sự mê muội của con người đã khiến cho những kẻ cơ hội móc túi tiền mình mà không hay

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
26 tháng 8 2020 lúc 21:36

* Tóm tắt :

- Lời của thầy bói nói hoàn toàn là theo tự nhiên như những chuyện hệ trọng trong cuộc đời : giàu - nghèo , sướng - khổ ; cha-mẹ ; hôn nhân - con cái .

- Phản ánh cụ thể , rõ ràng ,chắc chắn như ''đinh đóng cột'' những chuyện hiển nhiên của Đấng tạo hoá đã ban cho nhân loại 

- Lời thầy bói hoàn toàn vô nghĩa , nực cười nhưng nhằm chỉ tích những con người mê tín , dị đoan , mê mội , mù quáng , tin vào những thứ như : bói toán , xem quẻ ,.... Và còn phản ánh những hành động xấu xa , lừa gạt người khác nhằm âm mưu tham lợi , kiếm tiền mà không nghĩ tới những con người mê tín đã bị họ lừa gạt .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai thao van
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
24 tháng 9 2019 lúc 16:45

Bài ca dao trên nói về sự mê tín của con người. Tin vào mê tín bói toán. Điểm đáng chú ý ở bài ca dao là đã vận dụng được thể thơ lục bát, tạo nên tính vần điệu, nhịp điệu. Cách nói nước đôi của thầy bói khiến trò bói toán chỉ là sự lừa bịp. Hàng loạt các từ "giàu" - "nghèo", "mẹ" - "cha", "đàn bà" - "đàn ông", "vợ" - "chồng", "gái" - "trai" khiến cho cách nói của thầy bói trở nên thừa thãi, toàn nói những điều hiển nhiên, điều mà ai cũng biết và chẳng đưa đến một kết luận có giá trị nào. Qua đó, bài ca dao không chỉ tạo nên tiếng cười giễu nhại kẻ bói toán mà còn cảnh tỉnh những người tin vào mê tín.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Thảo Lam
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Trang
25 tháng 9 2019 lúc 13:56

Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là bài ca dao được phổ biến rộng rãi trong dân gian:

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Bài ca dao trên nhai lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó chỉ "ghi âm" một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông", có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.

   Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói ( là nữ) rất quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!). Thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.

   Dân gian quan niệm rằng con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhau, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)

   Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới đỉnh điểm ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ,c ả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

   Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.

Đọc bài ca dao trên, chúng ta không chỉ hả hê trước thái độ châm biếm, đả kích của nhândân lao động mà còn thích thú bởi đời sống tinh thần phong phú, lạc quan yêu đời của họ. Sức sống mãnh liệt của ca dao - dân ca xuất phát từ niềm tin bất diệt đó.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Thảo Lam
26 tháng 9 2019 lúc 19:19

Cảm ơn bạn nhiều nha!  ^_^

Bình luận (0)
nguyễn gia bảo
Xem chi tiết
nguyễn phan hải linh
26 tháng 8 2020 lúc 16:03

những người mê tín dị đoan, tin vào những điều mà hằng ngày chúng ta vẫn biết ( số cô có mẹ có cha,....), tin vào những thầy bói hay nói dối để kiếm thật nhiều tiền của người dân

mik chỉ trả lời đc đến đây thôi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
bạn nhỏ
Xem chi tiết

Tham khảo

Đây là lời của thầy bói nói với một cô gái đi xem bói. Bài ca dao châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của những người nhẹ dạ để lừa gạt. Cách châm biếm thú vị ở chỗ dùng “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính lời của thầy bói để vạch trần bản chất bản chất bịp bợm của y.

Người ta không giàu thì là nghèo; chúng ta được sinh ra là bởi có cha mẹ; mẹ ta hẳn là đàn bà, cha ta hẳn đàn ông; ai rồi cũng phải có vợ có chống; con cái không là con trai thì là con gái. Điều ấy là hiển nhiên, không còn phải đoán nữa. Lời thầy phán cứ trơn tuồn tuột, cái giọng của thầy cứ chắc chắn như là đinh đóng cột.

Kết cấu “chẳng….thì…” tuôn ra ào ạt, tưởng như có thể nói dài bao nhiêu cũng được. Người ta bật cười vì thầy phán toàn những điều hiển nhiên, toàn nói dựa nước đôi, lấp lửng. Bói như thế ai mà chẳng bói được? Ấy vậy mà vẫn có những kẻ cả tin, cứ gật gù cho lời thầy là phải, thầy thật là tài tình, biết được mệnh trời, thiên cơ thấu suốt.

Bài ca dao không chi chế giễu thầy bói mà còn phê phán cả những người mê tín vào những điều viển vông, yếu đuối trước cuộc sống. Có ý nghĩa hơn trăm nghìn lời giải thích, bài ca dao xoáy vào sự mê muội của con người đã khiến cho những kẻ cơ hội móc túi tiền mình mà không hay.

Bình luận (0)
le uyen
12 tháng 10 2021 lúc 18:48

Thầy phán toàn những điều hiển nhiên, toàn nói dựa nước đôi, lấp lửng

Bình luận (0)