Những câu hỏi liên quan
Kim Han Bin
Xem chi tiết
IS
21 tháng 2 2020 lúc 11:51

Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm.Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ tạo nên cốt cách và vẻ đẹp trang văn Nguyễn Quang Sáng.Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại. Các tập truyện ngắn: “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”, “Người con đi xa” … Tiểu thuyết có: “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu”. Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim, lưu giữ trong lòng người “một thời để nhớ, một thời để yêu”.Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” vào tháng 9 năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong những tháng ngày sôi sục đánh Mĩ.Truyện kể về ông Sáu, một cán bộ “nằm vùng tại miền Đông'“ da diết thương nhớ vợ con, dùng ngà voi làm thành chiếc lược ngà xinh xắn, trước lúc từ thương đã nhờ bạn chiến đấu trao lại chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng, yêu thương. Qua đó, tác giả thê hiện tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.

học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nhật Khoa Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 3 2021 lúc 16:04

Tham khảo:

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện xoay quanh ba nhân vật là Phương Định, chị Thao, Nho - ba cô gái thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mắt đường trên cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.  Đối với họ, công việc tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui tuổi trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình thân yêu. Cốt truyện của Lê Minh Khuê thật đơn giản, nhưng với khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Chắc chắn, các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Khởi ngữ+ TPBL: in đậm

Bình luận (1)
HOANG TIN DAT
Xem chi tiết
anime khắc nguyệt
30 tháng 3 2022 lúc 5:56

Tham khảo:

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện xoay quanh ba nhân vật là Phương Định, chị Thao, Nho - ba cô gái thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mắt đường trên cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.  Đối với họ, công việc tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui tuổi trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình thân yêu. Cốt truyện của Lê Minh Khuê thật đơn giản, nhưng với khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Chắc chắn, các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Khởi ngữ+ TPBL: in đậm

Bình luận (1)
kodo sinichi
30 tháng 3 2022 lúc 5:58

Tham khảo:

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện xoay quanh ba nhân vật là Phương Định, chị Thao, Nho - ba cô gái thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mắt đường trên cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.  Đối với họ, công việc tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui tuổi trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình thân yêu. Cốt truyện của Lê Minh Khuê thật đơn giản, nhưng với khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Chắc chắn, các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Bình luận (0)
Chu Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Minhmlem
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 2 2023 lúc 9:25

  Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc.  gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm. Trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi ông Sáu là "ba". Đối với con bé ông Sáu là một người xa lạ không phải là người cha trong kí ức của nó. Thậm chí, nó hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống. Khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nhưng đến khi biết được sự thật từ bà ngoại, Thu đã hiểu ra và thương ba của mình nhiều hơn. Ngay trong giờ phút chia tay con bé đã cất tiếng goi "cha". Con bé ôm, hôn vết sẹo từng khiến mình không nhận ra cha, níu giữ không cho cha rời đi khiến ai nấy chứng kiến đều rơi lệ. Tình cảm của bé Thu dành cho cha mình được cô bé thể hiện qua hành động xấc xược rồi sự ân hận của mình về hành động đó và đến khi chia tay người cha của mình thì tình cảm này được thể hiện mãnh liệt nhất. Cô bé ương nghạch ngày nào giờ đây đã hiểu chuyện, yêu thương và tự hào về cha hơn bao giờ hết. Sau này, Thu đã trở thành cô liên lạc dùng cảm được truyền sức mạnh về tình yêu cha và đất nước. 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 12 2017 lúc 10:50

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
Nhật Khoa Nguyễn
Xem chi tiết
Võ Quang Huy
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
16 tháng 12 2019 lúc 15:02

Câu truyện cảm động về tình cha con đã phản ảnh sâu sắc tình cảm con người trong hoàn cảnh chiến tranh đã thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm .
Tình huống bé Thu không nhận ba là bất ngờ đầu tiên .Hai cha con không gặp nhau chưa đầy một tuổi cho đến khi kháng chiến kết thúc ,anh trở về đứa con gái tám tuổi không hề nhận ba ,không hề chịu gọi lấy một tiếng ba .Giây phút anh chờ đợi tiếng gọi ba là lúc cha con xa nhau .Anh hứa sẽ về mang tặng con chiếc lược bằng ngà và đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh .Tình cha con sâu nặng bộc lộ trong những tình huống éo le ,ngặt nghèo của bom đạn chiến tranh .Chiếc lược ngà đã có giá trị tố cáo tội ác của chiến tranh đối với cuộc sống của con người .Vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt anh sáu ,khiến con bé không nhận ra ba là do chiến tranh .Và thật đau xót cha chưa kịp trao kỉ vật cho người con yêu dấu như lời hứ thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng anh .
Qua việc tác giả tả người con gái tám tuổi bướng bỉnh gan góc ,thể hiện bút pháp tâm lý nhân vật đặc sắc .Với trẻ thơ nó thấy bứ ảnh chụp cùng gia đình lúc nhỏ ba không có vết sẹo mà bây giờ có vết sẹo mà bảo gọi bằbg ba ,nó nhất quyết không chịu nhận ba ,chi tiết gọi " trổng " và chi tiết chắt nước cơm đã khắc họa nổi bậc sự đáo để hồn nhiên của bé Thu ,đặc biệt là chi tiết khi anh sáu gắp cho nó cái trứng cá nó hất đi ,bị ba đánh nó không khóc ,không phá mâm cơm ,không chạy đi mà ngồi im đầu cúi gằm xuống,rồi nó nghĩ gì lại gắp trứng cá lên bỏ vào chén và đứng dậy lên không ngồi nữa .Từ đó ta thấy nó sau này thực sự gan góc ,bướng bỉnh qua cô gái giao liên Thu .Sau đó ta thấy cha nó lên đường nó lại đổi khác ,con bé như bị bỏ rơi ,vẻ mặt của nó có cái gì khác khác ,không bướng mà nét mặt như buồn rầu nhưng với trẻ thơ ta thấy cái buồn rất dễ thương ,đôi mi uốn cong và không hề chớp ,đôi mắt nó to hơn ,cái nhìn của nó không ngơ ngác ;không lạ lùng ,nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa .Rồi thì ta thấy sau đó nó gọi tiếng Ba kéo dài ,tiếng kêu của nó rất xót xa ,nó cố đè nén bao nhiêu năm nay ,thèm được gọi ,vừa chạy xô tới như một con sóc ,nó ôm chạt cổ ba nó .Khi tiếng gọi cha đó ta thấy nó rất thiêng liêng ,quý giá bởi đón chờ đó là cả tấm lòng cao đẹp ,thương yêu co vô hạn của người cha .
Rồi thì ,câu chuyện cảm động đã xảy ra ,khi anh chưa kịp thực hiện được ý nguyện cuối cùng của anh sáu trước lúc hi sinh .Người cha ấy vui mừng hớn hở nhủ trẻ bắt được quà khi tìm được khúc ngà để làm lược tặng con gái như lời hứa lúc ra đi .Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc ,gò lưng ,tẩn mẩn khắc từng nét " Yêu nhớ tặng Thu con của ba " ,nơi rừng sâu nỗi nhớ ấy dồn cả vào công việc ấy ,nâng niu ngắm nghía nó ,chưa chải được cho con nhưng như đã gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh .Nó là biểu tượng của tình yêu thương con ,săn sóc của người cha dành cho con gái ,không ai hiểu nhau bằng tình đồng đội và rồi người trao lược không phải là cha mà coi như là cha thật vậy
Chiếc lược ngà đã đạt giá trị sâu sắc cả về nội dung và hình thức ,se còn gây được xúc động cho cả mọi chúng ta và trong tương lai .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 8 2017 lúc 13:56

A. Mở bài.

Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi hạnh phúc của biết bao nhiêu trẻ thơ : niềm vui đến trường, niềm vui sống trong vòng tay êm ấm của cha mẹ, gia đình…. Nhân vật Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng là một cô bé đáng thương để lại trong ta nhiều cảm xúc.

B. Thân bài.

1. Hoàn cảnh của Thu :

- Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều được cha mẹ dậy dỗ, nâng niu và hết mực yêu thương. Vậy mà suốt tám năm trời Thu không được một lần gặp cha, không được thấy cái nhìn âu yếm, trìu mến của cha, một phút vuốt ve đằm thắm tình cha con.Em chỉ biết mặt cha qua tấm hình ba chụp với má, chưa bao giờ em được cất tiếng gọi “cha”. Ôi ! Chiến tranh tàn khốc đã khiến gia đình Thu li tán, khiến Thu không được đón nhận tình cảm của cha đến nỗi khi gặp cha, em không nhận ra cha.

- Càng thương Thu, càng thấy Thu thiệt thòi bao nhiêu thì ta càng căm ghét chiến tranh bấy nhiêu. Tạo hoá đã ban tặng cho con người hai thứ tình cảm rất thiêng liêng : tình mẫu tử và tình phụ tử. Vậy mà chiến tranh đã cướp đi tình cha con của Thu. Thật khổ cho bé Thu quá !

2. Diễn biến, thái độ, tình cảm của Thu trong thời gian ông Sáu về phép thăm nhà.

- Thu thương cha như thế. Ta tưởng chừng như khi được gặp cha, nó sẽ bồi hồi, sung sướng và sà vào vòng tay của ba nó nũng nịu với tình cảm mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nhưng không Thu đã làm cho người đọc phải bất ngờ qua hành động quyết liệt không chịu nhận ông Sáu là ba. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng... khi ông Sáu đến gần, lặp đi lặp lại: ba đây con ! Nó lạ quá, mặt bỗng tái đi, chớp chớp mắt nhìn người đàn ông thứ hai (vẫn im lặng) như muốn hỏi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má !

- Đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Trong hai ngày đêm tiếp theo, mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của anh Sáu, bé Thu một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh bất cần....Ông càng chiều thương, nó càng lảng tránh. Ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng cố tình cự nự. ( D/C : lúc cơm sôi, một mình nó bé, không thể tự nhấc nồi để chắt nước, nó sẽ phải cầu cứu người lớn giúp đỡ, người đọc cứ ngỡ rằng nó sẽ phải chịu thua, không thể chiến tranh lạnh được nữa – nó buộc phải gọi ba ... Nhưng không. Nó vẫn không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó từng mong mỏi. Nói vãn hành động theo sự bướng bỉnh, bất cần – tự mình làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức. Nghĩa là nó không chịu nhượng bộ... )

   + Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì nó bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuống kêu rổn rảng thật to.

- Nhưng việc Thu không nhận ông Sáu là cha có nguyên nhân của nó. Bởi vì ông Sáu có vết thẹo dài trên má. Với suy nghĩ của một đứa trẻ hồn nhiên và đáng yêu, em luôn mường tượng ra người cha của nó đẹp như trong ảnh chụp chung với má. Trong sâu thẳm tâm hồn Thu, em rất yêu cha vì vậy nên nó không muốn người nào khác thế chỗ của ba mình. Nó muốn giữ mãi hình ảnh người cha đẹp đẽ của nó. Hiểu như vậy, ta thấy sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách mà còn có phần đáng yêu. Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Chính cái thái độ quyết liệt ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha – người trong tấm hình chụp chung với má em.một tình yêu chân thực, sâu sắc và mãnh liệt .

3. Trong buổi sáng cuối cùng, trước giờ phút ông Sáu phải đi xa thì thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột, thay đổi hoàn toàn.

- Nó đã dành cho ba một tình cảm thật mãnh liệt. Nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. Giờ đây người cha sắp phải đi xa, xa mẹ, xa con và tiếp tục cuộc đời người lính gian khổ, Lần đầu tiên, Thu cất tiếng gọi “Ba” và tiếng kêu như tiếng “xé”, không còn là tiếng kêu biểu lộ sợ hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt. Rồi nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nó hôn lên ba nó cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài trên má như để nhận lỗi. Hai tay nó siết chặt lấy cổ , chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Thu không muốn rời xa cha. Có lẽ Thu đã ân hận, xót xa vì lỗi lầm của mình. Thì ra trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc: “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Giờ đây cô mới vỡ lẽ ra người cha của cô thật đẹp và thật anh hùng. Cô bé không chỉ yêu cha, thương cha mà còn tự hào về cha. Thu siết chặt cổ ba như sự đền bù cho nỗi niềm hụt hẫng đã qua. Xót thương thay cho Thu bởi cô đâu hiểu rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên này cũng là lần cuối cùng. Ba cô đã hi sinh trong một trận càn. Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

4. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Xây dựng tính cách nhân vật qua tâm lí và hành động.

- Qua biểu hiện tâm lí và thái độ, tình cảm, hành động của bé Thu, ta thấy đó là cô bé có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.

- Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

⇒ Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc.

C. Kết luận

- Đọc “Chiếc lược ngà”, ta thấy tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách, trắc trở nhưng rất thiêng liêng, mãnh liệt và cao quý.

- Người đọc thực sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở suy ngẫm.

Bình luận (0)