Những câu hỏi liên quan
Hồ Anh Thư
Xem chi tiết
Thiên An
20 tháng 5 2016 lúc 15:08

1771

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh
25 tháng 5 2016 lúc 21:13

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo ( An Khê - Gia  Lai )

Bình luận (0)
cong
Xem chi tiết
lê khánh linh
Xem chi tiết
Tâm Trần Huy
16 tháng 3 2017 lúc 14:05

trong ba anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ thì Nguyễn Huệ lại lên ngôi là vì ông có công dẹp loạn tình hình rối loạn ở Bắc Hà , ông còn có công đánh bại cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh

Bình luận (3)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 9 2017 lúc 13:17

Đáp án C

Bình luận (0)
Nguyễn đức mạnh
Xem chi tiết
Trần Quảng Hà
30 tháng 3 2017 lúc 9:43

C1: B (năm 1771)

C3: C (Nghệ An)

C4: C (Kiên Mĩ, Tây Sơn- Bình Định)

C5: D (Nguyễn Ánh)

C6: C (Nguyễn Nhạc)

C7: B (1788)

C8: C (Hà Hồi- Ngọc Hồi- Đống Đa)

Bình luận (0)
Hanh Ngoc
29 tháng 4 2018 lúc 16:09

C1 : B

C3:C

C4: C

C5:D

C6: C

C7:A

C8: C

Bình luận (0)
Uyên Sky
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Nhật Minh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Trang
7 tháng 3 2018 lúc 20:22

Nguyễn Nhạc hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị vua sáng lập ra nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788, xưng là Thái Đức Hoàng Đế. Từ năm 1789 - 1793, ông từ bỏ đế hiệu để trao lại quyền lãnh đạo cho em trai là hoàng đế Quang Trung, còn ông thay đổi tước hiệu của mình xuống thành Tây Sơn vương.

Nguyễn Văn Nhạc và hai người em trai của ông, được biết với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê.

Song ông không có ý muốn thống nhất đất nước khi đã tiêu diệt chúa Trịnh ở phía bắc mà lên ngôi hoàng đế khi đất nước chưa thống nhất. Về sau, ông đã bị lu mờ trước người đã tiếp tục lãnh đạo phong trào Tây Sơn trong công cuộc thống nhất đất nước là em trai ông, Nguyễn Huệ. Nhận thấy tài năng của em trai vượt hơn mình, để tránh nội bộ nhà Tây Sơn bị chia rẽ, ông giao lại quyền lãnh đạo cho em trai là Nguyễn Huệ, còn ông chỉ xưng là Tây Sơn vương, lui về ở tại thành Quy Nhơn. Năm 1793, ông uất ức rồi đột tử mà chết.
Nguyễn Lữ hay còn gọi là Nguyễn Văn Lữ là em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn, một trong những triều đại hiển hách nhất về võ công của Việt Nam

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Nguyễn Huệ không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm ông đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào, là một vị tướng cầm quân bất bại. Đồng thời. khi ở cương vị hoàng đế, ông cũng tỏ rõ tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.[1](xem những cải cách của vua Quang Trung)

Bình luận (0)
Thời Sênh
24 tháng 3 2018 lúc 8:50

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Nguyễn Huệ không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Nhạc ( 1743 - 1793) hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị vua sáng lập ra nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788, xưng làThái Đức Hoàng Đế. Từ năm 1789 - 1793, ông từ bỏ đế hiệu để trao lại quyền lãnh đạo cho em trai là hoàng đếQuang Trung, còn ông thay đổi tước hiệu của mình xuống thành Tây Sơn vương.

Nguyễn Lữ ( 1754-1787) hay còn gọi làNguyễn Văn Lữ là em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn, một trong những triều đại hiển hách nhất về võ công của Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Bảo Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Bảo Anh
26 tháng 4 2021 lúc 20:20

Các bạn nhanh giúp mình tại mình đang cần gấp, tks!

Bình luận (0)
Hachiko
26 tháng 4 2021 lúc 20:25

1 – Nguồn gốc chung của anh em Tây Sơn

Năm 1655, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc Trịnh – Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn đã chủ dộng cho quân vượt biên giới sông Gianh, tấn công vào lãnh địa của chúa Trịnh. Quân Nguyễn đã chiếm được một vùng đất rộng lớn, gồm từ Nghệ An trở vào Nam, nhưng sau gần 5 năm, xét thấy không thể giữ được, chúa Nguyễn lại cho rút quân về. Cùng với cuộc rút lui này, chúa Nguyễn đã cưỡng ép rất nhiều dân cư Đàng Ngoài di cư vào Đàng Trong.

Tổ tiên của anh em Tây Sơn vốn người họ Hồ ở Hưng Nguyên (Nghệ An) là một trong những nạn nhân của cuộc cưỡng ép di cư. Nay ở xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vẫn còn một khu đất bằng phẳng, tương truyền đó chính là khu mộ tổ của anh em Tây Sơn.

Vào Nam, tổ tiên của anh em Tây Sơn bị đưa về khu vực phía trên đèo An Khê. Sau một thời gian khai hoang, họ đã góp phần tạo ra ấp Tây Sơn, gồm có ấp Nhất, và ấp Nhì (hai đều thuộc huyện An Khê).

Vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, một người của họ Hồ là Hồ Phi Phúc đã di cư về quê vợ của ông là thôn Phú Lạc, ấp Kiên Thành (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Khu Gò Lăng ở xã này, tương truyền, chính là nền nhà cũ của Hồ Phi Phúc. Sau một thời gian cư ngụ tại quê vợ, Hồ Phi Phúc lại chuyển đến ở thôn Kiên Mĩ (một địa điểm cách thôn Phú Lạc không xa).

Từ lúc phải rời đất tổ là Nghệ An để vào Nam cho đến khi ba anh em Tây Sơn chào đời, họ Hồ đã trải bốn thế hệ khác nhau. Họ đã sống ở bốn địa điểm khác nhau là Hưng Nguyên, Tây Sơn, Phú Lạc và Kiên Mĩ. Đến đời thứ tư, không rõ vì sao anh em Tây Sơn lại lấy theo họ mẹ là họ Nguyễn.

Anh em Tây Sơn có nguồn gốc nông dân, nhưng là nông dân khá giả và có được học hành cả văn chương lẫn võ nghệ.

2 – Thế thứ chính quyền Nguyễn Nhạc Pháp – Nguyễn Nhạc (? – 1793)

- Nguyễn Nhạc là tên thật. Ngoài ra, ông còn có hai tên gọi khác, là ông Hai Trầu. (vì có một thời ông làm nghề buôn trầu) và ông Biện Nhạc (vì có một thời ông làm biện lại là chức dịch của một sở tuần ti, tương tự như nhân viên thu thuế).
- Con trưởng của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
- Nguyễn Nhạc sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông lớn hơn em là Nguyễn Huệ khoảng mười tuổi. Có người phỏng đoán ông sinh năm 1743.
- Năm 1771, ông là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Năm 1773, ông xưng là Tây Sơn Đệ Nhất trại chủ.
- Tháng 3 năm 1776, xưng là Tây Sơn Vương, đóng đô ở thành Đồ Bàn (ngày nay thuộc tỉnh Binh Đinh).
- Năm 1778, lên ngôi hoàng đế, dặt niên hiệu là Thái Đức, từ đó, đổi gọi thành Đồ Bàn là thành Hoàng Đế.
- Năm 1786, xưng là Trung ương hoàng đế và dời đô về Quy Nhơn.
- Mất năm 1793 vì bệnh.

b – Nguyễn Bảo
- Con của Nguyễn Nhạc, sinh và mất năm nào không rõ.
- Nối ngôi cha năm 1793.
- Sau, Quang Toản (con của Quang Trung) đánh chiếm hết đất, chỉ phong cho Nguyễn Bảo là Hiếu Công, cho thu thuế huyện Phù Li làm lương ăn.

3 – Thế thứ chính quyền Nguyễn Huệ
a – Nguyễn Huệ (1753 – 1792)

- Con thứ ba của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Nguyễn Huệ còn có tên gọi khác là Nguyễn Văn Thơm và Nguyễn Văn Bình. Đương thời, dân địa phương thường gọi là ông Ba Thơm.
- Sinh năm 1753.
- Năm 1771, tham gia khởi xướng và là một trong những lãnh tụ của phong trào Tây Sơn.
- Tháng 3 năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, ông được phong làm Phụ chính.
- Năm 1778, được phong làm Long nhương tướng quân.
- Cuối năm 1784, đầu năm 1785, ông là tổng chỉ huy quân đội Tây Sơn, đánh trận quyết định với quân Xiêm La xâm lược do Nguyễn Ánh rước về và đã thắng vang dội ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
- Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương hoàng đế, ông được phong làm Bắc bình vương, cai quản vùng đất từ Bến Ván (Quảng Nam) ra bắc.
- Ngày 25-11 năm Mậu Thân (1788) tức ngày 22-12-1788, khi Lê Chiêu Thống rước quân xâm lược Mãn Thanh về giày xéo đất nước, để quy tụ lực lượng vào sự nghiệp chống xâm lăng, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung.
- Xuân Kỉ Dậu (1789), đại phá quân Mãn Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa lịch sử.
- Từ năm 1787, khi cai quản luôn toàn bộ đất đai Bắc Hà, Nguyễn Huệ đã có ý định xây dựng kinh đô ở Nghệ An, gọi đó là Phượng Hoàng Trung Đô.
- Mất ngày 16 tháng 9 năm 1792, thọ 39 tuổi.
- Con thứ của Quang Trung, mẹ người họ Phạm (mất trước Quang Trung, khi sống được Quang Trung phong là Chánh cung hoàng hậu, khi mất được Quang Trung truy tặng là Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ, Chánh hoàng hậu).
- Sinh năm Quý Mão (1783), lúc nhỏ có tên là Trác, do vậy cũng có tên khác lúc nhỏ là ông hoàng Trác.
- Nối ngôi từ tháng 9 năm 1792, ở ngôi 10 năm, sau bị Gia Long bắt và giết vào ngày 7 tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802).

4 – Chính quyền Nguyễn Lữ (? – 1787)
- Nguyền Lữ là con thứ tư của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng, không rõ sinh năm nào. Trước khi tham gia phát động và lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn, ông còn có tên gọi khác là thầy Tư Lữ.
- Tháng 3 năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, ông được phong làm Thiếu phó.
- Năm 1778. ông được phong làm Tiết chế.
- Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương hoàng đế, ông được phong làm Đông định vương, cai quản vùng đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay) .
- Năm 1787, ông mất vì bệnh ở Quy Nhơn.
Chúc hok tốt

Bình luận (2)

Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở Nghệ An

Bình luận (2)
Ngô Thị Thanh Thúy
Xem chi tiết

tổ tiên 3 anh em  Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong để khai khẩn đất hoang. (mk ko bít là nó đúng hay sai đâu đấy )

 

Bình luận (0)
Cuong Nguyen
25 tháng 3 2021 lúc 20:02

Tổ tiên 3 anh em  Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong để khai khẩn đất hoang.

Bình luận (0)