Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Kirito Asuna
9 tháng 11 2021 lúc 10:23

Trong tuổi học sinh của mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm không thể nào quên với thầy cô giáo cũ đã từng dạy dỗ mình. Đó là những kỷ niệm gắn bó, những kỷ niệm thiêng liêng khắc sâu trong trái tim trí nhớ của mỗi chúng ta, theo chúng ta tới suốt cuộc đời của mình.

Với tôi, tôi có một kỷ niệm không bao giờ có thể phai mờ, một kỷ niệm sâu sắc suốt đời không thể quên với người thầy đáng kính nhất của cuộc đời mình. Thầy không chỉ là người thầy dạy dỗ tôi con chữ, trí tuệ mà còn là người cha dìu dắt tôi trong những ngày bỡ ngỡ tới trường, trong lúc còn ngơ ngác chưa hiểu hiểu sự đời.

Đó chính là thầy giáo dạy tôi những năm tiểu học. Một kỷ niệm vô cùng đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình, khi tôi lần đầu ngây thơ, ngỡ ngàng bước chân vào lớp một với biết bao nhiêu lạ lẫm, mới mẻ, biết bao cảm xúc bồi hồi, khi tất cả với tôi đều mới mẻ, thầy cô giáo mới, bạn bè mới…

Trong ngày trọng đại của đời mình, sau khi lễ khai giảng kết thúc tất cả học sinh đều được phân công về lớp của mình để học buổi học đầu tiên. Một buổi học vô cùng ý nghĩa. Và để gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm làm quen với bạn bè của mình, ngôi nhà mới sẽ theo chúng ta trong những năm tiểu học.

Khi thầy Hoàn bước vào, trông dáng người nhanh nhẹn hoạt bát của thầy, nhìn nụ cười ấm áp ấy tự dưng tôi có cảm giác thầy thật gần gũi thân thuộc tựa như ba mình ở nhà. Trên mái tóc thầy đã có đôi sợi bạc, thể hiện sự nhọc nhằn của thời gian sương gió.

Khuôn mặt thầy vô cùng quắc thước, trên bàn tay cầm phấn có nhiều nếp năm thể hiện việc thầy phải vất vả vì học sinh nhiều.

Thầy bước đi trên bục giảng, tự giới thiệu về mình, rồi ra hiệu cho chúng tôi giữ trật tự, thầy kể về những điểm thầy thích những gì thầy mong chờ ở chúng tôi. Thầy cũng sẽ là thầy giáo chủ nhiệm chúng tôi trong năm năm tiểu học.

Giọng thầy du dương ấm áp cho chúng tôi một cảm giác vô cùng gần gũi thân thuộc, trong ngày đầu tiên tới trường tôi luôn ấn tượng bởi vẻ gần gũi giản dị thân thiện của thầy, khác hẳn với những gì tôi thường tưởng tượng về thầy cô giáo ở trường tiểu học nghiêm nghị, xa cách.Sau khi thầy bắt đầu viết những chữ cái đầu tiên để đưa chúng tôi vào một thế giới mới thì cũng là lúc tôi biết tới chữ viết trong cuộc đời mình.

Tôi mở vở bắt đầu cầm bút, tô theo nét vẽ có sẵn trong cuốn tập tô, những chữ viết đầu tiên run run, khiến tôi vô cùng lo lắng, xiên xẹo. Tôi sợ mình sẽ bị thầy mắng nên nét chữ càng quýnh quáng lại với nhau.

Thấy vậy, thầy Hoàn vội vàng tới và nắm lấy tay tôi rồi từ từ đưa tay tôi theo nét chữ khiến tôi tự tin hơn hẳn, những chữ viết sau dần dần đẹp hơn, rồi cho tới khi tôi tự tin viết thì thầy mới buông bàn tay tôi ra.

Nhìn khuôn mặt phúc hậu của thầy khiến tôi vô cùng cảm thấy ấm áp, nó thật gần gũi và thân thiết biết bao, khuôn mặt đó cứ bên cạnh tôi cho cả khi ngủ nó cũng vào trong giấc mơ của tôi.

Buổi học đầu tiên của tôi với người thầy đáng kính mà tôi không bao giờ quên đó chính là thầy Hoàn, người đã dạy cho tôi những nét chữ đầu đời biến tôi từ một kẻ không biết gì thành một con người cái gì cũng biết.

Công lao trời biển của thầy tôi luôn ghi khắc trong tim không bao giờ quên. Nó cũng giống như câu danh ngôn “Ngọc không mài không sáng, người không học không tài” mà thầy đã tặng chúng tôi trước khi chia tay mái trường tiểu học thân thương đó.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Diệu Linh
9 tháng 11 2021 lúc 11:35

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ "học sinh" của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với "thầy cô và mái trường" nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng "tôi" của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến "con dốc" vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khánh Ngọc
9 tháng 11 2021 lúc 10:42

Bài của bn hay lắm, mk rồi đó

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
le thi minh hong
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Thái
23 tháng 3 2018 lúc 18:44

.                               Bài làm

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con. “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ….

Mình đã thi rồi nhưng chưa có điểm.Khi nào có mình sẽ báo cho bạn biết.

Bình luận (0)
Phạm Thị Trâm Anh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
21 tháng 10 2016 lúc 19:55

Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?

Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.

Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.

Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.

Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.

Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.

Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

 

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 16:53

Nhắc về quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay...

Còn đối với tôi cũng thế! Quê hương với bao cảnh vật gần gũi, thân thương. Nơi ấy có nhiều kỉ niệm ấu thơ luồn đằm sâu trong kí ức. Quê hương tôi có lũy tre xanh ôm ấp xóm làng, có mái đình cổ kính rêu phong, có vườn cây sum suê trĩu quả. Nơi ấy, có bà con lao động cần cù, có tình làng nghĩa xóm, có mái ấm gia đình...

Quê hương tôi - Nơi tôi được sinh ra và lớn lên trong vòng tay ấm áp của mẹ. Tôi quên sao được những kỉ niệm của thời thơ ấu nơi đó. Đó là những buổi chiều cuối xuân ấm áp, trên bãi cát ven sông, chúng tôi rủ nhau thả diều. Đẹp làm sao với những cánh diều bay bổng. Gió nâng cánh diều lên trên bầu trời trong xanh vời vợi, tôi cảm thấy quê hương mình thật đẹp, thật đáng yêu.

Vào những buổi chiều hè mát mẻ, tôi cùng các bạn ra sông lặn ngụp. Ôi! Nước sông trong suốt, mát lành. Dòng sông lung linh bởi ráng chiều, nước vẫn lặng lờ theo dòng về biển cả. Chúng tôi dang rộng vòng tay ôm lấy từng con nước vào lòng mình.

Tôi còn nhớ những chiều đông lạnh giá, cùng với đám bạn, chúng tôi đi câu cá, đơm tép rồi đi bắt con da dưới vệ sông. Thú vị biết dường nào khi tôi bắt được những chú cá rô đang tũng tẵng trong rạch nước, hơi nước mát rượi hòa quyện với hương đồng. Và cũng vui thú biết bao nhiêu trong những buổi chiều đi bắt dế. Những chú dế đứng trước cửa hang đã bị chúng tôi thi nhau bắt. Trong lòng đất ấy, tôi nghe tiếng thì thầm của đất như muốn nói một điều: "Cánh đồng này đẹp lắm!". Những lúc ấy, tôi thấy mình yêu quê hương tha thiết. Nhưng tôi yêu thích nhất là vào khoảng đầu xuân, đặc biệt là trong ba ngày Tết. Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí vui tươi đoàn tụ gia đình, nhà nhà đầm ấm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng tôi ấm lạ ấm lùng. Nhìn những câu đối đỏ, nghe những lời chúc mừng đầu năm mà lòng thêm rạo rực, tôi thấy cuộc sống thật ý nghĩa, đậm đà.\

Ôi, quê hương tôi! Nơi ấy đã cùng đất nước khổ đau, lúc suy vong, lúc cường thịnh nhưng lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng rực rỡ chiến tích kì công. Lịch sử đã sang trang, quê hương tôi ngày nay đã có nhiều đổi mới. Tôi nguyện chăm ngoan học giỏi để tiếp nối bàn tay của cha anh xây dựng quê hương.

Bình luận (0)
Đào Hương Giang
21 tháng 10 2016 lúc 19:44

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, ***** con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

Bài 2Tôi là đứa con của làng Trần Xá, quê hương Quảng Bình yêu dấu bởi vì ba tôi sinh ra và lớn lên ở đó cho đến khi đi làm ăn xa. Quê tôi là vùng đất miền Trung “gió lào, cát trắng” khắc nghiệt nhưng quật cường và giàu lòng yêu nước.

Sinh ra và lớn lên trong miền Nam, tuổi thơ của tôi không gắn liền với những tháng ngày cưỡi trâu, với những cánh đồng lúa bạt ngàn thẳng cánh cò bay, nhưng điều đó không làm giảm tình yêu sâu sắc tôi dành cho quê hương. Đó là thứ tình cảm mà dù tôi đi bất cứ nơi nào, ở bất cứ nơi nào cũng không thể thay đổi được.

Từ nhỏ, qua lời kể của ba mẹ, tôi biết quê mình nghèo lắm. Tuổi thơ của ba mẹ tôi ngoài những giờ cắp sách đến trường còn phải ra đồng bắt cua, bắt cá phụ giúp gia đình lo từng miếng ăn cái mặc. Cơ cực thế, thiếu thốn là thế nhưng tôi luôn cảm nhận được ở ba mẹ niềm vui, niềm tự hào của những người con được lớn lên trong sự che chở, bao bọc của quê hương.

Tôi không nhớ mình về quê Quảng Bình bao nhiêu lần. Chỉ nhớ lần đầu tiên tôi về gắn liền với một sự kiện mất mát lớn của gia đình và đó cũng là lần đầu tôi cảm nhận thực sự hai chữ “QUÊ HƯƠNG”. Khi lớn hơn một chút, tôi có nhiều dịp về thăm ông bà, họ hàng và ngôi làng Trần Xá thơ mộng được bao quanh bởi những cánh đồng lúa mênh mông và dòng sông mang tên “sự rực rỡ của ánh mặt trời” Nhật Lệ.

Làng quê tôi đẹp lắm! Đẹp cả con người và cả thiên nhiên. Nhắc tới miền Trung là nhắc tới những đức tính giản dị, cần cù, chịu thương chịu khó. Quê tôi, mọi người chủ yếu làm nghề nông, ngày ngày làm việc trên những cánh đồng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, bất kể ngày mưa hay nắng, họ vẫn ra đồng, vẫn làm việc chăm chỉ. Tuy vất vả, mệt mỏi nhưng người dân nơi đây vẫn luôn lạc quan, sống có tình, có nghĩa, xóm làng luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Còn nhớ, mỗi lần gia đình tôi về quê, mọi người trong làng chào đón rất thân thiết. Họ tới hỏi thăm, dành những cái ôm ấm áp chào đón những đứa con đi xa trở về. Người dân quê tôi thế đấy! Chân thật, chất phác, mọi người coi nhau như những người thân trong gia đình, đại gia đình làng Trần Xá.

Tôi thường về quê vào những ngày hè. Cái nắng nóng oi bức của miền Trung không ngăn tôi cảm nhận, trải nghiệm những điều tuyệt vời của làng quê. Tôi thích dậy sớm hít thở bầu không khí trong lành rồi cùng mấy anh chị em đi chợ. Chợ làng nhỏ, đơn sơ nhưng không kém phần nhộn nhịp và hấp dẫn. Mọi người nói chuyện, chào mời nhiệt tình, rộn cả một góc làng. Mấy anh chị em tôi nhanh chóng hòa vào bầu không khí, mua rất nhiều đồ ăn, vui vẻ cười đùa với mọi người. Nhìn bọn tôi ở thành phố lâu lâu mới về, ai cũng quý, có người cho cả quà bánh. Chỉ là những trái ổi, mấy quả xoài, hay vài ba chiếc bánh tét thôi mà sao ấm áp lắm. Nhưng điều tôi thích nhất là những buổi trưa ra gốc đa bên bờ sông, trải chiếu, mắc võng, mấy anh chị em túm tụm lại nói chuyện. Mùa hè quê tôi gió lào, nắng gắt nhưng nằm dưới gốc đa che phủ tán lá, lại được làn gió thổi qua sông mang hơi nước phả vào mặt mát rượi và yên bình. Rồi khi chiều xuống, bọn tôi nhảy ào xuống sông, thả mình giữa dòng quê hương tắm mát. Tôi yêu con sông quê mình, nó không chỉ gắn bó sâu sắc với tôi mà còn trong mỗi trái tim người con làng Trần Xá. Biết bao chuyến đò sang sông, mỗi chuyến đò mang những cảm xúc riêng. Có lúc là nỗi buồn tiễn đưa, có lúc là niềm vui, niềm thích thú khám phá vùng đất bên kia, có lúc lại là sự háo hức trờ về nhà sau một ngày lao động cực nhọc. Rất nhẹ nhàng và sâu lắng, dòng sông Nhật Lệ đã cùng dân làng tôi trưởng thành theo năm tháng.

Đã gần năm nay tôi chưa về lại thăm quê. Tôi biết quê mình thay đổi nhiều lắm, đẹp hơn, phát triển hơn, cuộc sống con người cũng ổn định hơn. Nhưng có một điều tôi chắc rằng, sự bình yên, ấm áp của làng quê, sự chân chất, mộc mạc của con người nơi đây không bao giờ thay đổi cũng như tình yêu tôi dành cho quê, chân thành và gắn bó.


Có lẽ những lời văn trên không thể diễn tả hết tình yêu tôi dành cho quê, nhưng đối với một người con xa xứ như tôi, đó là những ký ức đẹp tôi mãi trân trọng. Có một đoạn thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân tôi rất thích:“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người»
Đúng vậy, tình yêu quê hương giúp tôi trưởng thành hơn! 
Bình luận (0)
Xem chi tiết
Phạm Thu Hằng
1 tháng 9 2016 lúc 15:37

ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều

    muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

tục ngữ:không thầy đố mày làm nên

theo mik chon  câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn

Bình luận (2)
Phương An
1 tháng 9 2016 lúc 15:38

Thật sự mjk ko thjk ca dao cho lắm, nếu mjk làm một bài văn câu đầu tiên trong bài văn đó chắc chắn phải là lời một bài hát, bài hát về thầy cô thì quá nhiều rùi nhỉ ^^ còn nếu là ca dao hay bài thơ thì bài đó phải là bài mjk thjk lắm mjk ms chọn thoy.

Bình luận (1)
Ngô Châu Bảo Oanh
18 tháng 11 2016 lúc 20:03

mk thấy đoạn đầu nó thiếu đấy

ko hợp lý cho lắm

theo mk bn nên bổ sung thêm vầy nek

mb: mỗi khi nghe bài hát:" Ai nâng cánh ước mơ cho em, là thầy cô ko quản ngày đêm. Ai dạy dỗ chúng em nên người, là thầy cô e ghi nhớ suốt đời".Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ mà cũng chính là người để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp em từ năm lớp 6 đến bây giờ.

mk nghĩ zậy thì hợp lý hơn

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn thu phương
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đức
22 tháng 4 2019 lúc 20:36

                                                                                               Bài làm

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

​Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

Chúc học tốt nhé!!!

Bình luận (0)
Nguyễn Phương
22 tháng 4 2019 lúc 20:50

 TẢ QUANG CẢNH SÂN TRƯỜNG VÀO GIỜ RA CHƠI

Trong quãng thời gian cắp sách đến trường, mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm đáng nhớ. Còn với em, giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian được mong đợi nhất. Bởi nó ắp đầy những kỉ niệm tuổi học trò.

Mỗi khi bác trống trường vang lên những tiếng gọi thân thương, trầm ấm: “ Tùng!..Tùng!..Tùng!..” , xé tan không gian yên lặng thì chẳng mấy chốc, từ các lớp học, vài tiếng reo khẽ vang lên. Học sinh chúng em ùa  ra sân như bầy ong vỡ tổ. Giờ ra chơi là lúc để bọn em tiếp thêm năng lượng trong giờ học tiếp đó. Tiếng cười nói giòn tan khiến những chú chim sẻ đậu trên cành cây, giật mình hoảng hốt bay đi. Trên sân trường lúc này đầy ắp những đóa hoa di động, những cô cậu học trò tự tin, hồn nhiên trong bộ đồng phục gọn gàng, trắng tinh hòa với sắc đỏ tươi của chiếc khăn quàng. Ngôi trường như được bừng tỉnh, căng tràn sức sống. Dưới ánh nắng vàng ươm, những trò chơi diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết.

Dưới tán phượng vĩ, nơi những hàng ghế đá, mấy cậu bạn say sưa đọc những mẩu chuyện, nét mặt nghiêng nghiêng trên trang giấy. Đôi ba bạn nữ thủ thỉ tâm sự với nhau, những cái khoác vai khiến tình bạn thêm thắt chặt. Trên sân trường náo nhiệt nhất là trò chơi bóng đá. Trái bóng tròn được truyền khéo léo, linh hoạt có khi bay lên không trung, có khi ra ngoài vạch kẻ. Cổ động viên cổ vũ sôi động làm cuộc chơi thêm phần kịch tính.Mỗi lần ghi bàn, tiếng vỗ tay kêu ran không ngớt để tán thưởng thành tích của một “cầu thủ nhí”.  Giọt mồ hôi lăn dài trên những gương mặt tràn đầy nhiệt huyết. Em phóng tầm nhìn ra một góc sân, một số bạn đang chơi nhảy dây. Cái nhún chân dẻo dai, nhịp nhàng khiến làn tóc tơ bay lên trong gió. Nụ cười hồn nhiên, rạng rỡ luôn hé mở trên nét mặt xinh tươi, dường như tất cả đều chơi hết mình vậy. Bác bàng già như cố gắng vươn dài tán thành chiếc ô khổng lồ để tia nắng khỏi lọt qua nơi chúng em vui đùa. Làn gió xinh, dịu dàng ghé thăm từng đám học trò như muốn làm vơi đi những giọt mồ hôi và hòa với niềm vui của chúng em. Chỗ kia vài bạn chơi đánh cầu, trái cầu lông bay lượn qua lưới mãi không đáp mặt đất. Tiếng chiếc vợt kêu vun vút với đường chuyền chuẩn xác, đẹp mắt. Các trò chơi vẫn tiếp diễn sôi nổi trong niềm háo hức, nó xua đi những mệt mỏi trong một giờ học. Có cậu bạn thiu thiu ngủ gật trên ghế đá, dưới tán phượng xanh mơn mởn. Chợt bị tiếng reo hò làm tỉnh giấc, cậu vui vẻ hòa vào không khí rộn ràng ấy.

Bỗng  chiếc dùi cui điểm từng nhịp chậm rãi, rõ ràng “ Tùng...  Tùng...Tùng” , báo hiệu giờ ra chơi kết thúc. Những trò chơi tạm hoãn lại, tiếng nói cười vãn dần. Dòng chảy từ từ tràn về các lớp, trả lại cho sân trường vẻ trang nghiêm, bình lặng như vốn có. Các cô cậu học trò chúng em lại lật giở những trang giấy, chăm chú hơn nghe cô giáo giảng bài.

Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.     

Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết văn  

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu? " "Tớ cũng xong rồi! ". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

Tả lại một tiết học mà em thích nhất

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

 Tả hình ảnh ông tiên

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

Tả cánh đồng quê em 

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.

Bình luận (0)
Ne Ne
22 tháng 4 2019 lúc 21:00

Đề 5:

                                                                                             Bài làm

        Sáng nay chủ nhật, không phải đi học, em cùng mẹ ra thăm đồng ruộng của nhà em. Dưới ánh nắng rực rỡ ban mai, cánh đồng trông như tấm thảm vàng trải rộng.

        Nghe mẹ nói hôm nay lúa đã vào mùa gặt. Thảo nào xa xa em đã thấy cả cánh đồng lúa chín vàng rực, thân lúa đã ngả sang màu vàng sẫm, còn bông lúa uốn câu trĩu nặng. Cánh đồng trông thật đẹp, thỉnh thoảng những cơn gió lùa qua làm cho từng khoảng lúa lay động, dập dờn như sóng, đám này ngả rạp xuống, đám kia uyển chuyển nhô lên, như đôi tay thiếu nữ đang vờn múa.

       Em đưa mắt dõi ra xa, có vài thửa ruộng lúa còn xanh, bông lúa chỉ mới hoe vàng ở phía cuối. Thân lúa mập xanh còn cứng cáp. Lúa chín vàng có vẻ đẹp riêng khác với lúa đang thì con gái. Nó không còn một màu xanh mượt mà trải dải như đang mời gọi thay vào đó là óng ánh vàng.

        Sớm nay, trời thật xanh, bầu trời cao và rộng. Nắng nhẹ nhàng lan toả khắp cánh đồng, từng đám mây là là bay. Đâu đó đàn chim chao mình bay lượn, thỉnh thoảng chúng đậu trên đầu, trên cổ anh bù nhìn, nhảy nhót tung tăng rồi cất tiếng hót lảnh lót. Bất giác em cũng ư ử hát theo, lòng cảm thấy vui vui. Đưa tay ngắt nhẹ bông lúa cho vào miệng, một vị ngòn ngọt thơm mùi sữa tê đọng trên đầu lưỡi. Gió thoảng mùi thơm ngây ngất của lúa chín, khiến tâm hồn ta thêm phơi phới. Nhìn bao quát cánh đồng, em thấy quê mình thật đẹp. Đó đây có bóng người nhấp nhô trên đồng, những chú bé chăn trâu in hình trên con đường quê. Một dòng sông nhỏ thẳng tắp, len lỏi dẫn nước đến từng thửa ruộng. Hai bên bờ, những hàng phi lao toả bóng mát.

         Mặt trời đã lên cao, nắng vàng rực rỡ khiến cả cánh đồng vàng óng hẳn lên, hương lúa càng nồng nàn ngây ngất. Em vui khi thấy quê mình đã vào mùa thu hoạch. Những hạt thóc vàng chất đầy trên xe là niềm vui của người nông dân, của từng gia đình. Em đã đi về mà âm thanh và mùi vị của cánh đồng lúa chín còn đọng mãi trong em.

          Qua phà Rạch Miễu, xe vào thị xã Bến Tre. Từ đây, mẹ và em chỉ cần đi một chặng xe lam theo hướng Ba Tri là về tới quê nội. Khi xe dừng lại, trước mắt em là vạt lúa chín vàng.

          Ở đây lúa không mênh mông đến no mắt như ở nhiều nơi khác mà luôn bị chắn bởi những vạt dừa. Đang những ngày cuối mùa mưa, nhiều cánh đồng lúa đã chín vàng và bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ mùa.

          Trời xanh ngắt. Những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Nắng chói chang. Đang nắng nhưng có thể bất thần mây đen ùn ùn kéo tới, trút xuống một trận mưa xối xả để rồi tạnh ngay và trời lại xanh ngắt, nắng lại vàng tươi, mây trắng lại bồng bềnh trôi...

          Rồi con đường liên huyện, qua một cây cầu gỗ, mẹ và em đi trên con đường rợp bóng dừa dẫn tới làng. Hai bên mép đường cỏ mọc xanh rì nhưng lòng đường không một cụm cỏ nào nhoi lên nổi. Những ổ gà còn đọng nước mưa. Hai bên đường là hai đồng lúa. Giống lúa mới thân thấp lùn, mập mạp, lá ngắn nhưng nhiều nhánh. Có vạt, lúa còn ngậm đòng. Có vạt, lúa đã no bông. Nhưng hầu hết là nhưng ruộng lúa đã chín vàng. Bông lúa nặng trĩu vàng ươm, hạt mẩy. Nhiều vạt lúa chín oằn thân, ngả rạp về một phía. Nó mời gọi con người hãy nhanh tay gặt về. Đôi chim cũng sà xuống một ruộng lúa chín kiếm ăn và mất hút trong đó. Một làn gió thoảng qua. Những cây lúa hơi chao mình như chào em. Dân làng đang tấp nập gặt hái trên nhiều thửa ruộng. Tiếng cười nói râm ran. Bà con quây bổ và đập lúa ngay tại ruộng. Mấy chú chim sẻ bạo dạn luẩn quẩn kiếm ăn ngay cạnh người. Cánh đồng lúa chín đang mùa gặt hái thật vui. Một đợt gió mạnh ào tới. Lá dừa xào xạc, sóng lúa lan lan. Đôi ba cái chồi nghỉ nép mình dưới gốc dừa. Trên đường dẫn đến làng bên, mấy bạn nhỏ đang vắt vẻo trên mình trâu và mấy chú trâu to kềnh càng đang thong thả gặm cỏ, vẻ thanh nhàn.

          Xốn xang, ấm áp, ấy là tâm trạng của em mỗi lần được về thăm quê nội. Mỗi mùa cánh đồng nơi đây lại có một vẻ đẹp riêng mà mỗi lần trở về, em lại bắt gặp một vẻ đẹp mới. Và kìa, khuất sau vạt dừa cao là nhà nội. Phải chăng nội đang đứng dưới gốc dừa đầu hẻm đợi em? Em hăm hở bước nhanh hơn...

Bình luận (0)
🎉 Party Popper
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Đăng Khoa
10 tháng 4 2018 lúc 9:36

MB: Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã học thì em thấy ông tiên là người mà em yêu quý nhất.

KB: Ông tiên là một người rất hiền và có nhiều phép lạ, em hứa sẽ cố gắng giữ gìn những quyển truyện cổ tích lại để cho hình ảnh của ông tiên vẫn còn sống mãi trong tâm trí của những người đời sau.

(Bạn cũng có thể thêm ý để câu văn hay hơn nhé bạn.)

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo Nguyên
10 tháng 4 2018 lúc 9:39

       Trong những câu chuyện cổ tích Tấm Cám, Bông Cúc Trắng mà bà thường kể những tối cho em, hình ảnh ông tiên dần đã gắn chặt trong tâm trí em từ lúc nào. Cô Tấm, Lọ Lem được gặp ông tiên thật là thích, vì thế, hằng đêm, em luôn mong có ngày sẽ đc gặp ông một lần.
               ( Mk ko chép mạng đâu đấy, k cho mk nha ^_^)

Bình luận (0)
❊ Linh ♁ Cute ღ
10 tháng 4 2018 lúc 12:50

MB:Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
KB:Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.


 

Bình luận (0)
🎉 Party Popper
Xem chi tiết
Hatsune Miku
10 tháng 4 2018 lúc 10:03

Mở bài:

         Từ hồi còn bé, em đã rất thích những câu chuyện có ông tiên. ôi chao, em không thể tin được rằng ông tiên đang ở đây!

kết bài:

        Em yêu ông tiên lắm nhờ có ông mà mẹ em đã khỏe lại Em muốn nói với ông:" cảm ơn ông rất nhiều, ông ạ!"

Bình luận (0)
Phạm Thị Trâm Anh
Xem chi tiết
Dương Con
18 tháng 12 2016 lúc 12:47

bạn soạn đề bài

rồi chọn bài văn hay lớp 7 cảm nghĩ về con vật nuôi em thích^^

Bình luận (0)
Hoàng Thị Ngọc Anh
18 tháng 12 2016 lúc 13:31

Bài 1:

Giữa cuộc sống tất bật hằng ngày, chắc ai cũng có một người bạn cùng đồng hành để xua tan những vất vả, lo lắng trong công việc, học hành. Những người bạn đó là ai? Đó là những con thú mà chúng ta vẫn nuôi. Đối với mỗi người, chúng có thể là những chú chim, hay những chú mèo. Còn đối với tôi thì chú chó "Bill" là một niềm vui lớn giúp tôi xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi.

Chú chó "Bill" được bác tôi cho từ khi tôi mới lên sáu tuổi. Nó trông rất to,bằng cái xe đạp của tôi. Nó khoác trên mình một màu nâu vàng rất dịu. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nó cũng lắc trông rất ngộ. Bill có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của Bill nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Bill có những chiếc răng nanh nhỏ, trông rất sắt bén. Khi nó ngủ, lại nhe ra những chiếc răng trông rất dữ. Hai đôi tai của Bill lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Hai đôi chân của Bill hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Bill có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.

Tôi còn nhớ mãi vào mùa thu năm trước. Bill mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Ba mẹ tôi đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình của Bill vẫn không hề suy giảm. Bill ngày càng yếu dần. Thấy Bill như vậy, tôi khóc nhiều lắm. Có lúc, tôi còn xin ông tiên cho tôi được thế bệnh cho Bill mặc dù biết đó chỉ là một ước mơ, một ước mơ không bao giờ có thể thực hiện được. Rồi một buổi chiều đầy mưa, Bill không còn ở trên thế gian này nữa.. Tôi ôm lấy Bill và khóc oà lên...

Tôi không bao giờ có thể quên được chú chó Bill thân yêu này này. Bởi nó đã giúp cho gia đình tôi rất nhiều. Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà tôi thấy đầu tiên chính là Bill. Nó quấn quít lấy chân tôi, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho tôi quên hết những mệt nhọc. Khi màn đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Không những thế, trong đời sống chó còn là một món ăn đặc sản. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của chúng. Có những chú chó mà dù chủ có ở đâu thì chúng cũng có mặt ở bên cạnh. Lúc chỉ có một mình. chúng còn có thể là người bạn ở bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.

Gia đình tôi rất quý Bill. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có có Bill cùng chia sẻ. Bố tôi nói: nó nó không còn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Dù đã đi xa khỏi thế giới này mãi mãi, nhưng hình ảnh của Bill lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi sẽ nhớ mãi Bill và giữ gìn những kỉ niệm giữa tôi và chú chó thân yêu này.

Bài 2:

Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi cầm bút kể về chú chó " Lúc", một ***** mà gia đình tôi ai cũng coi như một người thân.
" Lúc" là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là" Lucky". Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian truyền miệng: " Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Số là thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc cho ba tôi, thấy một ***** ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai ngày ....trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi luôn từ đó.
Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một ***** đẹp vậy thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ. Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải thường trêu nó là chó" hữu nghị" và không tin tưởng chút nào vào việc giữ nhà của nó.
Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc nào không hay.
Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thì nghe tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai chân trước duỗi dài nghe ngóng...Thế rồi một anh " Tí" rửng mỡ chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh " Tí" chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng yêu Lúc hơn.
Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một ***** nữa mà là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra mừng. Nếu nó bị " bắt cóc" ...eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như thể đó là em út của tôi vậy.

Bài 3:

Con người, ai cũng có một đời sống tâm hồn, tình cảm riêng. Mọi thứ trong đó đều đẹp đẽ và đáng trân trọng cho dù đó là thứ tình cảm nhỏ nhất. Đối với tôi, tình cảm đối với các con vật nuôi trong gia đình đã chiếm một góc không nhỏ từ lúc nào tôi cũng chẳng rõ.
Hồi tôi năm tuổi, cũng vừa lúc nhà tôi phải chuyển đến nhà mới. Tôi đã được nội đồng ý cho bế” Xanh” – bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm nhìn xe cộ vút qua mà tha hồ tưởng tượng, Vẽ vời ra vô vàn câu chuyện, Cũng là một cái thú.Tôi chỉ tự kể mình nghe. Nội biết tôi ưa tĩnh nên không bao giờ hỏi khi thấy tôi ngồi một mình ngoài cửa cùng chú bạn Xanh. Xanh của tôi trông rất tức cười, điều đặc biệt là trên người chú chẳng có tí xanh nào cả, kể cả đôi mắt cũng nâu hệt như bộ lông dày mượt, đuôi chúa chỉ ngắn một mẩu và thân mình tròn hết mực. Đó là do tôi vất vả nuôi nuôi nấng cậu bạn suốt mấy năm liền. Thú vị nhất là chú mèo Xanh hơn tôi những năm tuổi. Chắc vì già,càng lúc chú bạn càng ít chơi đùa, chỉ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy.
Không lẽ tôi cứ phải chơi một mình sao? Thật bất ngờ! Một bình minh trời đẹp, tôi tỉnh giấc bởi tiếng “meo meo” lạ tai. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông trắng muốt, cái đuôi dài cỡ bốn lần đuôi Xanh và đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm.” Mèo mới lớn”- tôi gọi cô mèo như vậy, đó là món quà nội đã dành cho tôi nhân dịp tôi tròn sáu tuổi.Bà gọi cô mèo là Va, giống như khi đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh Pê Téc bua và Ma-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường.Những điều này về sau tôi mới hiểu. Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui,ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ.Có những lúc, nó nghịch ngợm vô cùng nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi.Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi cứ dựng lên trời trông rất ngộ.Lạ hơn cả là cô mèo rất yêu quý Xanh,còn Xanh thì lại ghét Va, sử sự như một bà già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va lại gần là nó lại gầm gừ, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên vẹn.Rất hiền lành, Va sẵn sàng lùi ra để nhường cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới dám mon men đến gần đĩa cơm thừa,nhiều bữa không còn gì thế là Va nhịn đói.Tuyệt nhiên,Va không hề lại gần đĩa cơm đầy của Xanh. Rồi cả những khi Xanh đang ngủ thì cô mèo Va lại chạy đến nép vào người Xanh, nhắm mắt lại. Xanh càng gầm gừ, càng đuổi đi thì Va càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần,Xanh cáu quá đã cào vào má Va. Nó chạy vụt đi, hai ngày liền không về.. Thật bất ngờ, ngày thứ ba Xanh đã đi tìm Va, và thấy cô mèo nằm trong gác bếp…Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, lúc ngủ còn được tựa vào lưng Xanh.Nhưng tiếc rằng trời chỉ cho một ngày…
Ngày lễ Nô-en năm đó, tôi được tặng quả cầu có tám quả chông vàng xinh xinh với dây rút buộc quanh. Mỗi lần đập xuống đất, chuông kêu boong boong nghe thật vui tai. Tôi lại cùng Va chơi ném bóng. Va chơi rất nhiệt tình vì còn đang vui vì chuyện hôm trước. Va kêu meo meo khiến cho tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K…ké…t…xôn xao..tiếng người …đám đông…Xanh, Va..! Muộn, muộn thật rồi! Trước mắt tôi là 1 vũng máu, rất nhiều máu đỏ tươi. Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người nóng bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ họng khô cháy. Tôi đã ốm đến một tháng. Mở mắt, Xanh lại gần giường vuốt vào má tôi, cái chân sau đi không vững vì đau. Còn Va, Va đã bay lên thiên đường, từ khi tôi còn lạc trong một chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao mà vụt đến rồi lại vụt đi. Vội quá!

Chúc bạn học tốt Phạm Thị Trâm Anh

Bình luận (0)
Trần Thị Huệ
18 tháng 12 2016 lúc 13:33
Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi cầm bút kể về chú chó " Lúc", một ***** mà gia đình tôi ai cũng coi như một người thân.
" Lúc" là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là" Lucky". Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian truyền miệng: " Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Số là thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc cho ba tôi, thấy một ***** ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai ngày ....trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi luôn từ đó.
Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một ***** đẹp vậy thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ. Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải thường trêu nó là chó" hữu nghị" và không tin tưởng chút nào vào việc giữ nhà của nó.
Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc nào không hay.
Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thìnghe tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai chân trước duỗi dài nghe ngóng...Thế rồi một anh " Tí" rửng mỡ chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh " Tí" chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng yêu Lúc hơn.
Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một ***** nữa mà là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra mừng. Nếu nó bị " bắt cóc" ...eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như thể đó là em út của tôi vậy  
Bình luận (3)