Ngu Văn Người
Những bài văn bất hủ của học sinh(8)Đề: Tả cây chuối.Trước cửa nhà em có một cây chuối. Rễ của nó cắm sâu xuống lòng đất. Sáng nào em cũng vun đất cho cây, trưa em vun đất cho cây, chiều em cũng vun đất cho cây. Quả của nó sum suê, rụng cả xuống đất.Đề: Tả con bò.Giữa trưa hè nóng nực, em thấy con bò kéo xe trên phố, mồ hôi chảy ròng ròng. Em học tập con bò tính cần cù chăm chỉ.Đề: Tả cây bàng.Sân trường em có một cây bàng trồng đã 3 năm cao 3 mét, nặng 2 kg, tán xoè như một cái ô.Đề: Tả mái đìn...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
3 tháng 8 2018 lúc 3:50

- Thứ tự các hình đúng với quy trình trồng cây rễ trần là:

Giải bài tập Công nghệ 7 | Giải Công nghệ 7

 

Quỳnh Anh Nguyễn
Xem chi tiết

các trạng ngữ là :

Mùa Nắng 

Trên cái đất phập phều lắm gió

cắm sâu vào lòng đất 

mũi đất cuối cùng 

cắm trên bãi

Cà Mau đất xốp 

phần "b" mik ko có đủ thời gian

LÊ BẢO NGỌC
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
13 tháng 3 2022 lúc 15:20

cho lắm thế

Minh Hồng
13 tháng 3 2022 lúc 15:22

Câu 76: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:

A.   Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.

B.   Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.

C.   Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc.

D.   Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc.

Câu 77: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?

A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất.                        B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.

C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất.                    D. Cả A, C đều đúng

Câu 78: Khi trồng cây rừng bằng cây con rễ trần nên nhúng bộ rễ cây vào dung dịch hồ trong bao lâu?

A. 5 – 10 phút.          B. 3 – 5 phút.            C. 15 – 20 phút.        D. 10 – 15 phút.

Câu 79: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp:

A. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe.          B. Đất tốt và ẩm.

C. Cả A và B đều đúng.                               D. Cả A và B đều sai.

Câu 80: Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm:

A.   50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.

B.   60% đất mùn, 40% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.

C.   50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 2-4% supe lân và nước.

D.   40% đất mùn, 60% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.

Câu 81: Sau khi trồng cây gây rừng từ 1-3 tháng, thời gian chăm sóc cây là:

A. 3 năm.       B. 4 năm.       C. 5 năm.       D. 6 năm.

 

Câu 82: Với cây trồng phân tán, làm rào bảo vệ bằng cách:

A.   Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu trồng rừng.

B.   Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu trồng rừng.

C.   Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây.

D.   Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây.

Câu 83: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ nhất và năm thứ hai là:

A. 1 – 2 lần/năm.      B. 2 – 3 lần/năm.      C. 3 – 4 lần/năm.      D. 4 – 5 lần/năm.

Câu 84: Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng gồm mấy bước?

A. 6.                B. 3.                C. 4.                D. 5.

Câu 85: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ ba và năm thứ tư là:

A. 1 – 2 lần/năm.      B. 2 – 3 lần/năm.      C. 3 – 4 lần/năm.      D. 4 – 5 lần/năm.

Câu 86: Bao lâu sau khi trồng cây cần phải làm cỏ xung quang gốc cây?

A. 3 – 5 tháng.          B. 5 – 6 tháng.           C. 6 – 7 tháng.           D. 1 – 3 tháng.

Câu 87: Độ sâu xới đất cần phải đạt được là:

A. 5 – 10 cm.             B. 8 – 13 cm.             C. 15 – 20 cm.           D. 3 – 5 cm.

Câu 88: Khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng, thời gian cần phải bón thúc là:

A. Ngay trong năm đầu.      B. Năm thứ 2.            C. Năm thứ 3.            D. Năm thứ 4

Câu 89: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có nhiều cây ta phải:

A. Bón thêm phân để nuôi nhiều cây.                    B. Nhổ hết đi trồng lại cây mới.

C. Chỉ để lại 2 – 3 cây.                                            D. Chỉ để lại 1 cây.

Câu 90: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải:

A. Không trồng cây vào hố đó nữa.           B. Trồng bổ sung loài cây khác.

C. Trồng bổ sung cây cùng tuổi.                D. Trồng bổ sung cây đã trưởng thàn

Phạm Thanh Hà
13 tháng 3 2022 lúc 15:23

Dài quá ☹

Ely Christina
Xem chi tiết
Chuu
6 tháng 3 2022 lúc 15:20

A

Linh Ngân
6 tháng 3 2022 lúc 15:20

câu a nhé

 Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc

Ngu Văn Người
Xem chi tiết
namblue
4 tháng 12 2016 lúc 19:54

2

 

chau diem hanh
1 tháng 3 2018 lúc 15:01

V~~haha

pham viet anh
31 tháng 8 2021 lúc 9:48

hahahahahahahahahahahahahahahahaha

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
1 tháng 1 2019 lúc 13:17

Đáp án: C

Ngu Văn Người
Xem chi tiết
chau diem hanh
1 tháng 3 2018 lúc 14:51

Hay

Vân Anh Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Chử Bảo Quyên
24 tháng 4 2020 lúc 16:34

Bài tham khảo nè

Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.

Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.

Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.

Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.

Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
 

Khách vãng lai đã xóa
meteor girl
12 tháng 5 2020 lúc 14:23

Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.

Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.

Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!

Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.

Khách vãng lai đã xóa
meteor girl
12 tháng 5 2020 lúc 14:25

Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.

Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình tròn, rỗng. Em có thể lấy cuống lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh dày, màu trắng, mọc từng chùm.

Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú. Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.

Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.

Khách vãng lai đã xóa