những điểm mạnh điểm yếu cơ hội thách thức về nông lâm kết hợp vùng đồng bằng bắc bộ giả pháp của vùng
Phân tích việc khai thác thế mạnh về cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ
Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đã tạo điều kiện khai thác thế mạnh về các nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn theo không gian, nhằm mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt (kinh tế, xã hội, môi trường), góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ.
- Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
+ Diện tích rừng toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.
+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng). Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
- Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển.
+ Vùng đồi núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (do có nhiều đồng cỏ). Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn ưâu cả nứđc), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị; chè ở Tây Nghệ An).
+ Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh là tương đối lớn, còn các đồng bằng khác nhỏ hẹp Phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.
- Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Do giáp biển nên tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển.
+ Bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
+ Diện tích rừng toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.
+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng). Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
- Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển.
+ Vùng đồi núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (do có nhiều đồng cỏ). Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn ưâu cả nứđc), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị; chè ở Tây Nghệ An).
+ Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh là tương đối lớn, còn các đồng bằng khác nhỏ hẹp Phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.
- Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Do giáp biển nên tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển.
+ Bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
1) Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ?
2) Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
3) Dựa vào bảng 18.1, hãy vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1. Giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc (tỉ đồng)
hk có copy bảng dc :<
Tham khảo
Câu 1:
Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:
- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).
+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.
+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…
⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà: nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).
Câu 2:
Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…
- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.
Câu 3
* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002,
- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.
+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.
+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.
⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.
Phân tích các thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và ảnh hưởng của chúng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của của vùng Bắc Trung Bộ ?
Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp sẽ góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:
- Về kinh tế:
+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, hoàn thiện và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế.
- Về xã hội:
+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
+ Góp phần định canh, định cư cho các dân tộc thiểu số và hạn cho được việc tàn phá rừng.
- Về môi trường:
+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển vốn rừng, giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn các nguồn tiền quý hiếm, điều hoà chế độ nước của các sông, hạn chế tác hại của lũ.
+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chặn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.
Trình bày thế mạnh và tình hình phát triển lâm nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. Nêu những giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững của vùng ?
* Thế mạnh :
- Tài nguyên lâm nghiệp đứng thứ hai cả nước sau Tây Nguyên
- Độ che phủ rừng lớn, rừng có nhiều gỗ quý, lâm sản, chim, thú có giá trị,
* Tình hình phát triển
- Có nhiều lâm trường khai thác, tu bổ và trồng rừng
- Có nhiều cơ sở chế biến lâm sản : Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh
* Những giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững :
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
- Trồng rừng, tu bổ và bảo vệ rừng được coi là giải pháp cấp bách
- Phát triển rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển)
Tại sao nói vùng Bắc Trung Bộ đã khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng ?
Bắc Trung Bộ đã khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng vì
- Bắc Trung Bộ có thế mạnh để phát triển nông nghiệp ở trung du, đồng bằng và vùng đã khai thác các thế mạnh đó
- Khai thác thế mạnh chăn nuôi đại gia súc ở vùng đồi trước núi
- Khai thác thế mạnh trồng cây công nghiệp ở vùng trung du
- Khai thác thế mạnh trồng cây hàng năm ở vùng đồng bằng
- Hình thành các vùng lúa thâm canh ở đồng bằng
Kể tên các sản phẩm cây trồng là thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ.Mô hình sản xuất nông lâm kết hợp có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?
Nêu ý nghĩa của việc hình thành các vùng nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp ở Bắc Trung Bộ.
- Phát huy thế mạnh sẵn có, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là ở miền núi khó khăn.
- Bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên lai như: chắn gió, bão, hạn chế lũ lụt, ngăn cát bay, cát chảy lấn chiếm làng mạc, đồng ruộng,...
Đâu không đúng về ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Tạo nên một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng.
B. Cơ sở để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
C. Tạo điều kiện giao lưu kinh tế với nước Lào.
D. Khai thác thế mạnh sẵn có về nông – lâm – ngư.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/156, địa lí 12 cơ bản.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long) và kiến thức đã học, hãy:
a) So sánh sự khác nhau về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long
b) Giải thích vì sao khu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP?
a) So sánh sự khác nhau trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
-Tỉ trọng nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ khu tỉ trọng nhỏ nhất (6,2%) và nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (42,8%)
-Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất (65,1%), lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (24,2%)
-Tỉ trọng dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (28,7% so với 33,0%)
-Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; còn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản
b) hu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển rộng, giàu tiềm năng; biển ấm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển; có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan); lại ít khi có bão xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động khai thác hải sản
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận xích đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp
-Có diện tích rừng ngập mặn lớn, ngoài ra còn có rừng tràm
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và năng động trong cơ chế thị trường
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản khá phát triển
-Chính sách khuyến khích phát triển nông - lâm - thuỷ sản
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước)