Các bạn ơi cho mình hỏi câu này nhé , tại sao Thánh Gióng đòi ngựa sắt ,áo giáp sắt , roi sắt mà không đòi luôn một cái ... khố sắt !!!
Các bạn cho mình hỏi
Vì sao Thánh Gióng lại đòi con ngựa sắt, cái roi sắt, áo giáp sắt.
giúp mình với
Vì Thánh Gióng muốn có được vũ khí tốt nhất để đánh giặc
nhưng thánh gióng chắc là mới level 1 thui chưa có trang bị Trời cho nên phải nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài
vs cả á , khi thánh gióng đã lập đc công òi thì ko cần mấy cái trang bị cấp thấp nữa , Trời đã cho sang level 2 nên đc trang bị cao hơn
tuy nhiên vẫn chưa có ngựa nên vẫn lấy con ngựa cũ để sử dụng
Theo mik nghĩ Thánh Gióng cần những vật đó để làm vũ khí giúp người đánh giặc tốt hơn
Câu 8. Tìm các chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng
A. Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc
B. Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng
C. Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc
D. Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ
E. Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời
G. Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con
H. Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương
Các bạn cho mình hỏi nhé!
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là đòi đánh giặc
b)Gióng đòi ngựa sắt, roi, sắt, giáp sắt để đánh giặc.
c)Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cạu bé
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ
đ)Gậy sắt gãy Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
Giúp mình nha, các bạn trả lời rồi mình tích cho
a) Đó là tiếng nói của lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quôc khi Tổ quốc lâm nguy. Câu đầu tiên đó là kết tinh của truyền thống, của tinh thần yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
b) Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Vũ khí của người anh hùng Thánh Gióng là quan trọng nhưng đế làm nên thành công ấy phải kề đến sự góp công sức của nhân dân (cụ thể ở đây là nhân dân làng Gióng).
c) Qua chi tiết cho thấy, nhân dân đã bồi đắp và tạo dựng nên người anh hùng. Người anh hùng Thánh Gióng có những phẩm chất, tài năng và công trạng phi thường cũng là nhờ vào nhân dân.
d) Qua chi tiết cho thấy, sức mạnh cuộc kháng chiến chống lại quân thù của nhân dân ta đã lớn mạnh, ở đây, yếu tố thần thánh hóa đã được đưa vào để diễn tả ý nghĩa đó.
e) Đây rõ ràng là chi tiết hoang đường dạy màu sắc kì ảo nhưng lại chứa đựng một hàm nghĩa sâu xa. Nhân dân ta mong ước hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng bất tử cùng thời gian. Qua đó, tác giả dân gian cũng thể hiện được sự trong sáng, vô tư vì nước vì dân của Thánh Gióng. Thánh Gióng cùng ngựa sắt về Trời như tấm gương sáng không thể lu mờ cùng thời gian.
Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
Mình trả lời òi like nhé
Tớ chỉ biết câu và b thôi, câu a: Gióng sinh ra để đi đánh giặc cứu nước lúc lâm nguy, bảo vệ non sông.Câu b: Gióng đòi đồ sắt để đi đánh giặc vì thời đó đồ sắt là hiện đại nhất
theo em , các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào ?
a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc .
b. Gióng đòi ngựa sắt , roi sắt , giáp sắt để đánh giặc .
c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d. Gióng lớn nhanh như thổi , vươn vai thành tráng sĩ.
đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
giúp mình nhé, ai đúng mình tick.
Khẳng định Thánh Gióng là anh hùng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm
Khẳng định Gióng là một người anh hùng dân tộc , sinh ra là để đánh giặc giúp nước , sinh ra một cách khác thường , kì lạ
Ý nghĩa của các chi tiết:
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc:
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng; ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên.
- Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng ba năm không nói, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.
b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc:
Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm, cà lại phải đưa cả thành tựu văn hóa, kĩ thuật là vũ khí (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
- Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
Gióng lớn nhanh như thổi để đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:
Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí, mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc được.
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:
- Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Bay lên trời. Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.
- Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
tìm cụm danh từ trong câu sau "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này"
Nhờ các bạn nêu ra luôn nhé !
Cảm ơn các bạn nhiều lắm !
Cụm danh từ:
Một con ngựa sắt
Một cái roi sắt
Một tấm áo giáp sắt
Lũ giặc
- một con ngựa sắt
-một cái roi sắt
-một tấm áo giáp sắt
-lũ giặc
Cụm danh từ:
Một con ngựa sắt
Một cái roi sắt
Một tấm áo giáp sắt
Lũ giặc
Các chi tiết nêu ra trong SGK, tr.22, 23 có ý nghĩa như thế nào?
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc
b)Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc
c)Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d)Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
đ)Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:
e)Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:
a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.
+ Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già
b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc
c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân
d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước
đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc
e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.
theo em,các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào:
a.tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc
b.gióng đòi ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc
mik đang soạn bài văn thánh gióng lớp 6 mong các bn giúp đỡ,olm đừng xóa của em nha!!!
sao olm toàn khóa câu tl của e là sao HẢ
c là đúng đó. bạn đánh toàn câu sai thui
2. Viết đoạn văn khoảng 7 đến 8 câu nêu cảm nhận về chi tiết gióng đòi roi sắt, ngựa sát và áo giấp sắt.
Ai đã học bài đọc thánh gióng trong sách giáo khoa lớp sáu thì trả lời câu hỏi
-Theo em các chi tiết sau trong bài có ý nghĩa như thế nào
A Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi giặc
B Gióng đòi ngựa sắt roi sắt gioi sắt để đánh giặc
CÂU TRẢ LỜI ĐẦY ĐỦ THÌ MỚI TK
a, Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc có ý nghĩa là :
- Biểu lộ lòng yêu nước sâu sắc và niềm tin chiến thắng .
- Giong đại diện cho ý thức giữ nước của nhân dân .
b,Vũ khí đánh giặc không chỉ có vũ khí hiện đại mà còn là vũ khí thô sơ trong cuộc sống sinh hoạt , lao động của nhân dân.
Nhớ tích cho m nha
A:Chi tiết này nói lên rằng Giong là 1 cậu bé yêu nước
mk chỉ làm dc vậy thôi, thông cảm nhoa
chúc hok giỏi