Trình bày nét nổi bật của Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Trình bày nét nổi bật của Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là nước thuộc địa của đế quốc Âu - Mĩ. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam Á và thiết lập trật tự phát xít. Từ cuộc chiến tranh chống thực dân Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam á chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật, giải phóng đất nước. Ngày sau khi Nhật đầu hàng lực lượng Đồng minh, một số quốc gia đã tuyên bố độc lập:
+ Ngày 17 - 8 - 1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.
+ Ngày 19 - 8 - 1945, Cách mạng tháng Tám của Việt Nam thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ( 2 - 9 - 1945 ).
+ Tháng 8 - 1945, nhân dân các nước bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12 - 10 - 1945, nước Lào tuyên bố độc lập.
- Nhân dân các nước Miến Điện ( nay là Mi-an-ma ), Mã Lai ( nay là Ma-lai-xia-a ) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh chống quân phiệt Nhật giải phóng nhiều vùng rộng lớn của đất nước.
Nhưng ngay sau đó, các nước thực dân Âu - Mĩ ( Pháp, Hà Lan, Anh,... ) quay trở lại xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống xâm lược. Trải qua cuộc kháng chiến kiên cường và gian khổ, vào giữa những năm 50, nhân dân In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã lần lượt đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước. Cũng vào thời gian đó, các nước đế quốc Âu - Mĩ công nhận độc lập của Phi-líp-pin, Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po:
+ Tháng 10 - 1944, Mĩ trở lại Phi-líp-pin tuyên bố trao trả độc lập cho nước này ( 4 - 7 - 1946 ). Tuy vậy, Mĩ vẫn xây dựng nhiều căn cứ quân sự ở Phi-líp-pin. Đến năm 1992, Mĩ mới rút khỏi các căn cứ quân sự cuối cùng ở nước này là Clác và Su-bíc.
+ Phong trào chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ ở Miến Điện. Tháng 10 - 1947, Anh buộc phải kí Hiệp ước Anh - Miến công nhận Miến Điện là nước độc lập và tự chủ. Tháng 1 - 1948, Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập. Từ tháng 6 - 1989 đổi lại là Liên bang Mi-an-ma.
+ Tháng 9 - 1945, thực dân Anh tái chiếm Mã Lai. Trước sức ép của phong trào đấu tranh quần chúng, chính phủ Anh phải đồng ý để cho Mã Lai độc lập. Ngày 31 - 8 - 1957, Mã Lai tuyên bố độc lập. Năm 1963, Liên bang Ma-lai-xi-a ra đời bao gồm miền Đông ( Xa-ba, Xa-ra-oắc ) và miền Tây ( Mã Lai, Xin-ga-po ).
+ Xin-ga-po được Anh trao trả quyền tự trị ( 1959 ), sau đó tham gia Liên bang Ma-lai-xi-a, nhưng đến năm 1965 lại tách ra thành nước cộng hòa độc lập.
- Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi ( 1954 ):
+ Nhân dân Việt Nam và Lào, tiếp đó là Cam-pu-chia phải trải qua một cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
+ Bru-nây, tới tháng 1 - 1984 tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.
+ Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 8 - 1999 tác khỏi In-đô-nê-xi-a, ngày 20 - 5 - 2002, Đông Ti-mo trở thành một quốc gia độc lập.
- Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và hạn chế thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp và một số nước đã thành lập khối quân sự mang tên Tổ chức hiệp ước Đông Nam á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO). Nhưng sau thắng lợi của cách mạng ba nước Đông Dương vào giữa năm 1975, khối SEATO phải giải thể 6 - 1976).
Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ sớm nhất ở khu vực nào? Trình bày diễn biến chính giai đoạn từ những năm 45 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ sớm nhất ở khu vực nào? Trình bày diễn biến chính giai đoạn từ những năm 45 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
tham khảo
Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là ở Xiri - Libăng và Marốc đã bùng nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt.
1/ nêu nội dung và ý nghĩa của cuộc đấu tranh tư tưởng trước cách mạng Pháp
2/ quá trình xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới diễn ra như thế nào?
3/ nguyên nhân, diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
4/ nêu những sự kiện chính trong chiến tranh thế giới thứ 2
: Đặc điểm nổi bật tình hình các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 1 là
A. thiết lập nhà nước Cộng hòa tư sản.
B. mất hết thuộc địa và thị trường trên thế giới.
C. nhanh chóng ổn định chính trị, phát triển kinh tế.
D. bị khủng hoảng dẫn đến suy sụp về kinh tế.
Đặc điểm nổi bật tình hình các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 1 là
A. thiết lập nhà nước Cộng hòa tư sản.
B. mất hết thuộc địa và thị trường trên thế giới.
C. nhanh chóng ổn định chính trị, phát triển kinh tế.
D. bị khủng hoảng dẫn đến suy sụp về kinh tế.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, nhiệm vụ của Đông Dương là
A. cung cấp lính cho Pháp để tham gia Chiến tranh
B. cung cấp máu để cứu chữa thương binh .
C. cung cấp tối đa nhân lực, vật lực và tài lực cho chính quốc
D. cung cấp lương thực cho chiến tranh
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, nhiệm vụ của Đông Dương là
A. cung cấp lính cho Pháp để tham gia Chiến tranh.
B. cung cấp máu để cứu chữa thương binh .
C. cung cấp tối đa nhân lực, vật lực và tài lực cho chính quốc.
D. cung cấp lương thực cho chiến tranh.