Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Minh Thu
28 tháng 9 2016 lúc 12:03

Đọc giọng chậm nhẹ nhành tùy từng bài, từng câu từng chữ đều mang chứa những ý nghĩa phê phán hoặc tốt đẹp gửi đến mọi người xung quanh

Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Khánh Linh
14 tháng 9 2016 lúc 14:38

Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:

+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.

+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.

Thế giới của tôi gọi tắt...
14 tháng 9 2016 lúc 5:11

bài ca dao nào vậy bn , ghi rõ hơn tí đi

Duong Thi Nhuong
19 tháng 9 2016 lúc 10:08

Hướng dẫn soạn bài Những câu hát châm biếmĐây

Quỳnh như Đặng thị
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
16 tháng 9 2016 lúc 20:43

Từ những hiểu biết ban đầu về ca dao và cách đọc hiểu ca dao? Viết theo gợi ý sau

- Về nội dung , nghệ thuật:

+ Ca dao là những bài ca của người dan lao động thể hiện tam tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

-Về cách đọc hiểu ca dao

+Trước hết, cần xác định bài ca dao là lời của ai ? (nhân vật trữ tình - người cất lên tiếng nói chất chứa tâm tư , tình cảm )

+Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao.

+Yêu ca dao, dân ca Việt Nam.

+Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm

 

Đào Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
cô của đơn
7 tháng 9 2018 lúc 20:51

bài ca dao nào?

Đào Trần Tuấn Anh
7 tháng 9 2018 lúc 20:52

À mình bt trả lời rùi ai tham khảo thì tham khảo

Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

 Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật:  lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

bùi việt anh
7 tháng 9 2018 lúc 20:52

+ca dao thường là thể thơ lục bát

+đều nói về tình cả quê hương ,gia đình ,nói về nỗi khổ của con người việt nam

Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
27 tháng 8 2016 lúc 14:47

Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca: Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

Trần Lê Hữu Vinh
11 tháng 9 2016 lúc 14:31

Ca dao  là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc

 

Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ. Ngoài ra, ca dao còn:Chứa đựng tiếng cười trào phúng
Trần Lê Hữu Vinh
12 tháng 9 2016 lúc 18:40

 Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn bằng thơ lục bát, giàu vần điệu, hình ảnh, ngắn gọn xinh xắn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và biểu hiện tâm tư, tình cảm của họ trong dòng chảy thời gian và lịch sử. Trước đây ca dao được truyền miệng, ngày nay ca dao đã được sưu tầm, nghiên cứu trong nhiều công trình có giá trị.

 Dân ca là những bài hát dân gian có làn điệu in đậm sắc thái từng miền quê. Nó thể hiện niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ và hi vọng… của nhân dân, của người lao động trong cuộc đời.

đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Di Lam
23 tháng 9 2016 lúc 9:15

Những bài ca dao này nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung và những tầng lớp bị trị nói riêng.

Tìm thêm: 

_Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phảm rửa chân.

_ Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

_Thân em như đoá hoa rơi

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.

_Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

_Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

 

Phan Thùy Linh
23 tháng 9 2016 lúc 7:14
- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:- Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày- Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa- Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu- Thân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày- Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nguyễn Diệu
24 tháng 9 2017 lúc 9:34

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu


Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu

Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Những bài ca dao có mở bằng từ"thân em"

Vi Hằng
Xem chi tiết
Lương Đạt
Xem chi tiết
Long Tran
3 tháng 1 2022 lúc 15:33

"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.

Nguyễn Bá Mạnh Hiếu
Xem chi tiết

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bá Mạnh Hiếu
20 tháng 9 2021 lúc 21:06

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

Khách vãng lai đã xóa
Green sea lit named Wang...
20 tháng 9 2021 lúc 22:23

vì câu trả lời đang đợi được duyệt

Khách vãng lai đã xóa