Cảm nghĩ về tác phẩm Tiếng gà trưa.
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ TÁC PHẨM TIẾNG GÀ TRƯA
viết bài văn cảm nhận về tác phẩm thơ kì I lớp 7 theo giàn ý sau (trừ bài tiếng gà trưa)
MB:-giới thiệu tác giả ,tác phẩm
-ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
TB:a, phần khái quát
-hoàn cảnh ra đời
-cảm nghĩ chung về nội dung, nghệ thuật bài thơ
b, phát biểu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật
-đoạn đầu :
+lời dẫn, giới thiệu(trích thơ)
+chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuât và nội dung
-đoạn 2: làm tương tự đoạn đầu
c, đánh giá
-đánh giá lại nghệ thuật và nội dung
KB:khẳng định lại tình cảm với bài thơ
lưu ý:
-các bn có thể tách ra từng bài thơ rồi làm
-nocopy
-làm càng nhanh càng tốt
sư huynh ns cái qq dzậy
chết mày nha mày kkk
bài thơ tiếng gà trưa(xuân Quỳnh)có những đặc sắc về nghệ thuật được thực hiện có tác dụng gì trong biểu đạt cảm xúc của tác giả? Đây là mạch cảm xúc về những kỉ niệm, hình ảnh và suy nghĩ gì của người lính được gợi lại từ âm thanh tiếng gà trưa
Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bàng một tiếng gà trưa nhảy ố trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.
Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.
Viết đoạn văn ngắn (100-150) từ nêu cảm nhận của em về những suy nghĩ của người chiến sĩ trên đường ra mặt trận được gợi lên từ tiếng gà trưa trong bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh.
Tham khao
Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ được sống trong vòng tay yêu thương của người bà đầy nhân hậu. Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
Em thik tác phẩm nào nhất trong các tác phẩm sau? Và vì sao?
1. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
2. Phò giá về kinh
3. Cảnh khuya
4. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
5. Tiếng gà trưa
6. Bạn đến chơi nhà
Mik thích tác phẩm pn đến chơi nhà . Vì qua bài thơ cho ta thấy đc tình pn cao quý vô cùng , hơn cả những vật chất xung quanh ta và cho ta thấy đc tâm hồn mến khách của tác giả .
Chúc pn học tốt nha
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê bởi vì Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.
Em thích tác phẩm Bạn đến chơi nhà bởi vì Với bài thơ này, tác giả đã cho ta thấy một trong những tình cảm quý giá nhất của con người ấy là tình bạn
Mình thích tác phẩm Tiếng gà trưa. Vì trên đường đi hành quân, người chiến sĩ đã vô tình nghe được âm thanh tiếng gà trưa, và đã làm khơi gợi ra những kí ức và kỉ niệm đẹp đẽ thời tuổi thơ với người bà thân thương, tình cảm tràn đầy yêu thương của người bà dành cho cháu, chính điều đó đã trở thành động lực để người chiến sĩ vững bước ra trận.
chúc bạn học tốt
Hãy nên tên tác giả của những tác phẩm sau: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Phò giá về kinh, Tiếng gà trưa, Cảnh khuya, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bạn đến chơi nhà, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Lý Bạch
Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Tri Chương
Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Trần Nhân Tông
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ
4. VB tiếng gà trưa
* Tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt
* Toàn bộ nội dung văn bản
5. Điệp ngữ
6. Từ Hán – Việt
II. Tạo lập văn bản
1. Đặc điểm của văn phát biểu cảm nghĩ
2. Cách làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ
Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài thơ “Tiếng gà trưa” và tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh.
Tạo lập 1 văn bản biểu cảm về 1 tác phẩm hoặc 1 khía cạnh của tác phẩm:
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Cảnh khuya
- tiếng gà trưa
Cảnh khuya-Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ này,một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí tôi,nhưng hình ảnh của một vị Cha già kính yêu,luôn lo cho "con",luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng qua đó cũng giúp ta hiểu hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng,ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối
quê hương....Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác(Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung,ứng dụng,lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh,huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ,rọi sắc xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá,cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau,trăng đan vào cây cổ thụ,trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa,lúc ẩn lại hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng,trong trẻo hơn dưới ánh trăng khuya. Một phong cảnh hữu tình thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn của Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền... Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác,giúp tâm hồn Bác thanh thản,quên đi những khó khăn,vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go,quyết liệt.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng của Bác Hồ không ngủ được. Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà? Theo tôi là cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh,tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. Chính là vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Để ngày mai mọi người được sống tự do,hạnh phúc,thỏa sức ngắm trăng,để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi....Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. Qua đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hy sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã được hòa bình,tự do. Chúng ta có thể tự do thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng và bài thơ "Cảnh khuya" sẽ luôn mang theo hình ảnh của Bác đang thanh thản mỉm cười dưới ánh trăng."Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."