nội dung của bài RẰM THÁNG GIÊNG
Nêu nội dung của bài cảnh khuya ;rằm tháng giêng
cảnh khuy : Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
rằm tháng giêng : Miêu tả đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Qua đó, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan củaBác Hồ. Nghệ thuật: ... Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, hiện đại.
Đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng là:
A. Cảnh vật có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại
B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh
C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.
D. Gồm cả 3 yếu tố trên
Nêu hoàn cảnh ra đời tác giả và nội dung nghệ thuật của bài Cảnh Khuya và Rằm Tháng Giêng
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Cảnh khuya được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp, cụ thể vào năm 1947. Đây là giai đoạn nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, rút lui lên những vùng rừng núi, hiểm trở để thành lập căn cứ, lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp.
Trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vầng thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước.
b. Nội dung
Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với tiếng suối, trăng, cảnh khuya đẹp như vẽ… hình ảnh thơ sinh động, giàu sức biểu cảm. Tiếng suối được so sánh như tiếng hát trong trẻo, nhẹ nhàng. Trăng in bóng lên cổ thủ lồng nhau vào nhau tạo sự hài hòa, huyền ảo. Hình ảnh thiên nhiên qua cảm nhận của Bác rất đẹp và sinh động.Trên nền thiên nhiên đó là thi nhân – người chiến sĩ đang thao thức bởi Người lo lắng cho vận mệnh dân tộc.
c. Nghệ thuật
– Vận dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
– Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp từ.
– Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại.
– Ngôn từ giản dị, trong sáng toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu nước và sự lạc quan, yêu đời của Bác.
II. Bài Rằm tháng giêng
a. Hoàn cảnh sáng tác
Rằm tháng giêng là bài thơ ra đời trong một đêm trăng rằm. Bác cùng với các cán bộ có cuộc họp quan trọng, buổi họp kết thức khi trời đã khuya, Bác cùng các cán bộ trở về bằng thuyền. Lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết bài thơ để ghi lại khoảng khắc tuyệt đẹp từ thiên nhiên.
Thông tin thêm: Bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1948, giai đoạn đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Nội dung
Bối cảnh viết bài thơ Rằm tháng giêng rất tình cờ, khi kết thúc một cuộc họp quan trọng, Bác trở về nhà bằng thuyền, đó cũng là thời điểm đêm về khuya, Bác đã thực sự rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng rằm. Con thuyền không chỉ chở người mà còn chở đầy ánh trăng lướt đi, đó là hình ảnh vô cùng lãng mạn của nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng toát lên sự ung dung, phong thái của Bác trong thời điểm khó khăn của cuộc kháng chiến.
c. Nghệ thuật
– Bài thơ gốc viết theo thất ngôn tứ tuyệt, dịch sang thể thơ lục bát.
– Mang vẻ đẹp cổ điển đặc trưng của phương Đông như: trăng, dòng sông, con thuyền.
– Ngôn từ có sức biểu cảm cao, hàm súc.
– Kết hợp giữa miêu tả và yếu tố biểu cảm giúp bài thơ mang nét đẹ cổ điển và hiện đại.
III. Ý nghĩa của 2 bài thơ
Cảnh khuya
Chiêm ngưỡng và hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời nhưng không quên bày tỏ nỗi lòng của người lãnh đạo trước vận mệnh của dân tộc, đất nước.
Rằm tháng giêng
Thể hiện tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời từ thiên nhiên trong đêm trăng rằm.Bác có sự cảm nhận tinh tế trước thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại trong bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh.
Bài viết về biện pháp nghệ thuật trong bài Cảnh khuya
Cảnh khuya bài thơ đã lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên và hình ảnh con người trong khung cảnh ấy. Trong không gian yên tĩnh người nghe có thể thưởng thức tiếng suối trong trẻo từ phía xa, biện pháp nghệ thuật sử dụng so sánh tiếng suối như tiếng hát của con người.
Trong câu “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” điệp từ “lồng” được sử dụng hai lần tạo ra khung cảnh thiên nhiên với đêm trăng rừng tầng lớp , xen kẽ nhau tạo nên vẻ đẹp lung linh, đầy màu sắc qua con mắt của những người đang ngắm nhìn cảnh vật.
Trong hai câu đầu lột tả vẻ đẹp của núi rừng, thiên nhiên thì hai câu sau nói lên nổi lòng của con người là chính tác giả. Điệp từ “chưa ngủ” được sử dụng hai lần, bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh. Bác đang suy nghĩ về tình hình đất nước và chiến tranh, điệp từ “chưa ngủ” đã thể hiện được nỗi lo nước nhà của bác.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việc Bắc và nói lên nỗi lòng của người cha già lo lắng, suy nghĩ đối với vận mệnh của dân tộc.
nêu điểm khác nhau và giống nhau 2 bài cảnh khuya và rằn tháng giêng
Bài 2 thơ điểm sắng tác bài thơ rằm tháng giêng giúp em hiểu thêm gò về nội dung bài thơ
Mở bài: Đã mấy ai đã chứng kiến cảnh khu rừng Việt Bắc, nhưng đọc bài thơ của Bác trong bài "Cảnh khuya" thì ta thấy núi rừng Việt Bắc đẹp kì diệu. (Phần Mở bài nên viết ngắn thôi, ko nên viết dài kẻo làm không hay bài thơ, chủ yếu phải là phần Thân bài)
Thân bài: Mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy tiếng suối trong veo. Âm thanh này Bác miêu tả rất hay, như "tiếng hát xa" ở đâu đó trong đêm trăng sáng vằng vặc, ở rừng cổ thụ bạt ngàn.....
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trăng lồng qua cây cổ thụ, ánh trăng soi qua kẽ lá, làm chúng như in hoa trên mặt đất. Điệp ngữ "lồng" ở đây làm thiên nhiên giao hòa vào nhau. Ta cảm thấy đất trời như quấn quýt lấy nhau. Người mà ngắm cái cảnh này, người đó ắt phải là người đắm mình trong thiên nhiên, Bác phải thốt lên: "Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ, đẹp như một bức tranh" Cánh rừng Việt Bắc heo hút, quạnh quẽ, trước con mắt Bác thì trở nên ấm áp, kì ảo, có sức sống.
Ai cũng ngỡ là người có tâm hồn đẹp đẽ, là một thi sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên, say sưa ngây ngất ngắm ánh trăng đến mức mà không ngủ được. Nhưng khi đọc đến câu thứ tư, ta bất ngờ, thú vị, vì thật sự hiểu con người Bác:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Vậy "nỗi" nước nhà ở đây là gì vậy? Nếu dùng là "việc" nước nhà thì ta sẽ hiểu rằng đó chỉ là việc Bác chưa giải phóng đất nước. Còn nỗi nước nhà lớn hơn rất nhiều, nỗi lo không chỉ mang lại hòa bình, mà còn lo cho dân, cho nước, lo cho tương lai, như một gánh nặng làm Bác không ngủ được. Hóa ra là lo cho dân, cho nước, Bác mới mất ngủ vì thế mà phát hiện ra trăng đẹp.
Kết bài: Nhiều nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác không ngủ. Hình như cả cuộc đời Bác không ngủ, lo cho dân, cho nước, đến thanh niên, nhi đồng, việc to việc lớn. Ta không chỉ khâm phục Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, là vị khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà ta còn hiểu đây là một vị lãnh tụ suốt đời lo cho dân, cho nước, lo được độc lập tụ do, lo cho tương lai sau này....
Done, đây chỉ là một đoạn văn cảm thụ văn học thui nha, còn nếu một bài văn thì bạn nên đọc dàn ý của stary để hiểu biết, sau đó mở rộng thêm, miêu tả kĩ phần nghệ thuật, như là câu 1 là khác với bài Vọng Lư sơn bộc bố của Lý Bạch, nói về công lao to lớn của Bác.....
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Hai câu thơ như vẽ bức tranh thủy mạc: Có cây, có hoa, có trăng và xa xa có suối (Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa). Cảnh vật hiện ra trong vòm cây cổ thụ giữa đêm khuya, tỏa bóng xuống thảm hoa trong một đêm trăng đẹp. Hai câu thơ tuyệt tác, tạo cho người đọc một tâm hồn thơ đầy xúc cảm:
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Cảnh khuya như vẽ nên có người còn chưa ngủ, đang thao thức với một tâm tư chưa bộc lộ cùng ai… Đó là tác giả bài thơ: Bác Hồ của chúng ta.
Bài thơ được viết trong năm 1947, sau lời kêu gọi nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo lời Bác, toàn dân rút vào nơi rừng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo căn cứ, thành lập cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài với một hậu phương vững chắc và an toàn cho cuộc cách mạng. Trong một đêm nào đó, Bác Hồ thong thả dạo chơi quanh vùng, thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng, Bác ngâm lên một bài thơ tả cảnh với tâm tư lo lắng nỗi nước nhà đang bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược của toàn dân. Hai câu thứ ba và bốn nói lên xúc cảm thiêng liêng của hồn nước chỉ gói gọn trong câu thơ lặp lại “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Cả bài thơ bốn câu tả cảm xúc của Bác trước cảnh đẹp thiên nhiên dưới trăng khuya. Người chưa thể ngủ vì còn trăm thứ phải lo. Vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đâu có thể yên tâm mà ngắm cảnh.
Cùng với hồn thơ lâng lâng còn xúc cảm. Với nỗi lo việc nước, việc dân. Bao nhiêu việc đã khiến Người chưa ngủ. Và hồn nước thiêng liêng giờ đây đã đến với Người khi tạm lắng hồn thơ để lo việc nước.
Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nội dung chính của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
A. Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc
B. Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước
C. Đều được viết theo thể thơ tứ tuyệt
D. Đều được làm trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp.
nêu những điểm giống và khác nhau vè hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài thơ '' Cảnh Khuya '' và '' Rằm Tháng Giêng ''
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:
- Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
- Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.
- Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.
- Cả hai bài thơ đều đẹp như những bức tranh, nhưng mỗi bài thơ thể hiện một vẻ đẹp khác nhau.
- Cảnh khuya là cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.
- Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát tràn đầy sức xuân.
Em hãy ghi lại nội dung, nghệ thuật được thể hiện qua 2 bài thơ "Cảnh khuya" và " Rằm tháng giêng" .
Câu thơ cuối của bài rằm tháng giêng giúp em hiểu khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? (bài rằm tháng giêng)
Vì sao ánh trăng luôn xuất hiên trong thơ của Bác Hồ ? (bài rằm tháng giêng)
Con người luôn hướng về trăng giúp em cảm nhận được phong thái nào của bác ? (bài rằm tháng giêng)
Bức tranh thiên nhiên của 2 câu đầu có gì khác với bức tranh của 2 câu cuối ? (bài rằm tháng giêng)
Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của bài cảnh khuyu và rằm tháng giêng ?
nêu nội dung chính của bài thơ rằm tháng giêng -Hồ Chí Minh và phân tích điệp từ xuân trong câu thơ thứ 2
Phân tích:
-Sử dụng điệp từ "xuân" -> để nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời
=> Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng
Nội dung: Rằm tháng giêng là bài thơ tứ tuyệt của Bác được sáng tác năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu sắc và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.