nêu sự thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
Nêu những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên với sản xuất nông nghiệp của môi trường nhiệt đới. Biện pháp khắc phúc
Điều kiện tự nhiên tỉnh đaklak có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp
những vấn đề thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng?
giúp vs m.n
- Thuận lợi: Do nhiệt độ và độ ẩm cao nên sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành quanh năm, có thể xen canh gối vụ nhiều loại cây.
- Khó khăn: Khí hậu nóng ẩm, dịch bệnh phát triển nhanh, gây hại cho cây trồng và vật nuôi.
Thuận lợi: Do thời tiết, khí hậu ( điều kiện tự nhiên ủng hộ).
Khó khăn: Dịch bệnh phát triển.
Nếu thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
Thuận lợi :Việc trồng trọt được tiến hành quanh năm, có thể xen canh, luân canh nhiều loại cây trồng nếu có đủ nước tưới.
– Môi trường đới nóng phân hoá đa dạng nên hoạt động nông nghiệp ở vùng nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, xích đạo có các đặc điểm khác nhau.
Khó khăn :– Trong điều kiện khí hậu nóng, mưa nhiều hoặc mưa tập trung theo mùa, đất dễ bị xói mòn và dễ sinh ra sâu bệnh. Cần phải bảo vệ rừng, trồng cây che phủ đất và làm thủy lợi, phòng chống thiên tai, lựa chọn cây trồng thích hợp.
-
Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á ?
Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mù nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
+ Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.
- Khó khăn:
+ Địa hình phân tán nhiều tầng, bán đảo nhỏ.
+ Thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Theo mìnht tìm hiểu sách giáo khoa thì
* Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.
- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.
- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
* Khó khăn:
- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.
- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.
- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn của sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ? nếu biện pháp khắc phục khó khăn ?
Môi trường xích đạo ẩm | Môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa | |
Thuận lợi | Cây cối canh tốt quanh năm, trồng được nhiều loại cây, sản xuất nông nghiệp diễn ra quanh năm | -Mưa theo mùa -> chủ động bố trí mùa vụ và cây trồng, vật nuôi phù hợp. - Sản xuất đa dạng |
Khó khăn | Khí hậu ẩm, nóng tạo điều kiện cho dịch bện phát triển. Đất dễ bị xói mòn và rửa trôi. | -Mùa mưa: lũ lụt -> xói mòn đất, thoái hóa đất. - Mùa khô ( kéo dài): hạn hán
|
Biện pháp | - Trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác hợp lí rừng. - Phòng chống dịch bệnh. | -Làm thủy lợi - Trồng rừng và bảo vệ rừng. |
Sản xuất nông nghiệp ở đới nóng có những thuận lợi và khó khăn gì? Phân tích ý nghĩa của các biện pháp được dùng trong sản xuất nông nghiệp.
Hãy nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông cửu long.
nêu thuận lợi và khó khăn của khí hậu nhietj đới gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).
- Thuận lợi:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C và nắng quanh năm làm cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.
+ Nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng thuận lợi, thực hiện được các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh.
+ Sự phân mùa khí hậu làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
- Khó khăn:
+ Nhiệt ẩm dồi dào nên có nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi.
+ Lượng mưa tập trung vào một mùa dẫn đến lũ lụt, một mùa ít mưa dẫn đến khô hạn, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Lượng mưa lớn trong điều kiện rừng cây bị phá trụi ở miền núi làm đất đai bị xói mòn. Khô hạn trong mùa khô làm mở rộng hoang mạc hóa đất đai.