Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 2 2017 lúc 6:11

Bài thơ cho ta hiểu về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

Bình luận (0)
Trần Trọng Tuấn
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 11 2016 lúc 19:51

Hoàn cảnh : Bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch được sáng tác khi nhà thơ xa quê, một đêm chợt nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ về quê nhà.

Bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương được viết khi nhà thơ vừa trở về quê cũ, đứng ngay trên mảnh đất quê mình mà như người xa lạ.

Cách thể hiện tình cảm : Bài Tĩnh dạ tứ sử dụng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc thể hiện tình cảm một cách trực tiếp nhẹ nhàng thấm thía nỗi nhớ quê của một người đang phải sống xa quê.

Bài Hồi hương ngẫu thư thể hiện một cách gián tiếp thông qua tả và kể.

Bài thơ biểu hiện vừa chân thực , sâu sắc vừa hóm hỉnh tình yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của một viên quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

Bình luận (0)
Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 19:49


a, Giống nhau:
- Chủ đề: tình yêu quê hương sâu nặng .
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
b, Khác nhau
- Cách thức thể hiện chủ đề :
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": từ nơi xa nghĩ về quê hương.
+ Bài "Hồi hương ngẫu thư": từ quê hương nghĩ về quê hương .
- Phương thức biểu cảm :
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": biểu cảm trực tiếp .
+ Bài " Hồi hương ngẫu thư": biểu cảm gián tiếp .

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 5 2017 lúc 9:05

- Bài thơ được viết nhân lần tác giả tình cờ về thăm quê vào năm 744, khi ông đã 86 tuổi.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 10 2019 lúc 7:38

- Nếu như bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch là nỗi nhớ về quê cũ của người xa xứ thì bài thơ trên lại viết về quê hương ngay cả khi tác giả đã trở về sau một thời gian khá dài xa quê. Nay trở về nỗi buồn đau dâng lên khi bản thân bị xem là “khách” trong ngày đầu tiên trở về quê hương. Khi đó, cảm xúc đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên nhưng vì một điều bức xúc trong tình cảm mà trào dâng ra thành thơ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 12 2017 lúc 14:16

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:

Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi

- Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về ⇒ thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.

Hương âm vô cải / mấn mao tồi.

- Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.

- Câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Tiếng nói quê hương dù bao năm xa quê nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình.

- Như vậy, hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng phép đối để thể hiện những sự đối lập, những điều thay đổi và những điều vẫn còn giữ mãi theo thời gian.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 8 2017 lúc 13:04

Giá trị nội dung:

Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ

Giá trị nghệ thuật:

   ●    Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

   ●    Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi

   ●    Phép đối

   ●    Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 3 2018 lúc 6:01

Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.

Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu

Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà. Mâu thuẫn trong nội tâm là ở chỗ tình cảm sâu nặng thủy chung của nhà thơ đối với quê hương nhưng nay bỗng thành người xa lạ. Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

Bình luận (0)
bê trần
Xem chi tiết
Phương Thảo
1 tháng 11 2016 lúc 20:32

- Các dịch giả Của hai bài thơ đã cố gắng chuyển tải được tâm trạng, cảm xúc vui, buồn , ngỡ ngàng của một nhà thơ khi về thăm quê cũ.
Mỗi bản dịch đều có cái hay và cái hạn chế riêng:
+ Bài 1 ( dịch giả Phạm Sĩ Vĩ )
Câu 1: làm rõ phép đối chỉnh ( đối ý, đối lời, chỉnh về từ loại và ngữ pháp)
Câu 2 : dịch còn thô và chưa thoát hồn thơ.
Câu 3 : rõ đối tượng ( trẻ con ), nhưng chưa đúng ý.
Câu 4 : chỉ có động từ "hỏi" mà chưa có động từ "cười".
+ Bài 2 (dịch giả Trần Trọng San )
Câu1 : phép đối chưa thật chỉnh.
Câu 2 : dich thoát , dịch có hồn.
Câu 3: chưa chỉ ra được đối tượng (trẻ con) .
Câu 4: dịch đủ hai động từ " cười"và "hỏi".

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Thư
Xem chi tiết