Em hiểu viết " bằng lời văn của em " là như thế nào
Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:
a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
b)Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?
c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
d) Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
1) theo em như thế nào là người hạnh phúc ? hãy viết đoạn văn khoảng 3-5 câu để trả lời
2) theo em hiểu như thế nào là gia đình hạnh phúc ?hãy viết đoạn văn khoảng 3-5 câu
3) viết một đoạn văn ngắn bàn luận về nội dung chị ngã em nâng
Người hạnh phúc là người:-vui vẻ,hoặc có nỗi buồn nhung chế ngự được nó,hài lòng về chính mk, bn ạ!
Còn gia đình hạnh phúc là mọi người hòa thuận,vui vẻ,yêu thương nhau!
Bài làm:
Chị ngã -em nâng là câu tục ngữ quen thuộc với chúng ta với chủ đề giúp đỡ chị em trong gia đình,nhưng trong đó ẩn chứa long chắc ẩn,sự giúp cho người thân!(hình như Ly Dương cóp mạng?nếu ko thì tha lỗi hiểu nhầm cho mk nha!)
1 Người hạnh phúc là người thích những điều mình làm
2 GĐ hạnh phúc là GĐ hoà thuận, yêu thương lẫn nhau
3. Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười
hiii
người hạnh phúc là người:
Người hạnh phúc là người phục vụ tốt, đầu tiên là cho mình và sau đó là cho cả thế giới. Hãy luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay: cánh tay thuận để giúp mình, cánh tay không thuận để giúp người khác sau khi đã giúp mình xong xuôi. Khi bạn đủ sức mạnh, bạn sẽ tự khắc lo được cho người mà bạn thương yêu. Những người đau khổ có cuộc đời buồn lắm! Vì những vết thương lòng quá lớn cùng với cuộc sống mưu sinh nên không dễ dàng cho chuyện tình cảm của họ sinh sôi, nảy nở, chứ ai mà chẳng thèm muốn có được tình cảm.
Chúng ta hay mắc kẹt vào những điều nhỏ nhặt, khi đó ta trở nên yếu đuối, mù quáng và đưa ra những quyết định sai lầm (giận quá mất khôn là vậy). Tức giận là cơn lốc xóa đi sự thông minh. Người ta có thể quên đi điều bạn nói nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì không bao giờ nhạt phai.
1 gia đình hạnh phúc là:
Gia đình hạnh phúc có khi ở ngay bên cạnh chúng ta, trong những điều nhỏ nhặt bình dị nhất mà bạn lại cứ tìm kiếm ở nơi xa xôi. Gia đình hạnh phúc có đôi khi là vợ chồng hòa thuận hiếu thảo với cha có mẹ, cùng ngồi bên nhau trong những bữa cơm gia đình ấm áp, cùng chia sẻ những lo toan trong cuộc sống bộn bề.
Gia đình hạnh phúc là không thể nhìn thấy hay cân đo đong đếm nhưng lại là thứ mà bạn có thể tìm thấy và cảm nhận được trong những tháng ngày hai vợ chồng nắm tay nhau qua thử thách của cuộc sống và thời gian.
Gia đình hạnh phúc không chỉ là khi hai người cùng chia sẻ những niềm vui mà còn là khi biết có nửa kia cùng chia sẻ nỗi buồn. Gia đình hạnh phúc là khi bạn khóc có người thấu hiểu, tiếng lòng bạn có người lắng nghe….
nội dung chị ngã em nâng là:
Nghĩa đen của câu tục ngữ là một lời nói giản dị, chân thật, đầy tình cảm. là chị em trong gia đình, nếu không may mắn người chị bị vấp ngã thất bại, gặp khó khăn thì người em phải giúp đỡ người chị đứng dậy. Nói rộng hơn, chị em chỉ đồng bào, người trong một xóm, địa phương….Như vậy câu tục ngữ nhằm nhắc nhở ta phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn,khó khăn.
Bỡi lẽ, là người cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng, có chung một lịch sử, dủ ở miền xui hay miền ngược, đồng bằng hay rừng núi, bất cứ nơi đâu, cũng đều là anh em. Mà anh em trong một gia điình tất nhiên phải thương yêu nhau. Lẽ nào ta lại làm ngơ khi anh em ta gặp chuyện không may? Khi ấy liệu ta có thể sống yên tâm và vui vẻ hạnh phúc được không? Ông bà xưa cũng đã từng dạy : “máu chảy ruột mềm”
Không ai trong xã hội sống lẻ loi được, mà cần pgair có người xung quanh giúp đỡ. Những lúc “tối lửa tắt đèn”, tình làng nghĩa xóm giúp ta được khó khăn. Chính tình cảm tưởng như bình thường ấy lại có sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn gian khó để gượng dậy và vững bước hơn. Tình tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau không những là tình người, tình đồng loại mà còn là cơ sở của tình yêu nước, yêu tổ quốc. đây là một thứ tình cảm không thể thiếu được trong mỗi người chúng ta. Bởi lẽ đó, ông cha ta thường nhắc nhở con cháu:
Lá lành đùm lá rách
Hay:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,
Giúp đỡ nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, không tính toán, vụ lợi mới là nghĩa cử cao đẹp. nhưng cũng không nên giúp người bừa bãi mà ta cần thận trọng quan tâm đến các đối tượng để họ không ỷ lại mà lười biếng lao động….
Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn là nghĩa vụ, bởi việc làm này tạo nên sự đoàn kết , thân ái của những người sống trong xã hội.
Câu tục ngữ thể hiện lối sống giàu tình nặng nghĩa của nhân dân ta trong cuộc sống. lối sống này càng được phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.
Em hiểu thế giới kì diệu của người mẹ là như thế nào? Viết thành một đoạn văn
Bạn tham khảo nha:
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
1 .Đặt câu với các từ phúc lợi , phúc phận , phúc thần.
2 .Em hiểu như thế nào là người có hạnh phúc ? Hãy viết đoạn văn khoảng 3 - 5 câu để trả lời.
3 .Thế nào là gia đình có hạnh phúc ? Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 3 - 5 câu về suy nghĩ của em về điều đó
Viết 1 đoạn văn ngắn: Em hiểu như thế nào là "nhân"
Cho đề bài : 1 ngày Thánh Gióng quay trở về quê nhà và kể lại cho dân làng nghe truyện giúp dân đánh giặc . Em hãy ghi lại lời kể ấy bằng lời văn của em .
a . Em hiểu thế nào là kể bằng lời văn của em ?
b . Hãy tìm ý , lập dàn ý cho đề bài này . Chọn 1 ý trong phần thân bài viết hoàn chỉnh 1 đoạn văn .
Qua 2 văn bản nhật dụng “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi ”, em hiểu nhà trường là một thế giới kì diệu như thế nào ? Hãy viết một đoạn văn trình bày điều em hiểu đó .
Em tham khảo:
Trong văn bản " Cổng trường mở ra" của tác giả Lí Lan, em thấy vai trò của nhà trường rất quan trọng đối với mỗi con người. Chẳng ai sinh ra mà đã biết tính toán, biết mọi thứ, lối sống làm người. Nhà trường là nơi rất kì diệu. Mỗi người bước vào rồi lại bước ra từ cánh cổng sẽ mang trong mình bao tri thức, bao kỉ niệm và kể cả tình cảm thầy cô, bạn bè. Nhà trường không phải thứ gì ấy xa lạ mà là ngôi nhà thứ 2 thật ấm áp và có biết bao tình bạn, thầy thầy trò đep. Nhà trường không phải thế giới sẽ có những ông tiên, bà tiên cầm đũa thần mà đó là nơi giáo dục ta nên người. Gia đình giúp ta cảm nhận được tình cảm cha mẹ dành cho con cái, còn nhà trường mang đến sự thành công, giúp ta lưu giữ bao kỉ niệm đẹp. Qua đó, thể hiện tình cảm của nhà trường, thầy cô, bạn bè dành cho chúng ta.
bạn tham khảo bài làm của tui:
đã 7 năm bước qua cánh cổng trường em có rất nhiều ấn tượng về thế giới kì diệu đó.Thế giới đó thật sự bao là ,rộng lớn không đếm được bao dấu chân người đi qua ,bao nhiêu ước mơ thành sự thực.Ko bao giờ và mãi mãi không thể nào kể hết những sự kì diệu ,thiêng liêng của nó.Nào là những kiến thức giúp ta trở thành những ng có ích cho đất nước ,có địa vị,chỗ đứng .Thêm vào đó phải có tình thày trò là những tình cảm ko bao giờ phai .Quả thật tình thày trò thật đáng quý ,làm sáng ngời cả những thế hệ trẻ.Có kiến thức thôi chưa đủ phải biết ứng nhân xử thế biết phán xét những chuyện hệ trọng,luôn theo lẽ đúng và lên án những hành vi sai trái .Đồng thời ta còn đc tham gia các hoạt động thể dục thể thao để cải thện sức khỏe,những kĩ năng cần thiết cho bản thân.Qua đó ,cho ta biết khái niệm vui,buồn trong cuộc sống.Vui khi đc nhận những lời khen từ thày cô đã làm phát triển về tư duy ,suy nghĩ,hành động.Buồn khi phải chuyển cấp xa những ng mà ta coi là thân thiết nhất.Thế giới kì diệu thật tuyệt vời làm sao,mãi mãi trong đời ng ko ai có thể quên đc những điều lớn lao ấy !
đoạn văn mình tự nghĩ đấy ,tick cho mình nhé
Ca dao có câu: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Em hiểu như thế nào về lời dạy của người xưa? (Viết đoạn văn 200 chữ)
Từ thời thơ bé, em đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, em đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Em cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời từ mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn “như núi Thái Sơn” nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng và không bao giờ vơi cạn “như nước trong nguồn chảy ra”.
Sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu, nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.
Công cha to lớn vô cùng. Cha mẹ là người đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn; may áo quần cho con mặc; nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa-mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: “Ba tháng biết lầy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.
Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, hùng vĩ trùng điệp được so sánh với công lao to lớn của cha. Nước từ nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn ví như dòng sữa ngọt ngào, như tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con yêu.
Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha, nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng, hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải biết chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là thể hiện lòng hiếu thảo, một nét đẹp truyền thống.
Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp khi con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, tục ngữ: “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế, đạo lí dân tộc ta đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.
Câu ca dao trên đã nêu lên một bài học thấm thía cho mỗi người con trong gia đình Việt Nam ta. Nó còn gián tiếp chê trách phê phán kẻ bất hiếu. Nó đã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, trở thành tiêu chuẩn đạo đức con người.