HÃY TÌM HIỂU TÍNH MẠCH LẠC CỦA:
A) Văn bản Mẹ tôi( Ét -môn-đô đơ A-mi-xi).
Tính mạch lạc của văn bản Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) được thể hiện như thế nào?
Truyện xoay quanh nội dung chủ đạo, đó là lời căn dặn của người cha đối với người con rằng: tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao quý hơn cả. Thất đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Nội dung này đã được triển khai một cách hợp lí và mạch lạc: người cha nhắc đến lỗi của đứa con; tiếp đó, ông khéo léo nhắc về những kỉ niệm, nhắc về tình yêu thương sâu sắc mà người mẹ đã và đang dành cho con để đứa con cảm nhận sâu sắc hơn lỗi lầm của mình, từ đó mà biết tự nhận ra phải trái. Bài văn kết thúc bằng những lời nói rất kiên quyết của người cha khi căn dặn và nhắc nhở đứa con mình.
II. Luyện tập
1. Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:
Văn bản Mẹ tôi (Ét-môn-đô A-mi-xi)một trong hai văn bản sau: (SGK Ngữ Văn 7 trang 33, phần luyện tập Mạch Lạc Trong Văn Bản)Giải giùm câu 1, nếu được thì giải cả 2. Làm biếng chép nguyên cái đề.
Ý tứ chủ đạo của văn bản này là sự ca ngợi lòng yêu thương và sự hi sinh của mẹ đối với con.
Phần nội dung chính của bức thư gồm các phần:
- Đầu tiên là lời giới thiệu của nhân vật "tôi" nói rõ lí do vì sao bố viết thư cho mình.
- Phần tiếp theo là nội dung của bức thư, gồm có những phần sau:
+ Nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của En-ri-cô đối với mẹ.
+ Người bố gợi lại những ngày tháng mẹ lo lắng, chăm sóc cho En-ri-cô.
+ Nói về sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ.
+ Bố giả định ngày mẹ mất và sự vô ích của nỗi hối hận muộn màng.
+ Thái độ nghiêm khắc của bố yêu cầu En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa lỗi lầm.
⟹ Tất cả các phần, các đoạn trong văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề đó là: Lòng yêu thương của người mẹ đối với con cái.
Trình tự các phần xoay quanh và thể hiện được ý tứ chủ đạo một cách liên tục. Vì thế, văn bản Mẹ tôi rất mạch lạc.
Từ văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nghĩ về tình mẫu tử.
Qua văn bản Mẹ tôi của Ét- môn- Đô đơ A-mi-xi em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Cha mẹ là những người cho chúng ta cuộc sống này. Trải qua bao tháng năm cuộc đời, mẹ không quản ngại mọi gian khó để nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, hãy suy ngẫm thật kĩ trước khi nói điều gì, không được nói những lời lẽ vô lễ, thiếu tôn trọng cha mẹ. Những lời nói vô tình của chúng ta sẽ khiến mẹ buồn và tổn thương rất nhiều. Cần hiếu thảo, kính trọng và biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn ngoan ngoãn, nghe lời và yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ. Hãy trân trọng những giây phút cha mẹ còn ở bên cạnh mình bởi cuộc đời này rất ngắn. Đừng để nước mắt mẹ cha phải rơi vì những phút giây vô tâm của mình bạn nhé!
mỗi tác phẩm văn học chân chính là một viên ngọc quý của loài người qua văn bản mẹ tôi của ét môn đô đơ a mi xi em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Qua văn bản "Mẹ Tôi" của tác giả Ét - môn - đô đơ A-mi-xi, em có suy nghĩ gì về gia đình En - ri - cô?
phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ qua hai văn bản cổng trường mở ra - lí lan và mẹ tôi - ét -môn - đơ đô A-mi-xi
giúp mk
Trong hai văn bản " cổng trường mở ra " và " mẹ tôi " nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm, dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình . Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường , dăn dò con , chăm sóc con trước khi vào lớp trong văn bản " cổng trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại ngày đầu đi học của chính mình . Nhưng còn hơn sự hồi hộp , lo lắng của ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua . Đến lúc con mình phải bước trên con đường của chính mình , những kí ức ấy từ đâu ạt vào bên mẹ.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta , người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử ( mẹ con )là tình cảm thiêng liêng nhất , nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó.Bài " mẹ tôi " của nhà văn Ét - môn - đô đờ A - mi - xi trích trong cuốn sách " Những tấm lòng cao cả " được viết dưới hình thức là một bức thư là một bài học cảm động , sâu sắc về tình nghĩa mẹ con .
Tác giả đã không thuật lại hành vi phạm lỗi của En - ri - cô thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc En-ri-cô đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết một bức thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình .
Trước hết , người bố tỏ thái độ buồn bực về sự hỗn láo của con mình như một nhát dao đâm vào tim , còn giận dữ vì người con đã quên công lao sinh thành , dưỡng dục của người mẹ kính yêu .Thật hạnh phúc cho những đứa con được nâng niu , khôn trong vòng tay nâng niu của mẹ .Mẹ là người đáng tin , che chở cho mỗi người con . Nếu có ai cố ý vô tình lên tình mẫu tử ( mẹ con ) thì người đó không đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời . Tác giả đã gợi lên hình ảnh " người mẹ" với những câu văn đầy cảm xúc.
cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản cổng trường mở ra - lý lan và mẹ tôi= ét môn đô đơ a mi xi
lập dàn ý chi tiết
PHÂN TÍCH CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
MẸ TÔI – ÉT-MÔN- ĐÔ- ĐƠ A- MI-XI.
MẸ TÔI – ÉT-MÔN- ĐÔ- ĐƠ A- MI-XI.
1. Một vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Ét-môn- đô- đơ A- mi-xi ( 1846 – 1908)
- Ông là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hoá, nhà văn lỗi lạc của nước Ý.
- TP” Những tấm lòng cao cả” là tác phẩm nổi tiếng làm tên tuổi của Ét-môn- đô- đơ A- mi-xi trở thành bất tử “ Hơn một thế kỉ trẻ em trên hành tinh đều được học và đọc tác phẩm của ông”.
2. Xuất xứ và ND bài “:Mẹ tôi”
- “Mẹ tôi”trích trong “ Những tấm lòng cao cả” trong nhật ký được viết ngày thứ năm 10/11, năm En –ri- cô được 11 tuổi học lớp 3.
* ND : gồm 2 phần :
+ Mục đích lí do bố viết thư.
+Toàn văn bức thư – bố nghiêm khắc dạy con.
3. Phân tích.
a, Mục đích, lí do bố viết thư.
- Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nối với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ.
- Mục đích bố viết thư để “ Cảnh cáo” cậu con trai ( bố không nuông chiều xem nhẹ bỏ qua, trái lại rất nghiêm khắc về thái độ vô lễ với mẹ”
=> En –ri- cô đã xúc động vô cùng và cảm thấy hối hận.
b, Bố nghiêm khắc dạy bảo con ( ND bức thư ).
* Bố rất thương con, cậu con trai nhỏ tuổi : giọng thư trìu mến thương yêu “ En –ri- cô của bố ạ !En –ri- cô này ! Con hãy nhớ rằng: ...bố rất yêu con”
- nhức lại tên con nhiều lần kèm theo từ “ạ”, giọng bố trở nên thủ thỉ tâm tình, thiết tha, lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con => làm con xúc động.
* Bố nghiêm khắc, kiên quyết với hành vi vô lễ của con.
- Bố nói cho con biết nỗi đau đớn, cay đắng của mình trước hành vi thiếu lễ độ của con “ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”
=> đau đớn vì con hư, tủi nhục vì bố mẹ có đứa con thiếu giáo dục.
- Bố chỉ cho con thấy công lao to lớn và tình thương bao la của mẹ đối với con.
- Bố bắt con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng.
- Cuối bức thư thái độ của bố thật cương quyết, yêu và ghét, còn và mất được bố nêu một cách rõ ràng. Tuy yêu con, coi con là niềm hy vọng nhưng nêu con “ Bội bạc với mẹ” thì thà rằng bố không có con.
c, Hình ảnh người mẹ.
- Bức thư bố nói với con về hình ảnh thương yêu và đức hy sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ.
+ Mẹ thức suốt đêm chăm sóc con. Mẹ “ cúi mình trên chiếc nôi trông chừng thở hổn hển” => Mẹ lo âu, quằn quại vì nỗi lo sợ...
+ Mẹ có thể hy sinh tất cả về con “ mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn...” Mẹ sẵn sàng vất vả đói rét “ đi ăn xin để nuôi con”.
=> Tình mẫu tử thật sâu sắc, công ơn cha mẹ thật vĩ đại.
- Bố chỉ rõ mối quan hệ máu thịt, gắn bó sâu nặng giữa 2 mẹ con En –ri- cô.
Bố đã chỉ cho con nỗi bất hạnh khi mất mẹ đó là “nỗi bất hạnh buồn thảm nhất của đời người”.
+ cho dù con có lớn khôn trưởng thành... đứa con vẫn không bao giờ tìm được hình dáng yêu thương của mẹ.
Phân tích.
a, Mục đích, lí do bố viết thư.
- Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nối với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ.
- Mục đích bố viết thư để “ Cảnh cáo” cậu con trai ( bố không nuông chiều xem nhẹ bỏ qua, trái lại rất nghiêm khắc về thái độ vô lễ với mẹ”
=> En –ri- cô đã xúc động vô cùng và cảm thấy hối hận.
b, Bố nghiêm khắc dạy bảo con ( ND bức thư ).
* Bố rất thương con, cậu con trai nhỏ tuổi : giọng thư trìu mến thương yêu “ En –ri- cô của bố ạ !En –ri- cô này ! Con hãy nhớ rằng: ...bố rất yêu con”
- nhức lại tên con nhiều lần kèm theo từ “ạ”, giọng bố trở nên thủ thỉ tâm tình, thiết tha, lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con => làm con xúc động.
* Bố nghiêm khắc, kiên quyết với hành vi vô lễ của con.
- Bố nói cho con biết nỗi đau đớn, cay đắng của mình trước hành vi thiếu lễ độ của con “ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”
=> đau đớn vì con hư, tủi nhục vì bố mẹ có đứa con thiếu giáo dục.
- Bố chỉ cho con thấy công lao to lớn và tình thương bao la của mẹ đối với con.
- Bố bắt con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng.
- Cuối bức thư thái độ của bố thật cương quyết, yêu và ghét, còn và mất được bố nêu một cách rõ ràng. Tuy yêu con, coi con là niềm hy vọng nhưng nêu con “ Bội bạc với mẹ” thì thà rằng bố không có con.
c, Hình ảnh người mẹ.
- Bức thư bố nói với con về hình ảnh thương yêu và đức hy sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ.
+ Mẹ thức suốt đêm chăm sóc con. Mẹ “ cúi mình trên chiếc nôi trông chừng thở hổn hển” => Mẹ lo âu, quằn quại vì nỗi lo sợ...
+ Mẹ có thể hy sinh tất cả về con “ mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn...” Mẹ sẵn sàng vất vả đói rét “ đi ăn xin để nuôi con”.
=> Tình mẫu tử thật sâu sắc, công ơn cha mẹ thật vĩ đại.
- Bố chỉ rõ mối quan hệ máu thịt, gắn bó sâu nặng giữa 2 mẹ con En –ri- cô.
Bố đã chỉ cho con nỗi bất hạnh khi mất mẹ đó là “nỗi bất hạnh buồn thảm nhất của đời người”.
+ cho dù con có lớn khôn trưởng thành... đứa con vẫn không bao giờ tìm được hình dáng yêu thương của mẹ.
Chúc bạn học tốt! bạn tham khảo nhé!