Vì sao Lão Hạc lại khóc
Câu 1:
a. Truyện Lão Hạc được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
b. Vì sao Lão Hạc lại chọn cách ăn bả chó để kết thúc cuộc đời mình?
c. Phải bán chó, Lão Hạc mắt “ầng ậc nước’rồi “hu hu”khóc, còn ông giáo lại “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Hãy so sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước mắt này.
b. Qua tác phẩm “Lão Hạc”, em hiểu gì về cuộc đời người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Giúp mình với ạ !!!!!
Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước”, rồi “hu hu khóc”. Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Hãy giải thích vì sao họ khóc. Giúp em với ạ
vì họ thương xót ;
lão hạc thì thương xót cậu Vàng
ông giáo thì thương xót lão Hạc
Bài 2:
Trong truyện ngắn Nam Cao đã nhiều lần miêu tả lão Hạc khóc, hãy thống kê, viết lại và nêu ý nghĩa.
Bài 3:
Nêu nguyên nhan cái chết của lão Hạc. Tại sao lão lại chọn cách chết bằng bả chó?
Bài 4:
Nêu vai trò, vị trí của cậu Vàng trong tác phẩm ; đối với lão Hạc?
Tham khảo:
Bài 2:
“Nam Cao, nhà văn không biết khóc cho khốn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc, bởi mỗi chữ ứa lệ khi lão Hạc khóc. Khi “rân rấn”, khi “ầng ậng nước”, khi khóc thầm, khi vỡ òa. Nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười đưa đà”, “cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”. Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...
Với đứa con trai duy nhất, Nam Cao nhìn ra ở người cha xác xơ, còm cõi này một tình phụ tử nguyên sơ và vĩnh cửu. Không phải lão không biết quý sinh mạng của mình. Tuy nhiên có một thứ lão còn quý hơn: ấy là đạo làm người, làm cha! Hoàn cảnh cùng cực ấy đã đẩy lão đến một sự lựa chọn nghiệt ngã: Muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha (phải xâm phạm vào mảnh vườn – tài sản duy nhất đáng giá mà lão đêm ngày giữ gìn để bù trì tạo lập cho giọt máu duy nhất mình để lại chơ vơ trên cõi đời này), còn để trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh. Cái chết của lão Hạc khiến ta đâu đớn nhận ra tình phụ tử mộc mạc ấy mới thăm thẳm và mới thiêng liêng làm sao!”.
Bài 3:
Lão Hạc chọn cái chết như con chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
Câu 4:
- Nó là một tài sản "Lão lẩm nhẩm quy ra tiền", một "vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt", nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.
- Lão coi nó như một đứa con, một thành viên trong gia đình lão Hạc
Em tham khảo:
2.
Lão đã khóc 2 lần
( 1 ) Lão khóc vì khi kể lại câu chuyện thằng con trai lão đi phu với ông giáo
( 2 ) Lão khóc vì đã bán đi con chó mà bao lâu nay đã sống chung với mình
Cho thấy lão là người yêu thương con và có lòng nhân hậu
3.
Lão chết do ăn bả chó của Binh Tư
Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu, trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.
4.
Cậu Vàng giúp cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, lòng nhân hậu.
Với lão Hạc, nó giúp lão có thêm niềm vui, như có con trai ở bên
bài 2
trong đoạn của vb có nhưng mình k nhớ lắm mếu máo,...
bài 3
lão Hạc chọn cái chết bằng bả chó dù có thể chết bằng nhiều cách khác vì lão thương cậu vàng muốn một cái chết như là đền tội cho cậu Vàng một cái chết thật bi thương
bài 4
cậu Vàng đầu tiên như một người cháu của lão Hạc vì con lão đã để lại , thứ hai như là người bạn bầu bạn với lão mọi lúc ăn cơm , tâm sự với lão, lão còn bắt rận cho cậu coi cậu như người nhà của mình
Đọc đoạn thơ dưới đây, thực hiện theo yêu cầu:
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! ... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng ... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn ...
a, Nêu phương thức biểu đạt đoạn văn trên.
b, Tìm trong đoạn văn 1 thán từ, 1 tình thái từ.
c, Chỉ rõ các phép liên kết câu sử dụng trong đoạn văn.
d, Đoạn văn trên là suy nghĩ của ai? Về điều gì? Qua đoạn văn em hiểu điều gì về tâm tư người đó?
a, PTBD: Biểu cảm
b, Câu có chứa thán từ: ''Hỡi ơi Lão Hạc!''
Câu chứa tình thái từ: ''Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?''
c, Phép lặp: Một người
Phép thế: Lão -> Một người
d, Đoạn văn trên là suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc
Qua đoạn văn, có thể thấy ông giáo đã hiểu lầm lão Hạc, nghĩ rằng lão đã bị tha hóa
"Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn …
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác...” .
NÊU NỘI DUNG ĐOẠN TRÍCH
Nội Dung của văn bản Lão Hạc Là:
_Tố cáo chế độ thời đó chịu sự đàn áp của 2 chế độ phát xít và thực dân khiến dân chúng chịu khốn khổ
_Ca ngợi tính cách tốt đẹp của lão hạc tương trưng cho đức tính tốt đẹp của nhân dân ta chịu thuơng chịu khó,cần cù chất phác ,thà chết trong còn hơn sống đục
"Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn …
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác...” .
Câu 4: Cảm nhận của em về đoạn văn trên bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 7- 10 câu .
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn …
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác...” .
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Từ nội dung toàn tác phẩm, em hiểu các câu văn trên như thế nào ?
Câu 3: Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu gì về tình cảnh khốn cùng của người nông dân trước Cách mạng ?
Câu 4: Cảm nhận của em về đoạn văn trên bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 7- 10 câu .
Câu 5: Bằng hiểu biết về các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch từ 8-12 câu làm rõ câu chủ đề: “ Văn học của dân tộc luôn ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người”.
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để lại tiền làm ma, bởi không muốn liên lụy hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”
Từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì? Nêu tác dụng.
Câu in đậm có phải là câu cảm thán không? Giải thích lí do.
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…
Câu in đậm là câu cảm thán vì có từ cảm thán là "Hỡi".
nó là câu cảm thán vì cuối câu có đấu chấm than và dùng để bộc lộ cảm xúc vừa ngạc nhiên vừa buồn của tác giả vs lão hạc