Những câu hỏi liên quan
le thi nhu y
Xem chi tiết
Chim Chim
18 tháng 10 2017 lúc 20:21

Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển :
- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
- ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Bình luận (0)
Dao Nguyen
Xem chi tiết
YEN LY DOAN
Xem chi tiết
Huu Hoa
Xem chi tiết
nguyen thi khanh nguyen
4 tháng 11 2016 lúc 22:20

có nhiều nguyên nhân làm cho kinh tế mỹ bị suy giảm như:

1,sau khi khôi phục kinh tế,các nước tây âu và nhật bản

đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt vs mỹ

2,kinh tế mỹ ko ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái khủng khoảng

3,độ theo dõi tham vọng bá chủ thế giới ,mỹ phải chi ra những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang,sản xuất vũ khí

4,sự giàu nghèo quá chênh lệnh giữa các tầng lp trong xã hội

LIKE Nha bnok

Bình luận (2)
Hường Nguyễn
25 tháng 11 2016 lúc 20:30

Có 4 nguyên nhân:

1:sau khi khôi phục kinh tế các nước tây âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ

2:kinh tế Mĩ không ổn định do nhiều cuộc suy thoai và khủng hoảng

3:do tham vọng làm bá chủ thế giới nên phải chi 1 khoản lớn cho việc chạy đua vũ trang

4:do sư chênh lệch giàu nghèo của các tầng lớp trong xã hội

Bình luận (0)
Nguyễn Thái Sơn
Xem chi tiết
Phùng Tạp Thi
30 tháng 12 2021 lúc 15:15

d

Bình luận (0)
Nguyen Hai Yen
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
13 tháng 12 2016 lúc 23:59

1.- Thủ công nghiệp :
+ Thủ công nghiệp nhân dân (dân gian) tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.
+ Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc ; làm giấy, đúc đổng, rèn sắt... đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...

nông nghiệp :
- chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi



 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
14 tháng 12 2016 lúc 0:01

2.Sau chiến tranh, nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Nhờ vậy, mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền nông nghiệp vẫn được phục hồi và nhanh chóng phát triển. Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã trong nhân dân được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc nhà Trần vẫn tiếp tục chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
Thời Trần, ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước. Các làng, xã chia ruộng cho nông dân cày cấy và thu thuế. Ngoài ra, còn có ruộng đất của quý tộc, vương hầu (gọi là điền trang). Nhà Trần còn ban thái ấp cho quý tộc, vương hầu.
Ruộng đất tư hữu của địa chủ thời Trần ngày càng nhiều.

Thủ công nghiệp rất phát triển. Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau như nghề làm đồ gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng v.v...
Một số thợ thủ công cùng nghề như làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm, làm giấy... tụ họp lại, lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.
Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi, làm xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.
Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi.
Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

 

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
14 tháng 12 2016 lúc 0:02

3.Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.

 

Bình luận (0)
tran thanh nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
11 tháng 11 2016 lúc 21:24

Vì đất nước ta đã bị xâm lược bởi rất nhiều nước và đặc biệt là Mỹ và Pháp

=> Kinh tế chậm phát triển hơn so với nước khác

Bình luận (0)
Nguyen Thi Bich Phuong
Xem chi tiết
Sweet_Blackrose2503
3 tháng 12 2016 lúc 22:20

tình hình:

- chiến tranh thế giới lần I (1914-1918) đã tạo cho nước Mĩ có cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

nguyên nhân của sự phát triển:

- nhờ số lợi nhuận thu đươc từ chiến tranh

- giai cấp tư sản dùng mọi biện pháp nhằm cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột cong nhân.

hihi Mik biết nhiêu đây thôi hà !!!

Bình luận (1)
Võ Thu Uyên
4 tháng 12 2016 lúc 16:09

Về kinh tế: - Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế => Tở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế:

+ Công nghiệp chiếm 48% so với thế giới

+ Trưc lượng vàng chiếm 60% so với thế giới.

- Nguyên nhân: + nhờ số lợi nhuận mà Mĩ thu được sau chiến tranh thế giới làn thứ nhất.

+ Giai cấp tư sản không ngừng sử dụng mọi biện pháp để cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột nhân dân.

 

Bình luận (0)
Huyền Trang
8 tháng 11 2017 lúc 20:56

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thái Sơn
Xem chi tiết