Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
wary reus
Xem chi tiết
Duy Hùng Cute
19 tháng 8 2016 lúc 8:04

Truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh) là tác phẩm quá quen thuộc trong chương trình Ngữ văn. Nhưng đa số các em học sinh chưa hiểu về nguồn gốc cái tên này.

Ngày xưa Nguyễn Du đặt tên tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ông không hề biết đến cái tên Truyện Kiều như ngày nay chúng ta gọi.

Vậy tên gọi Đoạn trường tân thanh nghĩa là gì?

Đoạn : đứt

Trường : ruột

Tân: mới

Thanh: âm thanh, tiếng kêu

->> tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột

Đó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề. Vậy vì sao lại gọi là tiếng kêu mới? tiếng kêu cũ là gì?

Tên gọi Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc

Điển cố 1: có ông họ Trương ở Phúc Kiến vào rừng bắt được mấy con vượn con mang về nhà. Vượn mẹ đi kiếm mồi về thấy mất con nên đi tìm. Ông họ trương muốn bắt vượn mẹ nên mang vượn con ra đánh để chúng kêu khóc, mục đích để dụ vượn mẹ về.Vượn mẹ theo tiếng kêu gào của lũ con nên tìm đến, nhiều lần nhao vào cứu con nhưng không được. Ngày thứ 3 ông tiếp tục đánh lũ vượn con, vượn mẹ leo trên cây caonhinf xuống nhưng không làm gì được. nó kêu lên 1 tiếng thê thảm rồi chết.Ông mang xác vuộn mẹ về, mổ bụng ra xem thì thấy ruột đứt ra từng đoạn một.Vượn mẹ vì thương con mà đứt ruột chết. Câu chuyện nêu bật nỗi đau đứt ruột  khi chứng kiến đàn con bị hành hạ, đánh đập.

Điển cố 2: Vua Đường vũ Tông có người cung nữ tên Mạnh Tài Nhân hát hay múa giỏi. Cô gái này hay múa hát cho vua xem, được vua sùng ái. Nhà vua lâm bệnh nặng , cô vào múa hát vĩnh biệt nhà vua. Khi hát xong Mạnh Tài Nhân chết đứng. Khám tử thi thấy ruột đứt ra từng đoạn.Nhà vua băng hà, quan tài không khiêng đi được.Người ta khâm liệm 2 người và đặt 2 quan tài bên cạnh nhau thì lúc đó quan tài nhà vua mới khiêng đi được. câu chuyện nhấn mạnh tình cảm vợ chồng và nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến cảnh chồng đau đớn.

Đó là tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột từ xa xưa, được người đời truyền tụng. Nguyễn Du đã dựa vào 2 câu chuyện trên để đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ngày nay chúng ta gọi là Truyện Kiều- cách gọi tên truyện theo  nhân vật chính là Thúy Kiều

Như vậy các bạn đã hiểu nguồn gốc cái tên Đoạn trường tân thanh rồi chứ? Đó chính là tiếng kêu đứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến  nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 
wary reus
Xem chi tiết
Đỗ Minh Nguyệt
12 tháng 8 2016 lúc 5:58

1. Đoạn trường tân thanh nghĩa là gì?

Đoạn : đứt

Trường : ruột

Tân: mới

Thanh: âm thanh, tiếng kêu

->> tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột

Đó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề. Vậy vì sao lại gọi là tiếng kêu mới? tiếng kêu cũ là gì?

Tên gọi Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc..

+++Tóm lại đoạn trường tân thanh chính là tiếng kêu dứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa.

2.Còn việc vì sao tên gốc là đoạn trường tân thanh nhưng chúng ta lại gọi là Truyện Kiều có lẽ bởi vì trong số người đọc chúng ta ít ai có thể hiểu được số phận đau khổ của người phụ nữa xưa,chúng ta gọi là truyện Kiều bởi nhân vật Kiều là một người phụ nữ tượng trưng và tiêu biểu cho những người phụ nữ ấy.

Nico_Robin0602
Xem chi tiết
nthv_.
8 tháng 10 2021 lúc 16:02

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Gia	Khang
16 tháng 5 2021 lúc 20:54

​Nhan đề tác phẩm thường thể hiện đề tài, nội dung, hoặc tư tưởng chủ đề của tác phẩm.  Với nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm.  Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, êm đềm, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ xưa mà người ta đến để nghỉ ngơi. Ở đó có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn: có những con bò đeo chuông ở cổ, có những rừng thông đẹp lung linh, kì ảo dưới ánh nắng mặt trời.Đằng sau vẻ đẹp lặng lẽ nên thơ của Sa Pa, đã và đang có những con người thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước.  Đó là anh cán bộ làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu một mình trên đỉnh Yên Sơn ở độ cao 2600 mét, đang thầm lặng làm việc để góp phần dự báo thời tiết. Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ chuyên nghiên cứu bản đồ sét,.. Tất cả đang âm thầm lặng lẽ làm việc để cống hiến, xây dựng đất nước.Như vậy, nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây.  Việc đặt nhan đề như vậy, phải chăng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của con người.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Mỹ	Linh
17 tháng 5 2021 lúc 11:32

           ​Nhan đề tác phẩm thường thể hiện đề tài, nội dung, hoặc tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Với nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, êm đềm, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ xưa mà người ta đến để nghỉ ngơi. Ở đó có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn: có những con bò đeo chuông ở cổ, có những rừng thông đẹp lung linh, kì ảo dưới ánh nắng mặt trời. Đằng sau vẻ đẹp lặng lẽ nên thơ của Sa Pa, đã và đang có những con người thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Đó là anh cán bộ làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu một mình trên đỉnh Yên Sơn ở độ cao 2600 mét, đang thầm lặng làm việc để góp phần dự báo thời tiết.  Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ chuyên nghiên cứu bản đồ sét,...  Tất cả đang âm thầm lặng lẽ làm việc để cống hiến, xây dựng đất nước. Như vậy, nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây.  Việc đặt nhan đề như vậy, phải chăng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của con người.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Tú	Quyên
18 tháng 5 2021 lúc 20:41

Sở dĩ Nguyễn Thành Long lấy nhan đề là Lặng lẽ Sa Pa: Các nhân vật không có tên riêng, gọi tên theo nghề nghiệp, dụng ý tác giả muốn nói đến nhiều người với nhiều ngành nghề khác nhau ở Sapa ra sức lao động cống hiến sức mình xây dựng quê hương đất nước. Tác giả còn muốn nói đến thái độ cống hiến vô tư của con người trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn. Họ không hề đòi hỏi quyền lợi cho bản thân mà tất cả vì ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Thaotitans Thaotitans
28 tháng 11 2016 lúc 14:00

truyền kỳ mạn lục :ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ

doan truong tan thanh:tiếng kều đứt ruội

vu tuy but mk ko bít

Đặng Thị Huyền Trang
6 tháng 11 2017 lúc 20:48

Vũ trung tùy bút, hiểu theo nghĩa tùy theo ngọn bút viết trong khi mưa, được viết khoảng thời Lê mạt Nguyễn sơ, ghi lại nhiều sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn.

Tuy Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là tùy bút, nhưng nó không phải được viết theo lối tùy bút bây giờ, mà với nghĩa nôm na là "muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu và mạch lạc". Và trong 90 (tính luôn bài Tự thuật) truyện dài ngắn, không được tác giả sắp xếp theo thể loại; theo Dương Quảng Hàm có thể phân ra làm bảy loại sau:

Tiểu truyện các bậc danh nhân: Phạm Ngũ Lão, Lý Đạo Tái, Truyện vua Lê Lợi, Đoàn Thượng,... Ghi chép các cuộc du lãm, những nơi thắng cảnh: Cảnh chùa Sơn Tây, Đền Đế Thích,... Ghi chép các việc xảy ra ở cuối đời Lê: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Cuộc bình văn trong nhà Giám,... Khảo cứu về duyên cách, địa lý: Thay đổi địa danh, Xứ Hải Dương, Xứ Đường An, Tên làng Châu Khê,... Khảo về phong tục: Hoa thảo, Cách uống chè, Nón đội, Mẹo lừa, Trộm cắp, Thần trẻ con, Tệ tục, Thần hổ,... Khảo về học thuật: Học thuật, Lối chữ viết, Bàn về âm nhạc, Các thể văn,... Khảo về lễ nghi: Lễ tế giao, Lễ nhà miếu, Lễ sách phong,... Khảo cứu về điển lệ: Khoa cử, Phép thi, Quan chức,..

Trong Lời Bạt viết năm 1989, Nguyễn Lộc chỉ phân ra làm bốn loại, đó là:

Ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc bấy giờ, từ việc trong phủ chúa Bàn về các thứ: lễ, tệ tục, thi cử, phong tục, âm nhạc, chữ viết. viết về các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử. Một số sự việc linh tinh khác

Trong Từ điển Văn học (bộ mới) xuất bản năm 2004, Nguyễn Phương Chi, cũng phân ra bốn loại, nhưng khác hơn trên, đó là:

Một, phần lớn sách dành cho các bài nghiên cứu phong tục và các biến thiên của nó qua các thời đại. Ở phần này, tác giả phê phán việc thờ cúng nhảm nhí, cũng như nhiều hủ tục cưới xin, ma chay, đình đám khác. Hai, một số mẩu ký sự hồi ức, cố sự, trực tiếp phản ánh sinh hoạt xã hội nhiều rối ren, biến động ở xã hội Đàng Ngoài thời Lê mạt. Ba, một số truyện miêu tả và thưởng ngoạn thiên nhiên với con mắt nhà nghệ sĩ. Và qua đó, tác giả gửi gắm những tình cảm sâu nặng đối với quê hương. Bốn, một số bài dành để phân tích một số hiện tượng, đặc điểm cùng sự phát triển của các thể tài văn học Việt Nam.
Ngọc Nguyễn Minh
6 tháng 11 2017 lúc 22:14

- Truyền kì mạn lục: Ghi chép những điều kì lạ được lưu truyền trong dân gian.

- Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép sự thống nhất của vương triều nhà Lê

- Vũ trung tùy bút: Tùy bút viết trong những ngày mưa (ngày nhàn)

- Đoạn trường tân thanh: Tiếng kêu mới đứt ruột.

Amyvn
Xem chi tiết
Cặn Văn Yên
31 tháng 10 2021 lúc 18:00

Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức. Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.

Trần Ngoc an
Xem chi tiết
Buddy
18 tháng 4 2021 lúc 22:37

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.

LA.Lousia
18 tháng 4 2021 lúc 23:15

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.

Phan tấn phát
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 2 2018 lúc 14:10

HS viết được đoạn văn chỉ ra được ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ:

   - Biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời mỗi con người

   - Sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng

   - Nguyện ước muốn làm một mùa xuân cống hiến những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước một cách khiêm nhường và lặng lẽ.

Đoạn văn có sử dụng phép liên kết lặp, nối.