Ai là vị thần cao quý nhất ở Hi Lạp,cứu bồ
Bài toán cổ Hi Lạp
Ngày xưa trong một ngôi đền ở Hi Lạp có 3 vị thần ngự trị: Thần Thật Thà luôn nói thật; Thần Dối Trá luôn nói dối; Thần Khôn Ngoan lúc nói thật, lúc nói dối. Vì hình dạng giống nhau nên người ta ko nhận biết được 3 vị thần. Một nhà toán học cổ đến thăm và hỏi 3 câu.
Ông hỏi Thần ngồi bên trái: " Ai ngồi cạnh ngài ?"- Thần Thật Thà.
Ông hỏi Thần ngồi giữa: " Ngài là ai ?"- Thần Khôn Ngoan.
Ông hỏi người bên phải: "Ngài ngồi cạnh ai ?"- Thần Dối Trá
Nhà toán học thốt lên: "Tôi đã nhận biết được3 vị thần "
Hỏi nhà toán học đã suy luận ntn để nhận biết được ba vị thần ?
-Thần thật thà chắc chắn không pahir là người ngồi bên trái vì nếu vậy thì ngài sẽ không trả lời là thần ở giữa là thần thật thà bởi vì ông li=uôn nói thật . Ông cũng không phải là người ngồi ở giữa vì nếu vậy thì ngài sẽ không trả lời mình là thần khôn ngoan vì ông luôn nói thật . Nên chắc chắn Thần thật thà sẽ ngồi bên phải
-Vì người bên phải là thần thật thà nên vì ngài luôn nói thật nên thần dối trá sẽ ngồi ở giữa theo câu trả lời của ông
-Cuối cùng người ngồi bên trái là thần Khôn ngoan
Bài toán cổ Hi Lạp
Ngày xưa trong một ngôi đền ở Hi Lạp có 3 vị thần ngự trị: Thần Thật Thà luôn nói thật; Thần Dối Trá luôn nói dối; Thần Khôn Ngoan lúc nói thật, lúc nói dối. Vì hình dạng giống nhau nên người ta ko nhận biết được 3 vị thần. Một nhà toán học cổ đến thăm và hỏi 3 câu.
Ông hỏi Thần ngồi bên trái: " Ai ngồi cạnh ngài ?"- Thần Thật Thà.
Ông hỏi Thần ngồi giữa: " Ngài là ai ?"- Thần Khôn Ngoan.
Ông hỏi người bên phải: "Ngài ngồi cạnh ai ?"- Thần Dối Trá
Nhà toán học thốt lên: "Tôi đã nhận biết được3 vị thần "
Hỏi nhà toán học đã suy luận ntn để nhận biết được ba vị thần ?
Bài tóan cổ Hi Lạp
Ngày xưa trong một ngôi đền ở Hi Lạp có 3 vị thần ngự trị: Thần Thật Thà luôn nói thật; Thần Dối Trá luôn nói dối; Thần Khôn Ngoan lúc nói thật, lúc nói dối. Vì hình dạng giống nhau nên người ta ko nhận biết được 3 vị thần. Một nhà toán học cổ đến thăm và hỏi 3 câu.
Ông hỏi Thần ngồi bên trái: " Ai ngồi cạnh ngài ?"- Thần Thật Thà.
Ông hỏi Thần ngồi giữa: " Ngài là ai ?"- Thần Khôn Ngoan.
Ông hỏi người bên phải: "Ngài ngồi cạnh ai ?"- Thần Dối Trá
Nhà toán học thốt lên: "Tôi đã nhận biết được3 vị thần "
Hỏi nhà toán học đã suy luận ntn để nhận biết được ba vị thần ?
Giả sử ông ngồi bên trái là TT. Nhưng khi ông khác hỏi ông TT rằng người cạnh ông là ai, thì ông trả lời rằng: đó là TT. nên ông này đã nối
dối. =>người ngồi bên trái không phải TT.
Xét TH1: người ngồi bên trái là DT.
DT nói người ngồi giữa là thần TT. Nhưng do thần DT luôn nói dối=>sự thật là người ngồi giữa là KN.=>người bên phải là TT. Nhưng vị TT
này lại nói người cạnh mình là DT(vô lý vì ngồi giữa là KN, TTđã nói dối)
vậy loại TH này.
Nên người ngồi bên trái là KN.
Nếu người ngồi bên phải là TT. suy ra theo lời TT nói. người ngồi giữa là DT. trường hợp này chấp nhận được.
Nếu người ngồi bên phải là DT.suy ra ông ngồi giữa là TT. nhưng ông ngồi giữa lại nói mình là KN=>ông này đã nói dối( vô lý vì TT luôn nói thật.)
Kết luận. thứ tự từ trái sang phải là
KN,DT,TT.
nguyễn huy thắng nòi hay tớ khâm phục
Vị thần cai quản đỉnh Olympus trong thần thoại Hy Lạp là ai?
Là thần Zeus đó bạn !!!!!!!!!!!!!
Thần Zeus (Đấy là tên Hy Lạp, còn tên La Mã là Jupiter)
Những người bạn tốt
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
bài tập đọc có bao nhiêu danh từ riêng ?
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn.
4 danh từ riêng : A-ri-ôn , Hi Lạp , Xi-xin , La Mã
Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...) Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật).
Đọc thầm và làm bài tập: (20 phút)
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
Theo Lưu Anh
Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
1. Nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì:
A. Vì tàu bị bọn cướp biển tấn công
B. Vì ông muốn tìm hiểu về Đại dương.
C. Vì thủy thủ cướp hết tặng vật và đòi giết ông
D. Vì tàu sắp bị chìm
2. Những người bạn tốt được nói trong bài chỉ:
A. A-ri-ôn
B. Đàn cá heo
C. Các thủy thủ trên tàu
D. Vua
3. Các thủy thủ trên tàu là những người:
A. Kính trọng, yêu thương và giúp đỡ A-ri-ôn.
B. Rất yêu quý động vật.
C. Tham lam, độc ác, không có tính người.
D. Biết nghe lời vua
4. Chi tiết: “Ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng” có ý nghĩa:
A. Để ghi lại câu chuyện nổi tiếng của thành phố này.
B. Để ghi lại hình ảnh ngộ nghĩnh của cá heo.
C. Để ghi lại hình ảnh con người săn sóc cá heo.
D. Để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
5. Đọc hai câu dưới đây. Gạch một gạch (─)dưới từ mang nghĩa gốc; gạch hai gạch (═) dưới từ mang nghĩa chuyển:
- Chiếc bàn có 4 chân.
- Bàn chân em rất đẹp.
6. Trong câu “Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. "có các quan hệ từ: A. tuy, nhưng, và.
B. những, và
C. tuy, nhưng
D. mấy, tuy nhưng
7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “thiên nhiên”?
A. Là tất cả những gì do con người tạo ra.
B. Tất cả những gì không do con người tạo ra.
C. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.
D. Là những gì gần gũi với con người.
8. Từ “cổ” trong hai câu sau thuộc loại từ gì: “A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ” ; “Chú gà trống vươn cổ lên gáy một hồi dài” ? (Mức 3 –1 điểm)
A.Từ đồng âm
B. Từ đồng nghĩa
C. Từ nhiều nghĩa
1. C
2. B
3. C
4. D
5.(mình ko gạch chân được nên mình để nó ở in đậm bạn tự gạch chân nha )
Chiếc bàn có 4 chân
Bàn chân em rất đẹp
6.A
7.B
8.A
câu dành cho fan thần thoại hy lạp nè
1.hãy nêu tên con trai của nữ thần biển cả thetis-vị tướng tài ba nhất hy lạp,đã cùng vua menelaus tham gia cuộc chiến thành troy dành lại hoàng hậu helen từ tay paris?
2.hãy cho bt trong cuộc chiến thành troy,những vị thần nào theo bên hy lạp và troy?
Con trai của nữ thần biển cả Thetis là Achilles. Achilles là vị tướng tài ba nhất của Hy Lạp trong cuộc chiến thành Troy. Anh đã chiến đấu cùng vua Menelaus để giành lại hoàng hậu Helen từ tay Paris, con trai của vua Priam xứ Troy.
Trong cuộc chiến thành Troy, các vị thần có sự phân chia bên Hy Lạp và bên Troy như sau:
Bên Hy Lạp:
Athena: Nữ thần trí tuệ và chiến tranh. Hera: Nữ thần hôn nhân và gia đình. Poseidon: Thần biển cả. Hephaestus: Thần của lửa và thợ rèn.Bên Troy:
Aphrodite: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp, đã giúp Paris khi anh ta chọn nàng Helen là người đẹp nhất trong cuộc thi sắc đẹp giữa các vị thần. Apollo: Thần ánh sáng và nghệ thuật, bảo vệ Troy. Artemis: Nữ thần săn bắn, là em gái của Apollo, bảo vệ Troy. Ares: Thần chiến tranh, nhưng trong nhiều tình huống lại thiên về phía Troy.Các vị thần tham gia vào cuộc chiến tranh này với những mục đích và lý do riêng, phản ánh những mâu thuẫn và sự thiên vị trong thần thoại Hy Lạp.
Truyền thuyết cung Bảo Bình
Thời cổ đại, con người rất tôn kính những vị Thần mang nước, bởi nước đã cứu giúp và duy trì sự sống của họ. Theo thần thoại Hy Lạp, Zeus- chúa tể cai trị các vị thần được mệnh danh là “Thần mang nước”, ông phải tạo ra mưa bão để duy trì sự sống của con người và muôn vật. Biểu tượng của “Thần mang nước” chính là chòm sao Bảo Bình.
Trong một thần thoại khác lại viết rằng:
Ở Hy Lạp, có một thời đại con người tàn bạo, chiến tranh, chiếm giết lẫn nhau, khắp nơi toàn là chết chóc. Lúc ấy cán cân công lý của các vị thần không còn có giá trị với họ.
Quá tức giận, Zeus mang nước xuống nhấn chìm, giết chết những con người độc ác, tàn bạo trên trái đất trừ Deucalion và vợ của anh ta là Pyrrha (Trong chuyến đi cuối cùng xuống thăm trái đất, đâu đâu cũng là chém giết, chết chóc, duy nhất có cặp vợ chồng này sống yêu thương nhau trong chiếc lều đơn sơ, không có đủ đồ ăn, thức uống). Từ ấy, Deucalion và vợ là người sống sót duy nhất trong trận càn quét của bão lũ và bắt đầu xây dựng một chủng tộc mới với những con người tài giỏi và nhân hậu.
Rồi sao nx bạn?
Có cần cho mik mượn bộ truyện Thần thoại Hy Lạp đọc thêm không?
Cái này đọc hết rồi
HT
@LeBaoPhuong
Câu 2:
Truyện xưa kể rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần cao quý. Lạc Long Quân thuộc nòi Rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Chàng có sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt... Còn Âu Cơ thuộc giống Tiên, sống ở trên núi thuộc họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Hai người đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi hẹn nhau có việc gì cùng nương tựa giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Mười mấy đời truyền nối vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
a. Chỉ ra chi tiết kì ảo có trong câu chuyện và nêu ý nghĩa.
b. Bằng đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta trong cuộc chiến chống dịch Covid 19, trong đoạn văn có sử dụng từ láy và cụm động từ (gạch chân, chú thích rõ).