Những câu hỏi liên quan
thư lê
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ý
Xem chi tiết
ERROR
10 tháng 5 2022 lúc 15:14

refer

ý đầu:https://luathoangphi.vn/duong-loi-khang-chien-chong-phap-cua-dang-ta-la-gi/

ý sau:=> Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc rất đúng đắn và sáng tạo, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Đường lối đó là ngọn cờ dẫn dắt và là động lực chính trị tinh thần đưa quân và dân ta tiến lên chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược.

Bình luận (1)
ERROR?
10 tháng 5 2022 lúc 16:55

refer

ý đầu:https://luathoangphi.vn/duong-loi-khang-chien-chong-phap-cua-dang-ta-la-gi/

ý sau:=> Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc rất đúng đắn và sáng tạo, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Đường lối đó là ngọn cờ dẫn dắt và là động lực chính trị tinh thần đưa quân và dân ta tiến lên chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược.

Bình luận (0)
Hồ_Maii
Xem chi tiết
Long Sơn
5 tháng 4 2022 lúc 20:00

Các đường lối để kháng chiến chống Pháp: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Được cụ thể hóa bằng (Tham khảo)

Các văn bản: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947).

Ta phải chiến đấu lâu dài vì: So sánh tương quan lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa.

 

Bình luận (1)
kodo sinichi
5 tháng 4 2022 lúc 21:35

refer

 

Các đường lối để kháng chiến chống Pháp: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Được cụ thể hóa bằng (Tham khảo)

Các văn bản: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947).

Ta phải chiến đấu lâu dài vì: So sánh tương quan lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa.

Bình luận (0)
Muran Teaskill
6 tháng 4 2022 lúc 4:49

Các đường lối để kháng chiến chống Pháp: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Được cụ thể hóa bằng (Tham khảo)

Các văn bản: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947).

Ta phải chiến đấu lâu dài vì: So sánh tương quan lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 7 2017 lúc 5:21

Đáp án: D

Giải thích:

Sgk-trang 104

Bình luận (0)
Mai Thị Xuân Bình
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:06

-Đường lối  kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện ở những văn kiện sau :

Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946, vạch rõ mục đích, tính chất, phương châm cơ bản và chương trình của kháng chiến.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946, Văn kiện này đã vạch rõ tư tưởng cơ bản về chiến tranh nhân dân, và niềm tin tất thắng đối với kháng chiến.

Cuốn “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh, viết vào tháng 9-1947, nhằm giải thích rõ đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    -Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp là : Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cách sinh và tranh sự sự ủng hộ quốc tế 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Đức Nhân
Xem chi tiết
Vũ Trịnh Hoài Nam
3 tháng 3 2016 lúc 16:13

 1.Sự hình thành đường lối kháng chiến.

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, đảng ta mà đứng đầu là chủ tich Hồ Chí Mimh đã vạch ra đường lối kháng chiến để chỉ đạo mọi mặt kháng chiến của quân và dân ta. đường lối đó được xuất phát từ những văn kiện chính sau đây:

-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) -Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ trung ương đảng (22/12/1946).

 -Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh 1947. Từ những văn kiên ấy dần dần hình thành đường lối kháng chiến của ta. đường lối đó là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, và tự lực cánh sinh. đường lối này đã thể hiện tính chất của cuộc kháng chiến của nhân ta là:

-Cuộc kháng của ta là một cuộc chiến tranh cách mạng chính nghĩa, chống lại một cuộc chến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp.

 -Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm mục đích: Giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân.

-Trong cuộc kháng chiến này, dân tộc việt Nam vừa đấu tranh để tự cứu mình, vừa đấu tranh cho hòa bình thế giới.Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam do đó còn là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, vì dân chủ hòa bình.

2.Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.

*Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc không phân biệt già trẻ, trai gái, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài. Sở dĩ như vậy là vì:Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì lợi ích toàn dân nên phải do toàn dân tiến hành

*Kháng chiến toàn diện: Là kháng chiến trên tất cả các mặt:Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…..Vì thực tiển giặc Pháp không những đánh ta về quân sự mà con phá ta cả về kinh tế, chính trị, văn hóa…Cho nên ta không những kháng chiến chống Pháp trên mặt trận quân sự mà phải kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt. đồng thời kháng chiến toàn diện còn để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

*Kháng chiến trường kỳ (nghĩa là đánh lâu dài): đây là một chủ trương vô cùng sáng suốt của đảng ta, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào hoàn cảnh nước ta.Ta yếu địch mạnh nên phải đánh lâu dài để chuyển hóa lực lượng.

*Tự lực cánh sinh: Chủ yếu là dựa vào sức mình là chính (sức mạnh của nhân dân) không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Muốn đánh lâu dài thì phải dựa vào sức mình là chính.

* Ý nghĩa và tác dụng của đường lối kháng chiến chống Pháp

 -Toàn bộ đường lối kháng chiến thấm nhuần tư tưởng chiến tranh mhân dân sâu sắc. Nó chứng tỏ cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, nên được nhân dân ủng hộ.  

-Đường lối kháng chiến có tác dụng dộng viên, dẫn dắt nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù phải trải qua nhiều hy sinh gian khổ nhưng nhất định sẽ giành thắng lợi.

 

Bình luận (0)
Văn Nhi
Xem chi tiết
gấu béo
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 1 2017 lúc 16:10

- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân: Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo... Mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ. Góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, huy động toàn thể dân tộc tham gia kháng chiến, cung cấp sức người, sức cửa phục vụ kháng chiến thì nhất định sẽ thành công.

Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... Bởi lẽ, Pháp đánh Việt Nam không chỉ về mặt quân sự mà còn đánh trên nhiều lĩnh vực: chúng phá hoại kinh tế của ta, làm cho ta suy yếu về chính trị, thực hiện chính sách ngu dân, tìm cách cô lập ta với quốc tế... Mặt khác, ta vừa phải thực hiện kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng chế độ mới.

Kháng chiến trường kỳ: kháng chiến lâu dài, vì trên thực tế khi so sánh tương quan lực lượng, Pháp mạnh hơn ta rất nhiều, đó là một quân đội nhà nghề, có trang bị vũ khí hiện đại, lại có sự hậu thuẫn của các nước đế quốc. Âm mưu của Pháp là “đánh nhanh thắng nhanh” để kết thúc chiến tranh. Còn Việt Nam, quân đội mới được thành lập, còn non trẻ, vũ khí thô sơ. Nên buộc ta phải vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, nên ta phải tiến hành kháng chiến lâu dài, đợi đến khi mạnh hơn Pháp mới đánh bại được chúng.

- Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: nghĩa là, lấy sức người, sức của của toàn dân tộc để phục vụ kháng chiến, phát huy tiềm năng vốn có của cả dân tộc. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhưng không được ỷ lại, phụ thuộc vào sự giúp đỡ đó.

- Lấy sức ta mà giải phóng cho ta” là quan điểm xuyên suốt tiến trình cách mạng của nhân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là con đường duy nhất để tăng cường sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.

Bình luận (0)