Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
libra love aquarius
Xem chi tiết
Vũ Vân Anh
13 tháng 12 2016 lúc 21:44

Ta là Sơn Tinh, vị thần cai quản núi Tản Viên hùng vĩ. Hôm nay ngồi ngắm cảnh Phong Châu xanh tươi trù phú với những cánh đồng bát ngát, những vườn cây hoa trái tỏa hương ngào ngạt ta bỗng bồi hồi nhớ lại câu chuyện năm xưa…

    

Hồi đó, vua Hùng thứ mười tám có một cô con gái tên là Mị Nương xinh đẹp nết na. Vua rất thương con nên muốn kén cho nàng một tấm chồng xứng đáng.

Được tin vua mở hội kén rể, ta nhanh chóng cưỡi bạch hổ đến thành Phong Châu xin cầu hôn công chúa.

Khi ta bước chân vào cung điện thì cùng lúc đó cũng có một vị thần đến cầu hôn. Vị thần này cưỡi trên một con rồng uy nghi. Vua truyền ta và vị thần đó vào. Vị thần đó xưng là Thủy Tinh và xin đươc trổ tài trước. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm giông bão, sấm chớp nổi đùng đùng, cây cối nghiêng ngả. Vua Hùng và các vị Lạc hầu có vẻ khiếp sợ. Đến lượt ta trổ tài, ta vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi và hiện ra những cánh đồng bát ngát, những khu vườn sai trĩu quả.

 

 

Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Một lúc sau vua ra bảo ta và Thủy Tinh: Các thần đều ngang tài ngang sức, trẫm không biết chọn ai cả, vậy ngày mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho. Ta và Thủy Tinh hỏi sính lỗ cần những gi, vua bảo: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngưa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

    

Mờ sáng tinh mơ ngày hôm sau, khi ánh bình minh của một ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn chìm trong màn sương huyền ảo thì ta và đoàn tùy tùng đã hối hả lên đường. Khi đến thì Thủy Tinh vẫn chưa tới, ta dâng sính lễ cho vua Hùng và vui mừng được rước Mị Nương về núi.

Đạng đi chợt ta thấy mây đen ùn ùn kéo tới. Gió mạnh quật những cành cây đổ ngổn ngang. Chớp loang loáng như những con rắn trắng trên nền trời đen kịt. Sấm đùng đùng như muốn làm nổ tung trời đất. Trong giông tố ta thấy Thủy Tinh hiện ra. Thủy Tinh cười rồng đen, theo sau là một đoàn thủy quái nhe răng gào rú. Thủy Tinh dâng nước lên cuồn cuộn thành những cột sóng lớn làm ngập nhà cửa, ruộng vườn. Ta biết Thủy Tinh muốn đòi cướp Mị Nương.

Nhìn cảnh dân kéo nhau chạy lên núi lòng ta đau đởn vô cùng. Ta gọi hổ vằn, gọi xám, gấu nâu đến giúp sức chống lại Thủy Tinh. Ta dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng quả núi dựng thành đất ngăn dòng nước lũ đang ào ào ập đến. Nước dâng cao bao nhiêu thì núi cao lên bấy nhiêu. Quân của ta và Thủy Tinh giao chiến hàng tháng trời mà vẫn không phân thắng bại.

Dần dần sức của quân Thủy Tinh suy kiệt mà đoàn quân của ta vẫn vững vàng. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức nên phải rút quân về.

Sau đó, ta lại dùng phép làm cho cây cối nghiêng ngả đứng thẳng lại. Những cánh đồng trở lại xanh tươi. Nắng vàng trải khắp thành Phong Châu.

Từ đó, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lên đòi cướp Mị Nương nhưng năm nào cũng thua ta.

Bây giờ Thủy Tinh càng ngày càng có vẻ ghê gớm hơn xưa, nhưng ta tin rằng các con cháu của vua Hùng sẽ cùng ta tiếp tục trừng trị hắn, bảo vệ cuộc sống cho dân lành…


 

Hoàng Tuấn Đăng
13 tháng 12 2016 lúc 22:05

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.



 

Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 12 2016 lúc 3:27

Lúc bấy giờ ta đang ở núi Tản Viên, nghe tin vua Hùng kén rể, ta lập tức đến ngay. Thế nhưng cùng đến một lúc với ta còn có Thuỷ Tinh người ở miền biển tài năng cũng không kém. Nếu ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi thì chàng lại có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Vua Hùng ưng ý cả ta và Thuỷ Tinh nhưng con gái yêu của nhà vua thì chỉ có một. Vua không biết gả cho ai bèn mời bộ lạc vào bàn bạc, xong nhà vua phán:

- Sáng mai ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy công chúa.

Ta và Thuỷ Tinh cùng đồng thanh tâu:

- Bẩm đức vua, sính lễ cần sắm những gì?

Vua bảo:

- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Nghe xong ta mừng quá bởi sính lễ toàn là những sản vật ở núi rừng, ta không đến nỗi khó kiếm. Sáng hôm sau mới tinh mơ ta đã có mặt. Vua Hùng đồng ý cho ta rước nàng Mị Nương xinh đẹp về núi Tản. Kiệu hoa mới được nửa đường, bỗng đâu dông bão, mưa gió ở đâu ầm ầm kéo đến. Quay đầu nhìn lại ta thấy Thuỷ Tinh đang đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp nàng Mị Nương của ta. Khắp nơi rung chuyển, nước dâng lên cuồn cuộn ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, cả thành Phong Châu.

Ta không hề nao núng, hoá phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dông lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu, cứ thế ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Thế nhưng, vẫn chưa hết đâu nhé. Thuỷ Tinh vẫn không quên nỗi đau, hàng năm lại dâng nước lên để đánh ta, và năm nào Thuỷ Tinh cũng bại trận. Các cô cậu chú ý mỗi lần mưa gió đùng đùng là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau đấy.

Phương Anh (NTMH)
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 8 2016 lúc 14:24

1)

MB:

Sau những ngày nghỉ hè xa cách chúng con rát háo hức với buổi gặp mặt lớp đàu năm học chuản bị cho buổi khai giảng.Vừa dén trường chúng con đã vội vàng yimf nhau đẻ kể cho nhau nghe về kỉ nghỉ hè của mình và còn đẻ nói chuyện vì nhớ nhau qua!Chính vì quá say mê''buôn''chuyện như thế mà cúng con đã gây ra một cau chuyện buồn cười trong trường:nhận nhàm lớp học

 

Nguyen Thi Mai
29 tháng 8 2016 lúc 14:33

A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ). 

Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất;  đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).

B. Thân bài:

1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

- Chi tiết người chú gặp Lượm.

- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:

- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.

- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.

Thảo Phương
29 tháng 8 2016 lúc 15:16

4)''Sống trong bể ngọc kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè''

Mỗi khi nghe bài ca dao này lòng em lại gợi bao kỉ niệm vè bạn Phương Thảo

Thảo bằng tuổi em,bn có dáng nười thon thả mảnh mai.Khuôn mặt hình trái xoan với làn sa trắng hồng.Sống mũi cao.dôimá lúm đồng tiền trông bn rất dễ mén.Nhìn vào đôi mắt tròn to,đen láy với hàng mi cong.Chi có mái tóc dày luôn tết thành 2 dải.Vầng trán dô ra tỏ vẻ bướng bỉnh.Gionngj nói ngọt ngào.Mỗi khi bạn cười để rộ hàm răng trắng ngà.Hằng ngày bn đc giao nhiệm vụ là tổ trưởng.Trong lớp có bn ốm đau Thảo đén hỏi thăm và chép bài dùm.Oử nhà Thảo sắp xếp thời gian rất hợp lí tranh thủ giúp bố mẹ làm việc.Bạn là con chim đầu đàn của lớp.Ai cũng khen ngợi Thảo.Đối với e Thảo là bn thân nhát có nhiều đức tính tốt mà e cần phải noi theo.Thời gian trôi qua thật nhanh nhưng tình bạn thân thiết của em cũng không phai nhạt trong tâm trí 

Với quãng thời gian 2 năm đủ để khẳng định tình bạn giữa em và Thảo.Bức thông điệp e muốn nói rằng:Tình bạn sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn,gian khổ thử thách trong cuộc sống là động lực giúp chúng ta học tập tốt

Chúc bạn học tốthihi

Phương Uyên Trần
Xem chi tiết
Vũ Ngọc	Bích
2 tháng 12 2021 lúc 10:16

tham khảo 

1. Mở bài:

Trong cuộc sống con người ta phải trải qua những khó khăn thử thách, không ít lần gặp trở ngạiCâu chuyện ngắn nói về cách ứng xử của một cô con gái và bà mẹ của mình cùng một hoàn cảnh đã thể hiện rõ điều đó.

2. Thân bài:

Câu chuyện kể về việc cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời mưa to. Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng và đã đi đón conĐi dưới trời mưa nhưng cô bé vẫn mỉm cười, đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời.

=>Hành động của cô bé chỉ một cách sống tích cực, tin tưởng vào mình và không bao giờ sợ hãi trước khó khăn cuộc đời.

=>Ngược lại với cô bé chính là hình ảnh bà mẹ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho những người sống bi quan, luôn luôn lo lắng. Như vậy, ý nghĩa của câu chuyện muốn đem đến cho người đọc đó chính là thái độ sống lạc quan tích cực của con người, chủ động biến khó khăn thành cơ hội.

Suy nghĩ về bài học và bài học cho bản thân:

Sống lạc quan là yếu tố giúp con người ta tự tin vào chính mình, không yếu đuối gục ngã trước những cạm bẫy của cuộc sống.Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp những tấm gương nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan, yêu đờiTuy nhiên, bên cạnh những người lạc quan, tin tưởng vào cuộc đời vẫn còn một số người có thái độ bi quan, không tự tin ở bản thân.

3. Kết bài: Sống lạc quan là một trong những phẩm chất mà con người cần có. Cô bé trong câu chuyện trên cũng cho ta thấy rõ được điều đó. Mỗi con người cần học tập cho mình một cách sống yêu đời, yêu người, lạc quan sống có ý nghĩa và mục đích và ước mơ. 

Bài viết

“Người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội”, người lạc quan thấy có cơ hội trong từng khó khăn”. Đúng như vậy trong cuộc sống con người ta phải trải qua những khó khăn thử thách, không ít lần gặp trở ngại. Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng và luôn quanh co, và điều quan trọng là ta làm sao để có thể đối diện và vượt qua nó. Câu chuyện ngắn nói về cách ứng xử của một cô con gái và bà mẹ của mình cùng một hoàn cảnh đã thể hiện rõ điều đó.

Câu chuyện kể về việc cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời mưa to. Lúc về thời tiết có vẻ còn xấu hơn, gió bắt đầu rít mạnh cùng với sấm chớp. Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng và đã đi đón con. Thật ngạc nhiên khi đến nơi bà mẹ thấy đứa con của mình cứ nhìn lên trời và mỉm cười mỗi khi có tia chớp lóe lên. Khi hỏi con, cô bé hồn nhiên trả lời vì muốn cho mình xinh đẹp hơn bởi thượng đế cứ liên tục chụp ảnh cho mình. Câu chuyện mang đến bài học sâu sắc. Đi dưới trời mưa nhưng cô bé vẫn mỉm cười, đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời. Hành động của cô bé chỉ một cách sống tích cực, tin tưởng vào mình và không bao giờ sợ hãi trước khó khăn cuộc đời.

Ngược lại với cô bé chính là hình ảnh bà mẹ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho những người sống bi quan, luôn luôn lo lắng. Như vậy, ý nghĩa của câu chuyện muốn đem đến cho người đọc đó chính là thái độ sống lạc quan tích cực của con người, chủ động biến khó khăn thành cơ hội.

Sống lạc quan giúp cho con người ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn của cuộc đời. Người sống lạc quan luôn nhìn cuộc đời bằng cặp mắt yêu thương, đó chính là lí do họ gắn bó với cuộc sống. Sống lạc quan giúp ta luôn nhìn về tương lai, mong muốn một tương lai tốt đẹp. Hơn thế, lạc quan chính là một trong những yếu tố giúp con người ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Cuộc đời là một đường chạy mà ở đó có bao khó khăn, gian nan ấy ta không có tinh thần lạc quan để vượt qua thì đó là một thất bại với cuộc đời, với chính mình. Lạc quan, tích cực là yếu tố giúp ta thêm yêu đời, yêu mình. Thật khó tưởng tượng nếu con người ta sống mà không có tinh thần lạc quan, yêu đời. Cuộc sống luôn chờ đợi và chỉ có thể lạc quan mới khiến con người ta sống có mong ước, sống có hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.

Sống lạc quan là yếu tố giúp con người ta tự tin vào chính mình, không yếu đuối gục ngã trước những cạm bẫy của cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan bao giờ cũng là người có phẩm chất khác tốt đẹp khác, sống lạc quan giúp ta mạnh mẽ ở cuộc đời, giúp ta hướng về tương lai cho dù thực tại có như thế nào. Sống lạc quan là cách sống mà chỉ những người sáng suốt, hiểu thấu cuộc đời sẽ chọn. Gặp một khó khăn bất kỳ, người lạc quan sẽ vượt qua dễ dàng không những thế họ còn có thể in dấu ấn lại với cuộc đời, với xã hội. Những con người đó luôn luôn được xã hội kính trọng và sùng nể. Mặt khác nếu là con người bi quan thì dường như họ ngại tất cả và thậm chí “thấy khó khăn trong từng cơ hội”.

Người sống lạc quan luôn là người thành công, họ vượt qua khó khăn bằng niềm tin của họ, chiến thắng nó bằng sự cố gắng vươn lên của bản thân. Dường như gian nan thử thách chỉ là con đường ngoằn nghèo chứa một khoảng nhỏ trong con đường mà họ chạy. cho dù họ không thành công theo nghĩa thực đi chăng nữa, họ luôn là những con người thành công với chính mình, thành công với cuộc đời.

Người sống lạc quan là người luôn mơ ước cho dù cuộc sống thực tại có ra sao, họ vẫn lạc quan về ý chí tiếp thêm nghị lực cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực. Đó chính là lý giải tại sao lạc quan có thể dẫn chúng ta đến thành công.

Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp những tấm gương nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan, yêu đời. Đó là những con người đáng trọng, đáng nể, tiêu biểu trong số đó chính là thày giáo Nguyễn Ngọc Ký người thày muôn thuở của dân tộc Việt Nam. Bị liệt hai tay từ lúc còn nhỏ, không được đi học với bạn bè cùng trang lứa mà trong lòng thấy luôn cháy lên một ước mơ đó là cắp sách đến trường. Bằng niềm lạc quan thày đã vượt qua được mặc cảm, tự ti cố gắng tập viết bằng chân mặc dù có lần bị chuột rút đau tê tái. Và giờ đây không những thày mà cả chúng ta luôn tự hào, kính nể. Hay nói đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta – ta cũng bắt gặp một sự lạc quan yêu đời tha thiết của Bác. Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi về nước rồi sang Trung Quốc bị bắt, Bác vẫn lạc quan, ung dung, yêu đời tha thiết. Bằng niềm lạc quan đó Bác vẫn tin rằng mình sẽ được thả, có ngày dân tộc đất nước ta được giải phóng. Và kết quả thì đúng như suy nghĩ của Bác, thậm chí nó còn thắng lợi hơn, rực rỡ hơn…… Đó chỉ là hai trong những con người đáng quý, đáng trọng mà chúng ta phải học tập rất nhiều.

Tuy nhiên, bên cạnh những người lạc quan, tin tưởng vào cuộc đời vẫn còn một số người có thái độ bi quan, không tự tin ở bản thân.

Đó là một lối sống đáng phê phán bởi lối sống đó là một sự hạ thấp mình, không tin yêu cuộc đời và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những buồn rầu, sự chán nản. Hay có những người quá lạc quan, không chú ý đến những người xung quanh, tự đề cao mình thì đó cũng là những người đáng chê trách. Phải sống làm sao để lạc quan là phương tiện giúp ta tiến xa chứ không phải rời xa xã hội.

Sống lạc quan là cách sống, là thái độ mà mỗi người ai cũng nên có. Cách sống đó tập trung những phẩm chất tốt khác nhau giúp người ta trở nên hoàn thiện mình, tự tin ở mình, vượt qua khó khăn một cách dễ dàng. Nói như vậy, không hẳn cứ gặp khó khăn có lòng lạc quan là vượt qua bởi đó còn là sự hội tụ của những tài năng và công sức khác. Mặt khác ta không nên quá lạc quan để mà chạy với dòng đời một cách nhanh chóng. Đôi khi đó còn là sự trông mong về quá khứ, xem ta đã đi qua thế nào bởi phần đời còn lại cũng chỉ là cái gốc của quá khứ thôi. Niềm lạc quan đôi khi không tránh khỏi những lời luận bàn, bình phẩm của mọi người thế nhưng đó là cách sống mà ta đã chọn thì cũng phải vượt qua nó. Bởi biết đâu đó cũng là một thử thách với cuộc đời.

Câu chuyện chỉ là một mẩu sinh hoạt nhỏ của cô bé và mẹ của cô trong những ngày trời mưa, thế nhưng lại chất chứa bao ý nghĩa và bài học sâu sắc. Đó là lời khuyên, lời khuyến khích mọi người hãy cố gắng sống một cách lạc quan với cuộc đời. Bởi vì, có cách đó ta mới thực sự thêm yêu đời, yêu cuộc sống này. Đồng thời câu chuyện cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho những người đang bi quan, sống như vậy là một cách sống hoài, sống phí, sống không có tương lai. Hãy sống một cách lạc quan để có thể thấy, có thể cảm hết được sự tươi đẹp của cuộc đời.

Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải cố gắng học một cách sống lạc quan với đời, lạc quan trong học tập và rèn luyện để đạt được những ước mơ, những mục tiêu mà mình đề ra. Đó là thành công với chính mình, thành công với cuộc đời.

Sống lạc quan là một trong những phẩm chất mà con người cần có. Cô bé trong câu chuyện trên cũng cho ta thấy rõ được điều đó. Mỗi con người cần học tập cho mình một cách sống yêu đời, yêu người, lạc quan sống có ý nghĩa và mục đích và ước mơ. Sống làm sao cho ra sống, để sau này quay đầu trở lại ta lại không khỏi ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Ngọc	Bích
2 tháng 12 2021 lúc 10:18

tham khảo 2

1. Mở bài: Tôi cũng đã từng biết đến một câu chuyện sâu sắc như vậy, nó bắt đầu từ những lầm lỗi, nhưng kết thúc nhân vật chính nhận được một bài học cho mình, hối hận vì những gì mình gây ra cho những người thương yêu.

2. Thân bài:

Câu chuyện mà tôi được nghe thực ra là một bộ phim ngắn do Thái Lan sản xuấtKể về cuộc đời của một người mẹ lam lũ và một anh con trai bướng bỉnh, ngỗ ngược.Người con trai bỏ đi biền biệt, để lại người mẹ đau khổ, cô đơn trong ngôi nhà nhỏ.Người mẹ ở lại mong ngóng còn, lại còn tự trách bản thân lúc ấy đã nặng lời khiến cho con tức giận mà bỏ đi.Bà vừa khóc vừa ôm lấy con chó nhỏ như vừa tìm thấy đứa con của mìnhCon chó nhỏ chạy mất, bà mẹ hốt hoảng chạy đi gọi con và khi tìm thấy chó nhỏ, bà ôm vào lòng mà không nhận ra người vừa đưa chú chó cho mình lại chính là anh con traiSự đau khổ, hối hận đan xen, anh ta không cho phép mình bỏ rơi mẹ một lần nữa nên anh ta mặc kệ những ánh mắt tò mò xung quanh mà chạy lại, quỳ xuống dưới chân bà mẹ xin tha thứ. 

=>Câu chuyện về người mẹ điên khiến cho ta trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc, cảm thông, thương cảm đến sự xót xa đau đớn và cuối cùng là niềm vui nhen nhóm khi người con cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và trở về.

3. Kết bài: Bài học rút ra: những ai có mẹ thì đừng làm cho mẹ buồn, bởi có đi khắp thế gian thì cũng không tìm ra được ai tốt bằng mẹ.

Bài viết

Cuộc sống là một chuỗi những biến hóa mà không một ai có thể lường trước được mọi điều, chính vì vậy mà khi những biến cố ấy ập đến thì con người thường bị bất ngờ, tùy vào năng lực và khả năng giải quyết của mỗi người mà những biến cố ấy được giải quyết theo những cách thức khác nhau, nếu là người có nghị lực, bản lĩnh không chịu đầu hàng trước số phận thì ta sẽ tìm được cách để vượt qua nó, chinh phục nó. Nhưng cũng có không ít người lựa chọn dừng lại, đầu hàng trước số phận. Tuy cách thức lựa chọn có thể khác nhau nhưng điều mà chúng ta nhận được sau những biến cố bất ngờ đó chính là những bài học vô cùng sâu sắc, là những bài học kinh nghiệm mà ta sẽ mang đến cuối cuộc đời. Tôi cũng đã từng biết đến một câu chuyện sâu sắc như vậy, nó bắt đầu từ những lầm lỗi, nhưng kết thúc nhân vật chính nhận được một bài học cho mình, hối hận vì những gì mình gây ra cho những người thương yêu.

Câu chuyện mà tôi được nghe thực ra là một bộ phim ngắn do Thái Lan sản xuất, câu chuyện kể về cuộc đời của một người mẹ lam lũ và một anh con trai bướng bỉnh, ngỗ ngược. Vì một bất đồng nhỏ mà anh ta bỏ nhà đi biền biệt lãng quên gia đình của mình, cùng vì hành động vô tình đó mà cuối cùng anh ta đã nhận được một bài học sâu sắc, phải hối hận khôn nguôi vì hành động bồng bột, vô tâm của mình. Câu chuyện tuy đề cập đến hình ảnh của một anh con trai nhưng khi xem xong ta sẽ thấy được hình ảnh của chính mình trong đó, bởi trong chúng ta ai cũng đã từng một lần làm cho bố mẹ buồn phiền, cũng từng vì giận dữ mà nói ra những lời không hay với người mà ta yêu thương nhất.

Đến cuối cùng, điều làm ta đau đớn nhất chính là sự hối hận, ăn năn muộn màng bởi trong một phút nào đó ta vô tình lãng quên đi cha mẹ, nhưng đối với cha mẹ thì không như vậy, tình yêu dành cho con cái luôn là vô bờ bến, dẫu con cái có mắc phải những sai lầm không thể tha thứ thì quay đầu ngoảnh lại vẫn có hình bóng của cha mẹ phía sau. Nội dung của bộ phim này kể về một người mẹ già yếu, sống cùng anh con trai trong ngôi nhà nhỏ, nghề nghiệp mà hai mẹ con dùng để mưu sinh hàng ngày là thu mua những đồ đạc cũ mà người ta không cần đến. Trong một lần nóng giận, người mẹ đá mắng anh con trai, nhưng vì tự ái mà anh con trai đã nói những lời không hay với mẹ và từ đó bỏ đi biền biệt, để lại người mẹ đau khổ, cô đơn trong ngôi nhà nhỏ.

Anh con trai đi liền mấy tháng mà không có một chút tung tích, cũng không hồi âm gì cho mẹ già. Nhưng người mẹ thì đâu có thể bỏ mặc mà không quan tâm gì đến đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra được. Dù anh con trai có thái độ hỗn hào với mình nhưng người mẹ vẫn vô cùng đau buồn về sự ra đi của đứa con, mà trên tất cả là lo lắng, lo cho con có đủ cơm ăn, có bị ai bắt nạt hay không. Những ngày mòn mỏi chờ con chở về là những ngày đau đớn nhất đối với bà mẹ, ngày nào bà cũng ra cửa trông ngóng đứa con nhưng đều thất vọng trở vào. Thậm chí người mẹ ấy còn tự trách bản thân lúc ấy đã nặng lời khiến cho con tức giận mà bỏ đi.

Thế rồi không thể yên tâm ở nhà chờ đợi nữa, người mẹ già đã qua tuổi lục tuần ấy đã gom góp tất cả tiền bạc mà mình có, khăn gói lên đường tìm kiếm con trai. Bà mẹ không biết anh con trai đi đâu về đâu nhưng vẫn mang theo bức ảnh đã bạc màu khắp nơi dò hỏi tin tức của người con. Đất nước rộng lớn như vậy, không có một địa điểm cụ thể, người mẹ ấy cứ mải miết đi hết thành phố này qua thành phố khác, đến đâu bà cũng hỏi nhưng một chút tin tức cũng không có. Tiền bạc mang trên người cũng hết, ban ngày bà tìm con, ban đêm lại ngủ ở gầm cầu, ven đường vô cùng đáng thương. Ngay cả những bữa ăn qua ngày cũng là những người qua đường cho.

Cầm lấy thức ăn được người ta cho, bà mẹ ứa nước mắt nghĩ về đứa con, và rồi quá đau khổ, bế tắc người mẹ ấy đã hóa điên. Dù đã không còn ý thức minh mẫn nhưng người mẹ ấy vẫn lang thang trên đường gọi con, người mẹ ấy già xọm đi, quần áo rách rưới, người ta thường nhìn thấy bà tìm kiếm đồ ăn ở những thùng rác công cộng. Hình ảnh đáng thương của bà mẹ khiến ta không cầm được nước mắt và thêm trách người con đã quá vô tâm, tàn nhẫn với mẹ của mình. Và trong một lần tìm kiếm thức ăn, bà mẹ nhìn thấy một chú chó nhỏ bị bỏ rơi, bà ôm con chó vào lòng và tưởng tượng đến hình ảnh đứa con lúc còn nhỏ.

Bà vừa khóc vừa ôm lấy con chó nhỏ như vừa tìm thấy đứa con của mình, đi đâu bà cũng gánh theo chú chó với tâm trạng đầy hồ hởi, những người xung quanh nhìn bà với con mắt cảm thông có, chê cười có. Và rồi đến một ngày định mệnh, con chó nhỏ chạy mất, bà mẹ hốt hoảng chạy đi gọi con, bà nhớ lại khoảnh khắc lúc con trai bỏ mình mà đi, bà mải miết chạy và tìm thấy chó nhỏ, bà ôm vào lòng mà không nhận ra người vừa đưa chú chó cho mình lại chính là anh con trai. Bất ngờ đau đớn hơn cả là anh con trai, bởi anh ta vẫn nghĩ mẹ mình đang sống yên ổn ở quê.

Tình trạng đáng thương của bà mẹ khiến cho anh ta ngỡ ngàng, đau đớn, muốn nói mà không nói ra được lời nào, chỉ biết câm lặng nhìn bà mẹ bế con chó mà rời xa mình. Sự đau khổ, hối hận đan xen, anh ta không cho phép mình bỏ rơi mẹ một lần nữa nên anh ta mặc kệ những ánh mắt tò mò xung quanh mà chạy lại, quỳ xuống dưới chân bà mẹ xin tha thứ. Kết thúc bộ phim, người mẹ vẫn chưa thể nhận ra được đứa con nhưng với sự hối lỗi chân thành của người con thì ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng anh ta sẽ không bao giờ mắc phải lỗi lầm xưa một lần nữa, người con bằng tình yêu, sự hối hận của mình rất có thể làm cho người mẹ trở nên tỉnh táo hơn chăng? Ta hoàn toàn có thể tin vào điều đó.

Câu chuyện về người mẹ điên khiến cho ta trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc, cảm thông, thương cảm đến sự xót xa đau đớn và cuối cùng là niềm vui nhen nhóm khi người con cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và trở về. Hơn hết, câu chuyện còn nhắc nhở ta trong cách ứng xử với mẹ của mình, trong cuộc sống đã có rất nhiều lần chúng ta có những xung đột, mâu thuẫn mà lớn tiếng với mẹ. Những lúc ấy chúng ta không ý thức được chúng ta đã nói những gì nhưng đó đều là những mũi dao đâm vào trái tim của những người mẹ. Mẹ có thể không biểu hiện sự đau đớn, mất mát ấy ra bên ngoài nên ta thường vô tâm bỏ qua và không mấy để ý.

Nhưng dù có lúc tức giận mà lớn tiếng với chúng ta đi nữa thì tình cảm của người mẹ đối với con cái của mình lại không hề một chút đổi thay, mẹ trách mẹ mắng bởi mẹ quan tâm và mong muốn chúng ta có thể trở thành những con người có ích, nghĩa là mong chúng ta tiến bộ, trưởng thành hơn. Nhưng bản thân chúng ta lại không vậy, cãi lại mẹ chỉ vì cái “tôi” đầy ích kỉ và thiển cẩn, những lời nói không hay của chúng ta sẽ làm cho mẹ buồn nhưng mẹ lại chẳng bao giờ trách mắng mà chỉ để trong bụng.

Sau tất cả thì người mẹ vẫn dành cho những đứa con tình yêu bao la, rộng lớn nhất, tấm lòng vị tha của người mẹ có thể tha thứ cho mọi lỗi lầm của người con, thậm chí có thể cảm hóa sự bướng bỉnh, làm cho những đứa con thay đổi tích cực hơn. Như trong câu chuyện trên, tuy là kết mở nhưng ta cũng tạm thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng sau bao nhiêu sóng gió của cuộc đời mình thì bà mẹ cũng tìm được anh con trai, dù nhận thức có mơ hồ nhưng giọt nước mắt đau khổ của bà mẹ cuối câu chuyện chính là một dấu hiệu cho một khởi đầu mới tốt đẹp hơn chăng.

Sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành mẹ đã trải qua vô vàn những khó khăn nhưng mẹ không bao giờ nói, những lời nói của mẹ lúc tức giận có thể làm ta buồn nhưng những hành động của mẹ lại chứa chan yêu thương. Vì vậy những ai có mẹ thì đừng làm cho mẹ buồn, bởi có đi khắp thế gian thì cũng không tìm ra được ai tốt bằng mẹ.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Kim Phượng
10 tháng 12 2022 lúc 19:59

Tôi đã từng nghe rằng: “Ai trong đời rồi cũng phải cảm ơn những khiếm khuyết của mình”. Mỗi chúng ta ai cũng từng ít nhất phạm sai lầm một lần trong đời. Những sai lầm ấy sẽ giúp bạn nhận ra hạn chế, khuyết điểm của bản thân, giúp ta có động lực tìm cách khắc phục, để chính mình ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi cũng vậy, tôi đã từng mắc rất nhiều lỗi lầm khác nhau, nhưng lần mắc lỗi với mẹ khiến tôi không thể nào quên.

Tôi còn nhớ hôm đó là kỉ niệm 15 năm ngày cưới của bố mẹ, cả nhà đã rất vui mừng, hào hứng chuẩn bị cho ngày đặc biệt này. Bố đã mua một chiếc nhẫn thật đẹp để tặng người vợ yêu quý của mình. Gia đình tôi đã có một bữa tối thật đầm ấm, hạnh phúc. Nhận món quà từ tay bố và được bố cẩn thận lồng chiếc nhẫn vào tay, mắt mẹ ánh lên niềm hạnh phúc vô hạn.

Tôi cũng cảm thấy vô cùng mãn nguyện khi được chứng kiến điều đó. Chiếc nhẫn của mẹ được đính những viên đá quý lóng lánh, đẹp đẽ, ngay từ giây phút đầu tiên nhìn thấy nó tôi đã đem lòng thích thú. Tôi hỏi xin mẹ đeo thử, sau một hồi năn nỉ cuối cùng mẹ cũng nhượng bộ cho tôi đeo một chút. Đeo chiếc nhẫn trên tay, tôi chẳng muốn rời và cứ thế đeo nó cho đến sáng hôm sau, mẹ không để ý nên tôi bèn lẻn mang chiếc nhẫn quý giá ấy đến trường.

Tôi hãnh diện khoe khoang với bạn bè, ai nhìn thấy chiếc nhẫn cũng trầm trồ ghen tị, còn tôi thì sung sướng tự hào. Cả ngày hôm đó cứ thế trôi qua cho đến tối trở về nhà, mẹ kêu tôi đưa lại nhẫn cho mẹ. Tôi tiếc nuối sờ lên tay để lấy nhẫn trả mẹ. Thì, trời ơi, trên tay tôi không có gì cả, chiếc nhẫn đã biến mất đi lúc nào không hay.

Tôi tái mét mặt, tay run lên bần bật, dưới nhà mẹ lại thúc giục tôi mang xuống. Tôi hoảng loạn thực sự, ngồi thụp xuống dưới đất, chân tôi mềm đi không còn đứng vững nữa. Tôi biết phải làm sao? Nói với mẹ thế nào đây? Trời ơi, sao tôi lại hậu đậu đến thế, món quà vô giá vừa được bố trao cho mẹ ngày hôm qua mà tôi lại đánh mất?….

Tôi cố gắng trấn tĩnh, lục lọi trong mớ suy nghĩ hỗn độn, hoảng loạn của mình xem nó có thể rơi ở đâu. Nhưng đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng. Mẹ vì thấy quá lâu nên đã chạy lên phòng, thấy tôi ngồi dưới bệt dưới nền nhà thì mẹ vội vàng chạy đến hỏi. Tôi khóc nấc, nói không nên lời:

-Mẹ ơi, con đã làm mất chiếc nhẫn bố tặng mẹ rồi? Mẹ ơi, phải làm thế nào bây giờ hả mẹ? Con xin lỗi mẹ.

Trong dòng nước mắt nhòe trên mắt tôi vẫn đủ để thấy khuôn mặt mẹ tái đi, đôi mắt trĩu buồn và những giọt nước mắt to tướng đọng lại nơi khóe mắt chỉ chực chảy xuống. Nhìn mẹ tôi lại càng ân hận, áy náy hơn. Chỉ tại tôi, tại tính cẩu thả, hay khoe khoang mà làm mất đi món quà mẹ vô cùng yêu thích. Dù có bao nhiêu lời cầu xin tôi cũng không thể xóa hết lỗi lầm tôi đã mắc với mẹ. Mẹ nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng và động viên tôi rằng không sao đâu, rằng bố sẽ mua cho mẹ chiếc nhẫn khác. Dù nói những lời đấy nhưng tôi hiểu mẹ đã buồn biết nhường nào.

Bố biết chuyện lòng vô cùng buồn bã, bữa cơm của gia đình tôi trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Nhìn bố mẹ như vậy trong lòng tôi ăn năn hơn. Tôi quyết định sau khi ăn cơm xong sẽ đi tìm chiếc nhẫn ấy về. Tôi vội vàng leo lên tầng, tìm trong cặp, trong hộp bút, trong từng quyển vở,… càng tìm tôi càng tuyệt vọng, không thấy chiếc nhẫn đâu cả.

Đến lúc tôi gần như buông xuôi thì bỗng tôi thấy một ánh sáng lóe lên phía cửa nhà vệ sinh, tôi chạy vội vàng vào nhà vệ sinh thì thấy chiếc nhẫn đang nằm lăn lóc ở đó. Tôi vui sướng nhảy cẫng lên và cầm chặt chiếc nhẫn trong tay. Có lẽ trong lúc tắm, tay tôi bé hơn chiếc nhẫn nên nó đã bị rơi ra từ lúc nào mà tôi không hay biết. Tôi cầm nhẫn chạy vội vàng xuống trả lại mẹ. Nhìn thấy nó, cả mẹ và bố đều sung sướng vô cùng.

Tìm lại được chiếc nhẫn lại cho mẹ, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, sung sướng. Đồng thời, qua lần ấy, tôi đã rút ra bài học cho bản thân. Khi mượn đồ của bất cứ ai cũng cần giữ gìn cẩn thận, trân trọng và gìn giữ nó như của chính mình.

Xem chi tiết

Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó

vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi 

nó:
−− Tại sao cậu lại khóc vậy?

−− Hu hu....Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi....đâu lắm bạn à.

Em tức giận:

−−Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách . Kẻ đó không có chút hiểu biết

gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều 

người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.

Cây non xúc động:

−−Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy...Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn

của tớ.

Em tươi cười bảo:

−− Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ

sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.

−− Cảm ơn cậu nhiều lắm.

−− Thôi ...Tạm biệt cậu...Tớ phải vào lớp học rồi...Hẹn gặp lại sau...

Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.
 

T.Ps
17 tháng 5 2019 lúc 14:49

#)Trả lời :

       Xin phép viết bằng thơ :

Sớm nay em trở dậy
Bình minh đang quét sương
Em bước vội trên đường
Nắng giát vàng đường nhỏ

Buổi mai trên thảm cỏ
Muôn hạt ngọc lung linh
Nhưng kìa bên vệ cỏ
Giữa những mầu xanh non...

Một cây xoan bé nhỏ
Trơ trọi một đoạn thân
Nhựa nâu từng dòng chảy
Như máu đang nhỏ dần

Em vội chạy đén bên
Vì sao ơi xoan bé
Vì sao em lại thế
Kể cho chị nghe nào!

Chị gió vừa đén đây
Biết chuyện liền dừng bước
Em như thấy tiếng cây 
Đang nói trong tiếng nấc

Chị ơi có cô bé
Đôi môi đỏ như son
Lên đồi chơi thấy em
Liền mang trồng hè phố
Bảo : "Ở đây đón gió
Làm dịu cơn nắng hè!"

Chị ơi ngày hôm qua
Trời xanh và mây lụa
Em tràn trề dòng nhựa
Vẫn đầy ắp sức xuân.

Mới chiều hôm qua thôi
Ở đây chơi trận giả
Một bạn bẻ luôn em 
Để trêu nhau. Ồn ã.

Chị ơi em buồn quá
Máu tim đã đổ rồi
Không biết bao giờ nữa
Em mới lại xanh tươi.

- Em ơi em đừng khóc
Nắng mưa sẽ giúp em
Cứ an tâm em nhé
Rồi em sẽ lớn lên
Chị gió cũng vui vẻ
- Này đừng buồn nghe em!

Mặt trời hóm hỉnh cười
- Ta sẽ giúp chóng lớn
Còn cô bé kia ơi
Đi học đi kẻo muộn

Chào xoan, em đi học
Ngồi yên trong lớp rồi
Vẫn nghĩ đến xoan nhỏ
Cùng bao mầm xanh tươi.

- Các bạn của mình ơi
Đừng bẻ cây hái lá
Giữ mãi mầu xanh nhé
Mầu xanh của hòa bình.

         #~Will~be~Pens~#
 

Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó

vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi 

nó:
−− Tại sao cậu lại khóc vậy?

−− Hu hu....Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi....đâu lắm bạn à.

Em tức giận:

−−Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách . Kẻ đó không có chút hiểu biết

gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều 

người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.

Cây non xúc động:

−−Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy...Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn

của tớ.

Em tươi cười bảo:

−− Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ

sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.

−− Cảm ơn cậu nhiều lắm.

−− Thôi ...Tạm biệt cậu...Tớ phải vào lớp học rồi...Hẹn gặp lại sau...

Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.
 

Lê Ngô Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Đinh Huy Hoàng
Xem chi tiết
Phước Lộc
30 tháng 11 2017 lúc 10:44

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

Ke lai ngoi truong cua em sau 10 nam

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

Phước Lộc
30 tháng 11 2017 lúc 10:43

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

Phước Lộc
30 tháng 11 2017 lúc 10:45

Đầu năm học mới, tôi nằm mơ. Mơ được trở về thăm trường cũ.

Bạn Vĩnh báo tin cho chúng tôi là mới nhận được thư của thầy Linh. Thầy cho biết Ngày Nhà Giáo Việt Nam sắp tới. trường THCS Lương Thế Vinh tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Hoàng, Vĩnh, Thái và tôi là bạn học cũ, học trò “cưng” của thầy Linh.

Thế là đã mười năm trôi qua,mười năm xa trường. Thế hệ chúng tôi, những học sinh lớp 6C của thầy Linh dạy Toán và làm chủ nhiệm thuở ấy, nay đã ngoài 20 tuổi, đang học Đại học ở Hà Nội.

Sáng hôm ấy, chúng tôi hẹn gặp nhau ở cầu Tào, cùng đi xe máy về dự hội trường. Học sinh đủ mọi lứa tuổi đến hơn ba ngàn người đứng chật cả sân trường. Trường THCS Lương Thế Vinh là trường tiên tiên cấp tỉnh. Trường vẫn toạ lạc trên địa điểm cũ, cạnh ngôi đình làng Canh, nhưng đã hoàn toàn đổi mới.

Bốn dãy nhà hai tầng làm phòng học của bốn khối lớp. Thư viện, văn phòng, nhà hiệu bộ, hội trường, phòng thí nghiệm và phòng chức năng, tất cả đều to đẹp, khang trang. Các phòng học cũ nay chẳng còn nữa. Chúng tôi kéo nhau đi thăm các dãy nhà mới, thăm phòng truyền thống. Có biết bao nhiêu là cờ thi đua, bằng khen, ảnh lưu niệm của thầy trò các lớp. Bức ảnh thầy Linh chụp với 42 học sinh lớp 6C thuở ấy nay đã lên màu thời gian. Nhìn lại gương mặt, ánh mắt, nụ cười hồn nhiên của mình, của các bạn. tôi vô cùng xúc động. Hồng lớp trưởng, Quang và Hợi lớp phó đều đứng cạnh tôi.

Thầy giáo cũ được gặp lại chỉ còn bốn, năm người. Cô Liên dạy Văn,cô Ngọc dạytiếng Anh, thầy Hợp dạy sử, thầy Linh dạy toán. Thầy cô nào cũng đã ngoài năm mươi. Cô Liên mái tóc đã điểm bạc. Trong lớp cho biết chỉ hai năm nữa là thầy về hưu. Bao kỉ niệm đẹp một thời thơ bé đã sống dậy làm tôi vô cùng bồi hồi. Chúng tôi tặng mỗi thầy, cô một tặng phẩm nhỏ, cùng chụp ảnh lưu niệm. Thầy, cô nào cũng hỏi han về việc học hành, hỏi thăm gia đình mỗi đứa chúng tôi. Cô Liên vừa cười vừa nói: “Các em học giỏi thế mà chẳng vào ngành Sư phạm cả...”

Cả sân trường là một rừng cờ, một rừng hoa, một rừng người. Có hơn một nghìn học sinh của bốn khối lớp 6, 7, 8, 9 mặc đồng phục, xinh đẹp như những tiên nga, tiên đồng. Các thầy, cô giáo phần đông đều rất trẻ, đều tốt nghiệp Đại học Sư phạm.

Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa sân trường, tôi nhớ lại lần đầu được vinh dự kéo cờ trong lễ khai giảng. Đi vòng quanh gốc bàng, gốc phượng, tôi xúc động như gặp lại người thân thương. Hoàng và Thái nhắc lại kỉniệm trèo bàng, bắt ve bị thầy Linh phạt. Trường tôi 15 năm liền luôn luôn dẫn đầu các trường THCS trong toàn tỉnh. Thi học sinh giỏi, năm nào trường tôi cũng giành được giải cao. Mười năm trước, tôi đã được dự thi học sinh giỏi Toán toàn huyện, toàn tỉnh. Nay về dự hội trường, gặp lại thầy Linh, tôi càng thấy tự hào. Tôi nhớ ơn thầy nhiều lắm. Thành tích học tập và sự trưởng thành của tôi, của các bạn tôi,một phần lớn do công giảng dạy và rèn luyện của thầy. Mãi đến gần cuối buổi lễ, chúng tôi mới gặp được thầyHảo thương binh. Thầy vui tính, học sinhnào cũng nhận được sự yêu thương, nồng hậu và chăm sóc tận tình của thầy.

Ra về, tôi càng nhớ trường, nhớ các thầy cô, nhớ các bạn. Mười năm là một quãng đời đẹp. Tuổi trẻ chúng tôi lớn lên tronghọc hành và mơ ước. Thành tích của trường dày lên, đẹp lên theo năm tháng. TrườngTIICS Lương Thế Vinh là cái nôi hạnh phúc của tôi, của các bạn tôi một thời thơ bé.

Ôi, giấc mơ của mười năm sau. Mà sao tôi thấy tươi roi rói cả tâm hồn...

Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Lê Dung
22 tháng 9 2016 lúc 15:01

 Bố mẹ đã dạy con bài học đầu tiên là phải biết quý trọng tình người vì "Con ơi! Thương người như thế thương thân. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Sống trên đời cần có một tấm lòng". Bài học đó con vẫn chưa ghi tạc hết, trong cơn mưa tầm ta, giúp một đứa trẻ qua con hoạn nạn con mới thấy tình người thật đáng cao quý biết bao. Trong con giờ đây, câu chuyện của người hôm qua vẫn còn nguyên vẹn. 

Hôm ấy, như mọi lần, con lại tung tăng chân sáo tới trường. Từng cơn gió nhẹ nhàng lướt qua tôi mạng lại không khí se lạnh của mùa đông, tạo nên âm thanh huyền diệu; tiếng cây xào xạc, tiếng áo người đi xe phần phật... Nghê sao mà giống tiếng hát mượt mà của chị gió đang dẫn đường cho bác mùa đông già nua khó tính. Trong cảnh sắt mờ hơi sướng ấy, không khí trong lành đến lạ thường. Con đang nghĩ bầu trời hôm nay sao đẹp đến thế thì bỗng có tiếng khóc thút thit ở đâu đó lọt vào "giác quan thứ sáu" của con. Nhìn quanh quẩn cuối cùng cũng thấy một em bé khoảng 5, 6 tuổi đang đứng khóc một mình. Con nghĩ ngay "Chắc em bé này bị lạc". Không chần chừ, con tiếng tới gần em, hỏi: 
- Em bị lạc mẹ à? 
Em bé vừa khóc nất lên, vừa nghẹn ngào: 
- Chị ơi... mẹ em... em muốn mẹ... Hic... hic... mẹ ơi....! 
Con nhẹ nhàng vuốt tay lên mái tóc em, dỗ dành: 
- Thế chị dần em đi tìm mẹ nhé! 
Em bé không nói, chỉ khẻ gật đầu, tay gạt nước mắt. Con mĩm cười thân thiện, rút khăn ra đưa cho em: 
- Uhm, ngoan lắm! Năm tay chị đi thôi nào! 
Em bé đáp hồn nhiên: 
- Vâng ạ! 
Đi được một đoạn bỗng con khựng lại "Thôi chết, còn 15 phút nữa vô lớp rồi biết. Làm sao bây giờ?" Con đắng đo suy nghĩ: nên để em bé ở lại đây hay là tiếp tục dẫn em bé đi tìm mẹ... Nhưng cuối cùng con cũng có cách. Con dẫn em bé đến đồn công an để các chú giúp tôi tìm mẹ của em. Trên đường đi, con nghĩ thầm " Nếu có trễ vài phút chắc là không sao đây! Mình báo với cô lại sự việc là được!" Tới đồn: 
- Có chuyện gì vậy cháu bé? 
- Dạ, có em bé này bị lạc mẹ ạ! 
- Cháu gặp em bé này ở đâu? 
- Dạ, cháu gặp em bé ở đường đến trường cháu - Trường THSC Nguyễn Thái Bình ạ! 
Chú công an ngạc nhiên: 
- Ủa, vậy người phụ nữ lúc nãy là mẹ của em bé này rồi! Lời khai của cháu trùng với lời khai của người phụ nữ đó mà. Thôi được rồi, chú sẽ thông báo lại để em bé này về với mẹ - chú ông an xoa đầu em bé. 
- Dạ vâng! Thôi cháu chào chú ạ! - Con vội chạy đến lớp cho kịp giờ học. 

Bố mẹ ơi! Con đã làm được việc giúp ích cho đời rồi đấy. Con sẽ ghi lồng tạc dạ lời dạy của bố mẹ. Con hứa sẽ làm những việc tốt nữa. Đễ không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ!....

Lê Dung
22 tháng 9 2016 lúc 15:02

 

Câu chuyện bắt đầu từ buổi trưa hôm ấy. Sau khi dùng cơm trưa xong, thầy hiệu trưởng ở lại trường để chờ cuộc họp lãnh đạo vào buổi chiều. Trưa ấy, mặt trời đổ xuống mặt đất cái nắng cháy da bỏng thịt. Cái nắng giữa lòng Sài Gòn cứ như thiêu đốt vạn vật. Từng lá cây, ngọn cỏ đứng im lìm như đang chết khát bên đường. Dưới khuôn viên trường, giờ này chẳng còn học sinh nào nữa.

Chỉ có cái nắng tha hồ nhảy nhót, đùa giỡn trên sân trường. Cái oi bức của buổi trưa hè khiến thầy hiệu trưởng phải mở toang cả hai cánh cửa sổ ở tầng hai để mong có chút gió ùa vào. Thầy nhìn xuống sân trường. Chợt thầy thấy một cậu học trò dáng người thấp bé đang đi đi lại lại trên sân trường. Qua cặp kính cận dày cộp thầy chẳng thấy rõ. Do đó thầy bước xuống tầng trệt và gọi cậu học sinh ấy vào. Đó là một cậu bé có nước da hơi ngăm đen nhưng đôi mắt sáng ngời nghị lực. Cậu mặc chiếc áo đã cũ nhưng sạch sẽ và chiếc quần xanh sờn bạc màu. Thầy cất tiếng hỏi cậu học trò nhỏ:

- Sao buổi trưa con không về nhà mà lại tha thẩn ngoài nắng thế kia? Nhà con ở đâu? Con tên gì, học lớp mấy?

Cậu bé lí nhí trả lời:

- Thưa thầy, nhà con ở quận 4. Từ trường về nhà con rất xa nên con ở lại trường đến chiều mới về. Con tên Trần Phú Tài, học lớp 7A7.

Thầy lại hỏi:

- Tại sao con không đăng ký học bán trú như bao bạn khác cho tiện việc đi lại?

Cậu học trò đáp:

- Thưa thầy, bố mẹ con đều là công nhân, làm việc vất vả từ sáng đến chiều tối mới về. Gia đình con khó khăn nên không thể kham nổi tiền học bán trú.

- Thế thì con ăn trưa ở đâu? Con có nhà người quen ở đây à?

- Thưa thầy, không ạ. Sáng nào bố mẹ cũng đưa con đến trường rồi cho con năm nghìn đồng. Một nghìn con dùng để mua xôi ăn sáng. Còn lại bốn nghìn con dùng để ăn cơm trưa ạ.

Nghe Tài hồn nhiên kể, thầy hiệu trưởng chạnh lòng khi mường tượng đến bữa cơm trưa đạm bạc của cậu học trò nghèo có lẽ sẽ chỉ có rau và cá vụn. Thầy xoa đầu Tài và nói:

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà con vẫn cố gắng đến trường là rất đáng quí. Hẳn con học rất giỏi. Thầy rất vui khi có một người học trò như con. Cứ thế mà phát huy con nhé. Mà này, con làm gì mà đi lại loanh quanh giữa trưa nắng thế kia?

Tài cười nói:

- Thưa thầy, ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi nhặt rác để trường mình sạch và đẹp hơn.

Nói rồi Tài vòng tay cúi chào thầy rồi chạy ra sân trường tiếp tục nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá trên sân trường. Nắng sân trường dường như dịu lại. Thầy hiệu trưởng trở lại phòng làm việc với bao suy nghĩ nhưng niềm vui vẫn rạng ngời trên mặt thầy suốt cả ngày hôm đó.

Trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau, thầy hiệu trưởng khen ngợi, tuyên dương tấm gương vượt khó và trao cho Tài học bổng của trường. Thầy còn cho Tài được học bán trú miễn phí.

Lê Dung
22 tháng 9 2016 lúc 15:03

Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô giáo đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh bạn ấy ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết bạn ấy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “bạn ấy trông thật khó ưa.”

Chẳng những thế, cô giáo còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của bạn ấy và ghi chữ số 1 đỏ chói ngay phía ngoài ( lchữ số 1à hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô giáo đã nhét hồ sơ cá nhân của bạn ấy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét bạn ấy như sau: “bạn ấy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “bạn ấy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến bạn ấy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “bạn ấy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.

Đọc đến đây, cô giáo chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của bạn ấy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô giáo cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.

Hôm đó bạn ấy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô giáo đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho bạn ấy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần bạn ấy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, bạn ấy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. bạn ấy là học sinh cưng nhất của cô.

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. bạn ấy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ bạn ấy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa.bạn ấy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó bạn ấy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. 

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô giáo.bạn ấy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô giáo sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?

Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà bạn đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà bạn nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và thầy hiệu trưởng thì thầm vào tai cô giáo: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô giáo vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “bạn, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”

Tống khánh an
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hưng
27 tháng 3 2022 lúc 17:50

Tham khảo:
 

Ta là Thánh Gióng, sinh ra và lớn lên ở nước Việt vào đời Hùng Vương thứ sáu. Mẹ của ta vì ướm thử chân lên một vết chân rất to ở trên đồng mà mang thai. Phải mười tháng sau đó, ta mới được ra đời. Lúc mới sinh, ta trông rất khôi ngô, bụ bẫm nên bố mẹ thích lắm. Nhưng mãi đến khi ba tuổi, ta vẫn chẳng biết nói biết cười, chẳng biết đi biết chạy, đặt đâu là ngồi đấy khiến cho cha mẹ hết sức phiền lòng.

Lúc bấy giờ, giặc Ân ở phương Bắc lại đem quân xâm lược nước ta. Thế giặc hùng mạnh khiến nhà vua hết sức lo lắng. Vậy nên ngài đã ra chiếu chỉ cho sứ giả đi khắp cả nước tìm người tài. Khi sứ giả đi ngang qua nhà ta, thì ta đã cất tiếng nói đầu tiên của cuộc đời mình để nhờ mẹ mời sứ giả vào nhà. Sau đó, ta đã nêu ra những yêu cầu của mình cho sứ giả. Và yêu cầu ông ấy chuẩn bị sớm để ta ra trận đánh giặc. Nghe ta nói, sử giả rất vui mừng và đồng ý ngay.

 

Từ sau khi sứ giả rời đi, ta bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Cơm vừa ăn đã no, áo vừa mặc đã sứt chỉ. Người dân trong làng đã góp gạo thổi cơm chung để nuôi ta khôn lớn. Sau khi đã tích lũy đủ năng lượng, ta đứng dậy, vươn vai một cái rồi hóa thành tráng sĩ cao lớn, oai phong lẫm liệt. Đúng lúc ấy, sứ giả cũng mang những món đồ mà ta dặn đến. Mặc áo giáp sắt, cầm gậy sắt, ta cưỡi lên chú ngựa sắt biết phun lửa và lao thẳng về phía địch. Trước sức mạnh như vũ bão của ta, giặc chết như ngả rạ, kéo nhau bỏ chạy tan tác. Thừa thắng xông lên, ta cưỡi ngựa đuổi theo, càn quét hết lũ giặc gian ác. Khi gậy sắt bị gãy, ta liền nhổ một bụi tre ngà mọc ở ven đường, rồi tiếp tục diệt giặc. Sau khi đảm bảo cả đất nước đã sạch bóng quân thù, ta mới dừng lại và tiến về đỉnh núi. Cởi giáp sắt để lại trên mặt đất làm tin cho nhân dân, ta một mình cưỡi ngựa bay về trời.

Sứ mệnh to lớn của mình đã hoàn thành, nên ta vô cùng thanh thản để trở về thiên đình phụng mệnh với Ngọc Hoàng.

Ngoccute
Xem chi tiết
Thiên Yết
15 tháng 3 2018 lúc 21:19

Gợi ý

1. Nội dung:

a)  Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học : ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).

b)  Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết : Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).

2. Tìm câu chuyện ở đâu ?

-   Những câu chuyện em đã được nghe.

-   Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc) .

-   Mở đầu câu chuyện thế nào ?

-   Diễn biến của câu chuyện ra sao ? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật ; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

 
minamoto mimiko
31 tháng 3 2018 lúc 20:34

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là "Câu chuyện bó đũa", ca ngợi về sức manh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

"Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ồng đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.