LLàm giúp mình 3.1 đến 3.5
có bao nhiêu bội của 4 từ 32 đến 250. Các bạn giúp mình nhé. mai mình nộp cô rồi. Các bạn ghi cách làm đầy đủ ra giúp mình nhé.
Bội của 4 từ 32 đến 250 là: 32; 36; 40; ...; 250
Số bội của 4 từ 32 đến 250 là: ( 250 - 32 ) : 4 + 1 = 56
mình không chắc lắm nhưng bạn k cho mình nha mình trả lời đầu tiên nè
mình chưa học đến nên chưa biết, các bạn giúp mình phân tích " phân số " là gì nhé!
ủa phân số lớp 3 học r mà ta
phân số lớp 3 học r mà bn
Phân số có : Tử số:Số ở trên dấu gạch ngang
Mẫu số:Số ở dưới dấu gạch ngang
Ta có thể biểu diễn một số tự nhiên dưới dạng phân só có mẫu số là 1
Trong nhiều trường hợp ta cần sử dụng đến phân số
CHÚC EM HIỂU BÀI HOK TỐT
Tả cây bàng ở trường của bạn .
Mình cần gấp đến 4 giờ là mình phải nộp rồi !!!
Mong các bạn giúp mình !!!!!!!!!!!!!
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ nhìn ra của sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đêu cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu. Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa.
Quả bàng xanh, quả bàng chín..... lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.
Bài làm
Trong sân trường của em có rất nhiều loại cây nhưng em yêu thích đó chính là cây bàng ở gần cửa lớp em.
Ngay ở trước cửa phòng của em có một cây bàng đã lớn lắm rồi. Gốc cây bàng em ôm khôn xuể và rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như nhữn con rắn hổ mang và có những rễ và có những rễ to nổi nổi lên trên mặt đất. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu xám có rất nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác đó chính là nó được chia thành nhiều tán, phân thành từng tầng. Lá cây bàng có hình bầu dục có màu xanh mát che kín không cho ánh nắng lọt xuống sân trường. Mùa hè chúng em rất thích chui vào trong tán cây để tránh nắng và chơi đùa ở dưới đó.
Mùa hè lá cây bàng xanh tốt, còn mùa thu thì lá chuyển sang màu đỏ, mỗi khi có gì thổi nhẹ những chiếc lá nhẹ lại lìa cành để lại những cành cây trụi lá trông rất đáng thương. Mùa đông giá rét qua đi qua mùa xuân lại đến cây bàng lại khoác lên mình chiếc áo xanh non vô cùng mơn mởn, hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi, e ấp sau những kẽ lá, những quả bàng màu xanh lục hình tròn lủng lẳng trên cành cây. Chúng em thường quây quần trên gốc bàng để chơi và hái những quả bàng chín để ăn. Trên những tán cây các chú chim đua nhau hót líu lo trông thật vui mắt.
Em rất quý cây bàng của trường em vì nó chính là những kỷ niệm mà chúng em đã gắn bó với nhau trong những năm tháng tuổi thơ.
Bài văn miêu tả cây bàng trong sân trường hay nhất
Bài làm 2:
Trong trường em học tập có rất nhiều loại cây khác nhau như cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng em thích nhất là cây bàng bởi nó có tán rất rộng mà và quả rất đẹp.
Cây bàng được trồng trong sân trường em , nó được chăm sóc rất chu đáo, mỗi tuần đều có các lớp lao động lao động tranh thủ tưới cho nó. Từ lúc nó mới được trồng đến bây giờ đều được chúng em chăm sóc rất chu đáo. Hình ảnh của cây bàng trong tưởng tượng luôn xuất hiện trước mặt em, bởi nó mang sáng dấp của loài cây thân gỗ cao, có màu nâu và lá xanh mượt. Lá của cây bàng rất to và xanh mướt, mỗi khi học thể dục nóng thì chúng em thường nhạt lá vàng rụng để quạt cho mát. Tán cây bàng rộng và tròn giống như chiếc ô to lớn đang che chở cho chúng em. Cây bàng còn có quả màu xanh và khi chín thì nó có màu chín vàng ăn rất ngon miệng.
Lá của cây bàng to bằng bàn tay, mỗ lá đều có các gân ở giữa và được xếp dày đặt trên cây, cành của nó có màu nâu đặc trưng của cây bàng đó có rất nhiều tán. Quả bàng xanh vào mùa hè và đến mùa thu quả bàng chín vàng. Màu thu cây bàng bắt đầu rụng lá cho đến màu đông thì chỉ còn trơ trụi lại cành. Đến mùa xuân thì cây bàng như được thay một chiếc áo mới bởi những chiếc lá xanh non mơn mởn. Hình ảnh của nó hiện lên thật gần gũi biết bao nhiêu.
Em rất yêu cây bàng của trường em, cây bàng sẽ in sâu trong tâm trí em.
LÚc 7 giờ xe 1 đi từ A với vận tốc đi 36 km/giờ .đến 9 giờ xe 2 cũng đi từ A với vận tốc 60km/giờ và đi cùng chiều với xe 1 .hỏi đến mấy giờ thì xe 2 đuổi kịp xe1
Giúp mình đi
Cảm ơn nhé
CÁC bạn ơi giúp mình bài này đi
Tớ xin cảm ơn bạn giúp tớ
Thời gian xe 1 đi trước xe 2 là:
9 - 7 = 2 giờ
Quãng đường cách nhau là:
36 x 2 = 72 km
Mỗi giờ xe 2 đi nhanh hơn xe 1 là:
60 - 36 = 24 km/h
Thời gian xe 2 đuổi kịp xe 1 là:
72 : 24 = 3 giờ
Mọi người giúp mình làm từ bài 35 đến bài 40(Toán 7 tập 1/SGK 22-23) ạ.
Các bạn giúp mình với!!! Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 9 câu về công cha nghĩa mẹ.
pài nài mk ms lm nè nhưng mừ là cảm nghĩ zề ca dao về tình cảm gđ cơ
Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người. Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng. Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình. Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con. Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con: Một lòng thờ mẹ kính cha,Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.
Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.Cha mẹ hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ người cho chúng ta sinh mệnh, người nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi. Quả đúng như câu tục ngữ của ông cha ta.Cha mẹ là người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, không gì đong đếm được. Không có cha mẹ thì cũng không có con cái. Bất cứ một ai trên đời này, anh hùng hay vĩ nhân, người xấu hay kẻ ác nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của chính mình. Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời, chúng ta chính là những phần máu thịt của cha mẹ. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng, chúng ta phải hiểu cho nỗi lòng, công ơn, sự trả giá mà cha mẹ đã làm cho chúng ta.Cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta từ khi mới chào đời, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, lúc chúng ta có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình. Mẹ cho ta dòng sữa ngọt lành. Cha cho ta sinh mệnh. Cha mẹ luôn cố gắng để chúng ta có thể khôn lớn một cách khỏe mạnh, an toàn, không lo lắng gì. Chúng ta từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết nói, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết suy nghĩ rồi đến lúc biết tự đi trên dôi chân của mình, tự mình làm cha mẹ là một chặng đường dài biết bao. Lúc chúng ta lớn dần lên, dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho chúng ta tất cả tâm huyết và sức lực của mình.Chúng ta luôn phải nhớ lời của cha ông: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức con người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.
1 người đi bộ được quãng đường dài từ p đến q là 14,85km.với vận tốc 4,5 km/giờ.người đó đến q lúc 12h.hỏi đi từ p lúc mấy giờ ?
giúp mình với nha !
người đó đi mất số thời gian là 14,85/4,5=3,3 giờ
đổi 3,3 giờ = 3 giờ 18 phút
người đó đi lúc 12 giờ - 3 giờ 18 phút= 9 giờ 42 phút
Thời gian người đó đi đến q là
14,85 : 4,5 = 3,3 giờ = 3 giờ 18 phút
Người đi tứ p lúc số giờ là
12 giờ - 3 giờ 18 phút = 8 giờ 42 phút
Ủng hộ mk nha !!! ^_^
Mất số thời gian người đó đi là:
14,85 : 4,5 = 3,3( giờ )
Đổi: 3,3 giờ = 3 giờ 18 phút
Số giờ người đó đi lúc:
12 giờ - 3 giờ 18 phút = 9 giờ 42 phút
Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 50km/h. Đến B người đó nghỉ 15 phút rồi quay về A với vận tốc 40km/h. Biết thời gian tổng cộng hết 2 giờ 30 phút. Tính quãng đường AB.
GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH ĐI HỌC RỒI
15 phút = 1/4 giờ , 2 giờ 30 phút = 5/2 giờ
Gọi độ dài quãng đường AB là x (km) (x > 0)
Ta có: \(\frac{x}{50}+\frac{1}{4}+\frac{x}{40}=\frac{5}{2}\)
\(\Leftrightarrow\frac{4x+50+5x}{200}=\frac{500}{200}\)
\(\Leftrightarrow4x+50+5x=500\Leftrightarrow9x=450\Leftrightarrow x=50\) (thỏa mãn)
Vậy quãng đường AB dài 50 km.
VIết đoạn văn từ 5 đến 7 câu có sử dụng các biên pháp tu tù đã học và 1 từ tượng hình , 1 từ tượng thanh ( giúp mình với , mình phải kiểm tra gấp )
Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối xả ,râm ran
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,
***Good luck ~ MDia